Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Nền tảng chính trị / Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Nền tảng chính trị

Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái

Có vẻ có một sự đồng thuận át hẳn giữa các học giả và các chính trị gia rằng dân chủ như một sự thực hành đang trong suy thoái. Một sự tìm kiếm qua Google ngày 18 tháng Tám 2014 cho cụm từ decline of democracy (sự suy thoái dân chủ) đã mang lại hơn 55,5 triệu kết quả;  Google Scholar, mà chỉ tìm kiếm tài liệu học thuật, vẫn đã tạo ra một số lớn 434.000. Đồng thời, tuy vậy, được chấp nhận một cách rộng rãi rằng sự mong muốn dân chủ như một lý tưởng–tức là, sự tự cai trị bởi các công dân có các quyền ngang nhau và có ảnh hưởng ngang nhau về việc chọn các lãnh đạo và quản lý công việc công–đã chưa bao giờ lớn hơn hay được phân bổ rộng hơn. Lỗ hổng này giữa cái được hứa hẹn và cái được cung cấp đã là một nét đặc biệt có mặt khắp nơi của các chế độ được thiết lập lâu mà tôi đã gọi là “các nền dân chủ hiện tồn thực tế,” và nó đã được tái tạo trong các nền dân chủ mới được thiết lập nữa. Nó là nguồn của hầu hết các cuộc đấu tranh lịch sử mà một cách tuần hoàn đã dẫn đến việc cải cách các định chế dân chủ.

Một sự mở rộng lỗ hổng này giữa thực tế và lý tưởng đặc trưng cho khủng hoảng hiện nay–vì thế áp lực gia tăng, không để tháo dỡ hay phá hủy dân chủ với cương vị như thế, mà đúng hơn để thay đổi cách nó được thực hành. Không ai có vẻ tin rằng hoặc các nền dân chủ hiện tồn thực sự hay các nền dân chủ mới hơn mà đã vượt qua ngưỡng nào đó của sự củng cố sẽ giật lùi trong tương lai có thể đoán trước về status quo ante (nguyên trạng trước) của chúng. Hơn nữa, đơn giản không có lựa chọn thay thế có vẻ hợp lý nào trong tầm nhìn, trừ vài mô hình (thí dụ, chế độ nhân tài Trung Quốc, chủ nghĩa sa hoàng Nga mới, chế độ quân chủ Arab, hay chế độ thần quyền Islamic) mà không chắc hấp dẫn xa ngoài biên giới của chúng. Nói cách khác (để giải thích dài một dòng trong tiểu thuyết The Leopard-Con Báo của Giuseppe Tomasi di Lampedusa), dân chủ sẽ sống sót rõ ràng, nhưng chỉ bằng sự thay đổi. Những thay đổi này sẽ là gì, tuy vậy, là chẳng rõ chút nào.

VÀI BẰNG CHỨNG GÂY LẠC LỐI VỀ SUY THOÁI

Bằng chứng cho khủng hoảng và suy thoái gần đây của dân chủ dựa trên những kết luận đáng ngờ từ các nguồn định lượng những dẫn chiếu chọn lọc từ các nghiên cứu định lượng. Freedom House đã phục vụ như nguồn “dứt khoát” cho cái trước, và báo cáo hàng năm của nó đã nêu các nét đặc biệt của các biến thể khác nhau của chuyện kể “dân chủ rút lui” từ 2008. Khẳng định này dựa trên một sự giảm các điểm số trung bình của chỉ số phức hợp của nó. Việc này là đặc biệt gây lầm lạc vì nhiều chế độ được gọi là Tự do không có dư địa nào cho sự cải thiện căn cứ vào các giới hạn trên của các biến số được dùng. Thí dụ, chẳng biện pháp cải cách nào được thảo luận dưới đây có thể tăng điểm số của dù một trong số chúng. Nhiều chế độ Không Tự do không có dư địa nào thêm cho sự suy thoái, và nhiều trong số này là “các nhà nước thất bại” bị khóa vào các cuộc nội chiến và chẳng hề có chế độ nào cả. Phần lớn những nền dân chủ Một phần Tự do hay lai mà đã cho thấy sự biến đổi–và vài trong số đó đã đi lên. Hơn nữa, những sự thay đổi nhỏ trong trung bình cho toàn bộ mẫu (mà là cái có khuynh hướng được dùng như chỉ số cho sự suy thoái) có thể được quy cho một số tương đối nhỏ của các trường hợp, từ Nga và các cộng hòa Âu Á trước kia của nó đến Bangladesh, Fiji, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, và Niger. Một nguồn định lượng thay thế, Chỉ số Dân chủ của Economist Intelligence Unit, báo cáo các kết quả tổng hợp tương tự, còn nguồn khác, Chỉ số Biến đổi Bertelsmannm, không cho thấy sự thay đổi tổng thể đáng kể nào từ 2006 đến 2010.

Các cuộc thăm dò dư luận ngẫu nhiên ở các nền dân chủ cả có uy tín lẫn mới theo lệ thường “phát hiện ra” rằng một phần tăng lên của công dân cảm thấy rằng lá phiếu của họ không có giá trị và bị các lãnh đạo của họ coi thường. Kịch tính nhất đã là sự giảm tin cậy vào các định chế dân chủ lõi–cụ thể là, các chính trị gia được bầu, các đảng chính trị, và các cơ quan lập pháp. Tuy vậy cũng các thăm dò này thường tiết lộ một sự giảm sút tin cậy vào các nhà chức trách không được bầu, bao gồm quân đội và cảnh sát, các nhà quản lý công, và thậm chí các nhà khoa học và các bác sĩ. Nói cách khác, chủ nghĩa hoài nghi đã trở nên đặc trưng cho công luận nói chung, cho dù nó chú tâm mạnh nhất vào quá trình chính trị. Lý thú là, các thăm dò này cũng bảo chúng ta rằng sự quan tâm chung đến chính trị đã tăng lên theo cùng với ý thức rằng chính trị thực sự có một tác động thật lên đời sống của nhân dân. Như thế lỗ hổng có tồn tại, nhưng nhận thức về nó cũng thế và, có thể phỏng đoán, mong muốn để thu hẹp nó.

Về bên định lượng, các học giả đã tìm thấy một kinh cầu nguyện về “các triệu chứng hoành hành của bệnh tật” mà minh họa mức suy thoái trong nhiều nền dân chủ hiện tồn thực sự và mới được thiết lập. Tại đỉnh của danh sách, ta thường thấy sự bất tín tăng lên với các chính trị gia được bầu và các định chế đại diện (đặc biệt các đảng chính trị), tiếp sau là các mức sa sút của sự tham gia bầu cử và số đảng viên hay sự  nhận diện, tính dễ thay đổi bầu cử tăng lên, và các vấn đề trong hình thành các chính phủ ổn định.

Các đảng trung dung chi phối trước đây thấy rằng các ý thức hệ của họ không còn đáng tin cho công chúng nữa và rằng họ đang mất phiếu cho các đảng dân túy mới nổi lên hoặc tả hay hữu. Các quốc hội đã trở nên ít trung tâm hơn đối với quá trình ra quyết định, bị thay thế bởi sự tập trung quyền lực hành pháp và một vai trò rộng hơn cho “các định chế giám hộ” bị chi phối bởi (cái được cho là) các nhà kỹ trị độc lập.  Việc quản trị các nội các bao gồm ngày càng nhiều thành viên không được bầu mà được chọn vì địa vị “không đảng phái” của họ. Số hội viên trong và sự phù hợp với các tổ chức trung gian có cơ sở giai cấp như các nghiệp đoàn và các hội người sử dụng lao động đã giảm sút, còn các hãng lớn, đặc biệt các hãng tài chính, đã có được sự tiếp cận trực tiếp hơn đến các giới cao nhất của việc ra quyết định.
“Những sự đáng ngờ thông thường” được trích dẫn một cách điển hình như các nguyên nhân chung của khủng hoảng và suy thoái. Ở trên đỉnh của danh sách, ta hầu như luôn tìm thấy toàn cầu hóa, vì nó được cho là đã tước mất sự tự trị trước kia của nhà nước-quốc gia, làm xói mòn tính hiệu quả và sự phản ứng nhanh nhạy của chính phủ với đòi hỏi công dân. Các doanh nghiệp đa quốc gia, các định chế tài chính quốc tế, và (chí ít ở châu Âu) những dàn xếp quản trị-khu vực đã áp đặt một hỗn hợp phức tạp của các ràng buộc và các cơ hội mà giới hạn rất nhiều các chương trình nghị sự kinh tế và chính sách-xã hội cũng như năng lực để điều tiết và đánh thuế các nhà tư bản và các doanh nghiệp của họ. Những thay đổi về cấu trúc của sự sản xuất và cấu tạo khu vực của nền kinh tế đã làm yếu ý thức tập thể của các công nhân và đã làm mờ sự chia tách giai cấp mà từ lâu đã tạo cơ sở cho các đảng chính trị bên tả và hữu. Chính trị đã trở thành một nghề toàn thời gian hơn là một công việc không trọn thời gian. Hầu hết những người gia nhập lĩnh vực này hôm nay kỳ vọng để dùng toàn bộ sự nghiệp của họ ở đó, và họ bao quanh mình với các nhà chuyên nghiệp chính trị khác như những người viết diễn văn, các nhà tư vấn truyền thông, và các nhà phát ngôn. Công dân trở nên ngày càng biết rằng các đại diện và các nhà cai trị của họ sống trong một thế giới hoàn toàn khác và tự-tham chiếu. Các sở thích bỏ phiếu bây giờ ít dựa vào giai cấp, khu vực, và các mối quan tâm nghề nghiệp và dựa nhiều hơn vào các mối quan tâm cá nhân về phong cách sống cá nhân, sự tin chắc đạo đức, và vai trò của chính phủ.

Nếu tất cả điều đó là chưa đủ, các công dân–nhiều trong số họ bây giờ có tiếp cận qua Internet đến các nguồn bao la về thông tin độc lập và phê phán–đã trở nên được giáo dục tốt hơn và hoài nghi hơn về các động cơ và hành vi của các chính trị gia của họ. Hơn nữa, các luồng to lớn của sự di cư Nam-Bắc đã làm thay đổi cấu tạo nhân khẩu học của hầu hết các nền dân chủ hiện tồn thực sự đến nỗi mà một phần đáng kể của dân cư của chúng không có các quyền công dân hay các triển vọng để có được chúng. Sự đa dạng tăng lên này thách thức quan niệm về một demos (nhân dân) chung với một số phận được chia sẻ và vì thế một ý thức được chấp nhận về lợi ích chung. Bất kể sự chống cự dân túy hiện thời đối với chủ nghĩa đa nguyên sắc tộc, các nền dân chủ hiện tồn thực sự sẽ phải tìm một cách để thích nghi sự đa dạng và cải cách các định chế của chúng một cách tương ứng.

Các nhân tố tình thế hơn cũng được cho rằng có đóng một vai trò quan trọng. Đầu tiên và trên hết, sự sụp đổ của “dân chủ nhân dân” kiểu Soviet đã tước các nền dân chủ Tây phương mất một trong những cơ sở đầu tiên của chúng về tính chính đáng–cụ thể là, tính ưu việt của chúng trên các đối thủ cộng sản của chúng. Từ cuối Chiến tranh Lạnh, các nền dân chủ Tây phương đã phải thỏa mãn các tiêu chuẩn đòi hỏi khắt khe hơn về tính bình đẳng, sự tiếp cận, sự tham gia, và quyền tự do được các lý tưởng dân chủ hứa hẹn. Làn sóng gần đây nhất (mà, xin lỗi Huntington, không phải là “làn sóng thứ ba”) của dân chủ hóa, mà đã bắt đầu trong năm 1974, cũng đã đóng góp cho sự tăng lên nói chung về những kỳ vọng và các khẳng định không thực tế về “sự kết thúc của lịch sử.” Các cuộc cải cách tân tự do đã thất bại để đưa ra lời hứa của chúng về sự tăng trưởng liên tục, sự phân phối công bằng, và cân bằng tự động, dẫn đến Đại Suy thoái vào 2008, mà nhiều nền dân chủ (đặc biệt ở châu Âu) đã tỏ ra không có khả năng làm dịu bớt, giải quyết còn ít hơn nhiều.

Tại lõi của sự đồng thuận này về khủng hoảng và suy thoái là sự nhấn mạnh nặng rằng sự thực hành dân chủ đặt lên sự đại diện–đặc biệt qua cạnh tranh giữa các đảng chính trị trong các cuộc bầu cử đều đặn và công bằng mà được kỳ vọng để đưa ra, trực tiếp hay gián tiếp, các nhà cai trị hợp pháp.1 Phải thú nhận, các đảng đã chẳng bao giờ được các công dân “yêu mến”–một phần bởi vì chúng là một sự biểu hiện công khai của các lợi ích và sự chia tách ý thức hệ chia rẽ chúng mà cả bởi vì có đầy lý do để nghi ngờ, như nhà xã hội học Đức Robert Michels đã khẳng định từ lâu, rằng chúng hết sức nhạy cảm với chính trị đầu sỏ và dễ thiên về tham nhũng tư lợi.2

Đứng trước bằng chứng dư dả, các lý lẽ thuyết phục, và sự đồng thuận đồ sộ như vậy, bất cứ ai làm sao có thể nghi ngờ rằng dân chủ trong suy thoái?

VÀI BẰNG CHỨNG NỔI LÊN CỦA CHUYỂN ĐỔI

Từ viễn cảnh của tôi với tư cách một nhà chuyển đổi học “chuyên nghiệp,” hẳn phải không bất ngờ nếu tôi kết luận rằng dân chủ không suy thoái, mà rằng nó đang trong khủng hoảng và trong quá trình chuyển đổi từ một loại sang loại khác3 –mặc dù không hề rõ sẽ là loại (hay các loại) mới nào hay liệu bất kể loại mới nào sẽ là một sự cải thiện trên các thực hành hiện tồn. Thực vậy, chính xác sự bất định này về các quy tắc trò chơi là đặc trưng trội hẳn của tất cả các tình huống chuyển đổi. Nói chung, ta có thể dán nhãn cấu hình đang nổi lên này là “post-liberal: hậu-khai phóng” (nhưng dứt khoát không là “không khai phóng” hay “phản-khai phóng”). Tất nhiên, nhãn này không chuyển tải nhiều nét riêng của ý nghĩa, khác hơn là sự mở ra triển vọng cho kết cục là cái gì đó khác về mặt định tính.4

Như thường thế với các tranh luận như vậy, câu trả lời không xoay quanh các sự thực mà quanh các khái niệm và các giả định mà xác định các sự thực nào là nổi bật và vì sao. Không ngạc nhiên, việc này bắt đầu với định nghĩa về dân chủ mà ta sử dụng. Trong năm 1991, Terry Karl và tôi đã kiến nghị trong các trang tạp chí này một định nghĩa rất chung về dân chủ mà không dính dáng đến các định chế cụ thể cũng chẳng đến các kết cục được giả định: “Dân chủ chính trị hiện đại là một [chế độ] . . . mà trong đó các nhà cai trị bị bắt phải có trách nhiệm giải trình vì các hoạt động của họ trong lĩnh vực công bởi các công dân, [thường thường] hành động gián tiếp qua sự cạnh tranh và hợp tác của các đại diện được bầu của họ.5 Bây giờ tôi muốn thêm cho sáng sủa hơn: “và trong đó các công dân tự nguyện tuân theo các quyết định của các nhà cai trị của họ–ngay cả khi họ đã không thông qua các quyết định này một cách tường minh–bởi vì họ coi chúng như được đưa ra một cách hợp pháp.”

Nói cách khác, dân chủ là một quá trình (hoặc hay hơn, tập của các quá trình) hai chiều trong đó các công dân với các quyền và các nghĩa vụ chính trị ngang nhau, tùy ý sử dụng các phương tiện đều đặn và tin cậy để tiếp cận thông tin, đòi sự chứng minh, và dùng những trừng phạt với các nhà cai trị của họ; đổi lại, các công dân ban cho các nhà cai trị này tính chính đáng và đồng ý tôn trọng các quyết định của họ, ngay cả khi không đồng ý với họ. Định nghĩa này về dân chủ có hai hàm ý then chốt cho làm thế nào chúng ta xác định liệu dân chủ có suy thoái hay trong chuyển đổi: Việc này có nghĩa rằng sẽ là một sai lầm (1) để chú tâm chỉ vào một tập duy nhất của các định chế (thường thường, việc tiến hành các cuộc bầu cử và hành vi của các đảng chính trị) hoặc (2) đưa ra một đánh giá dựa vào các chỉ số về thành tích thực sự của một nền dân chủ cho trước.

Tất cả cái phải tính là tính hiệu quả của các quá trình của tính tránh nhiệm giải trình và sự sẵn lòng của các công dân để ban tính chính đáng cho [các nhà cai trị]. Cả hai có thể thay đổi vì các lý do đa dạng, kể cả sự đưa vào các công nghệ truyền thông mới, sự truyền bá các lý tưởng mới ngang các đường biên giới, hay sự tạo ra các kênh mới của sự đại diện. Giả thiết cốt lõi là, nếu các nhà cai trị biết họ sẽ bị bắt phải giải trình và nếu các công dân tin các nhà cai trị của họ là hợp pháp, thì các kết cục thực sự sẽ tốt đẹp căn cứ vào các nguồn lực sẵn có. Định nghĩa này ngụ ý rằng không phải tất cả các nền dân chủ phải giữ cùng tiêu chuẩn về thành tích–vì lý do đơn giản rằng không phải tất cả các công dân một cách tập thể sẽ muốn cùng các thứ và không phải mọi chính sách sẽ có khả năng tạo ra cùng mức hàng hóa công. Tocqueville một cách nối tiếng đã cho rằng một khi dân chủ đã xác lập sự bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị và luật, các công dân sẽ đòi sự bình đẳng về địa vị xã hội và của cải vật chất.6 Ông đã đúng về xu hướng, nhưng sai về các kết cục cuối cùng. Các nền dân chủ hiện tồn thực sự đương thời khác một cách đáng kể và nhất quán trong các hậu quả phân phối của chúng.7

Cách khác của việc bày tỏ lý lẽ này là, ta phải tách rõ rệt các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của dân chủ khỏi các tiêu chuẩn được dùng để đánh giá chất lượng của chính phủ. Cái trước là về các quá trình nối các nhà cai trị với những người bị trị theo những cách đảm bảo trách nhiệm giải trình lẫn nhau, còn cái sau liên quan đến các kết cục sinh ra từ sự thi hành quyền lực, bất luận dân chủ hay không. Điều này ngụ ý rằng một số chế độ chuyên quyền có thể làm tốt hơn một số nền dân chủ–chẳng hạn, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao hơn, lạm phát thấp hơn, sự phân bổ của cải tốt hơn, công ăn việc làm đầy đủ hơn, và trong một số trường hợp thậm chí ít tham nhũng hơn, sự tuân thủ pháp trị nghiêm hơn, và sự bảo vệ các quyền con người (nhưng không phải quyền dân sự) lớn hơn. Nhiều chứng cứ giai thoại cho sự suy thoái dính đến các chính phủ–ngày càng nhiều trong số đó phải thú nhận thuộc về các chế độ dân chủ–làm việc thế nào, chứ không phải dân chủ với tư cách như vậy làm việc ra sao.

VÀI BẰNG CHỨNG NỔI LÊN VỀ CẢI CÁCH

Khoảng một thập kỷ trước, Alexvander Trechsel và tôi đã lập cho Hội đồng châu Âu một nhóm công tác gồm các học giả và chính trị gia về chủ đề “Tương lai của Dân chủ ở châu Âu.” Trong những thảo luận phát sinh, những người tham gia đã nhanh chóng biết rằng đã có rất nhiều sức tưởng tượng chính trị lẫn sự thử nghiệm thực về các cải cách thể chế.8 Nhiều suy nghĩ và nỗ lực này đã qua đi, đa phần không được để ý bởi vì nó đã xảy ra ở mức địa phương hay theo cách ít nhiều lác đác. Trong trường hợp của các nền dân chủ mới hơn, sự chê bai tràn lan về các thiếu sót nội tại của các chế độ của họ–rằng các nền dân chủ của họ “đã bị hỏng,” là “một phần,” “lai,” “giả,” “mã ngoài,” “không khai phóng,” “trì trệ,” “cường độ thấp,” “đại biểu,” “thiếu sót,” hay “bầu cử” đơn thuần–đã che mờ sự thực rằng họ đã thường tham gia vào những thực hành đổi mới sáng tạo.9

Theo hiểu biết tốt nhất của tôi không có một bản kê đầy đủ về các nỗ lực cải cách này. Để liệt kê tất cả chúng và gắn chúng với các vị trí cụ thể sẽ vượt quá chỗ dành cho tôi (cũng như hiểu biết chuyên môn của tôi). Như thế, đơn giản tôi sẽ đưa ra cho các bạn đọc một mẫu đại diện và mời họ theo đuổi công việc một cách có hệ thống hơn:10

1. Các cuộc trưng cầu dân ý và các sáng kiến có lẽ là sự đổi mới được dùng rộng và thường xuyên nhất, khi loại của các vấn đề mà đã trở thành đối tượng cho những đo lường như vậy ở cả mức quốc gia lẫn dưới quốc gia đã tăng nhanh. Đúng là, một số trưng cầu dân ý và sáng kiến này chỉ có tính tham khảo, và nhiều cuộc đòi hỏi một ngưỡng cao để trở nên hợp lệ; tuy nhiên, chúng đã cho công dân ở nhiều chính thể một kênh trực tiếp hơn nhiều của sự tham gia vào việc ra quyết định so với họ đã có trong quá khứ.

2. “Tham gia dự thảo ngân sách” là một cải cách mà đã được nghiên cứu rộng rãi kể từ khi nó được thực hiện đầu tiên ở Porto Alegre, Brazil, và sau đó lan sang nhiều lục địa. Tham gia dự thảo ngân sách gồm việc triệu tập một hội đồng của các công dân tự-chọn hay được chọn một cách ngẫu nhiên để thảo luận việc phân bố phần nào đó của tổng ngân sách của một đơn vị chính quyền. Một dãy dài của các diễn đàn như vậy đã nổi lên theo thời gian, và tên của chúng khác nhau–chẳng hạn, “hội nghị đồng thuận,” “nhóm thảo luận công dân,” “hội thẩm công dân,” “nhóm lập kế hoạch,” “các diễn đàn vấn đề,” “các hội đồng công dân,” thậm chí “ngày bàn cãi”–như các quy tắc quản trị chúng, nhưng ý định là như nhau: để đưa các công dân bình thường đến gần quá trình hoạch định chính sách hơn bằng sự tham gia cá nhân.

3. Bầu cử sơ bộ, một phương sách để chọn ứng viên của một đảng chính trị từ các ứng viên tranh đua nhau, từ lâu đã là một nét đặc biệt của chính trị Mỹ. Trong các thập kỷ gần đây, thói quen này đã tỏa ra các nước và lục địa khác. Cách thức khác nhau, nhìn chung các cuộc bầu cử sơ bộ cho các đảng viên của một đảng (hay thậm chí các công dân thường) khả năng để thâm nhập các tập đoàn đầu sỏ chính trị đảng được thiết lập một cách vững chắc. Một số nơi thậm chí đã chọn “các cuộc bầu cử sơ bộ mở,” trong đó các ứng viên của tất cả các đảng cạnh tranh nhau và hai người được nhiều phiếu nhất, bất chấp thuộc đảng nào, sẽ trở thành các ứng viên cho cuộc tổng tuyển cử. Một cải cách khác đã có thể ảnh hưởng đến partitocrazia (chế độ [các]đảng chi phối) là sự đưa thêm NOTA (“None of the Above-Chẳng ai trong số Trên”) như một lựa chọn thay thế trên lá phiếu. Trong một số biến thể, nếu một số đủ công dân đánh dấu vào ô này, thì phải tổ chức bầu cử lại.

4. Tài trợ công cho các đảng chính trị là một sự đổi mối khác tương đối gần đây–lan từ các nền dân chủ hiện tồn thực sự của châu Âu sang các nền dân chủ mới hơn. Mục tiêu được giả định là để chống lại xu hướng tới những khoản đóng góp không cân xứng từ các công dân giàu có và các công ty tư nhân bằng cách chuyển gánh nặng sang các khoản đóng góp bắt buộc từ toàn bộ những người đóng thuế. Việc này thường gồm công thức phân chia nào đó dựa trên các kết quả bầu cử lần trước, mà có vẻ củng cố lợi thế đương quyền và, do đó, chính trị đầu sỏ. Bởi vì việc giám sát các quỹ này thường thiếu sót và việc nhận chúng không lại trừ việc quyên tiền từ các nguồn tư nhân, chúng đã là một nguồn dai dẳng của những cáo buộc tham nhũng.

5. Trong các thập niên gần đây, hạn ngạch cho các ứng viên nữ hoặc thậm chí cho thành viên cơ quan lập pháp đã hầu như trở thành tiêu chuẩn ở nhiều nền dân chủ hiện tồn thực sự. Ở một số nơi, đấy là một nghĩa vụ pháp lý chính thức, thậm chí một quy định của hiến pháp quốc gia. Ở nơi khác, các đảng chính trị đã chấp nhận tập quán này một cách tự nguyện–đầu tiên chủ yếu các đảng thiên tả, nhưng càng ngày cả các đảng trung dung và cánh hữu nữa. Trong lúc đó, một số nước đã đơn giản quy định rằng một nửa hay tỷ lệ thấp hơn nào đó của số ghế trong cơ quan lập pháp được dành cho phụ nữ. Một biện pháp thêm, được gọi là “cài răng lược,” quy định các danh sách bầu cử sắp xếp thứ tự các ứng viên nam và nữ luân phiên nhau. Các nỗ lực để thúc đẩy bình đẳng giới lan sang cả quá trình hình thành chính phủ nữa: tập quán phi chính thức về bổ nhiệm phụ nữ làm người đứng đầu nửa tất cả các bộ đang trở thành chuẩn. Ít phổ biến hơn là quan niệm rằng các thiểu số xã hội khác mà về mặt lịch sử đã chịu sự phân biệt–sắc tộc, ngôn ngữ, hay tôn giáo–phải được lợi từ những chính sách tương tự.

6. Việc phân quyền nhiều hơn cho các đơn vị chính trị dưới quốc gia đang trở nên phổ biến hơn. Hầu hết các nền dân chủ mới được thiết lập và nhiều nền dân chủ Tây Âu đã được thiết lập vững chắc gần đây đã chuyển đáng kể quyền ra quyết định cho các vùng, các tỉnh, hay các đô thị tự trị mà trước kia đã bị cai trị bởi các chính phủ trung ương tương ứng của chúng. Trong khi chủ nghĩa liên bang quy mô đầy đủ có vẻ giảm đi, hình thức uyển chuyển hơn này của sự phân quyền cho phép các công dân bắt các chính quyền địa phương của họ có trách nhiệm giải trình hơn.

7. Các nỗ lực để lập kế hoạch cho tương lai đã nở hoa trong đáp lại lời than phiền thường xuyên rằng các nền dân chủ hiện tồn thực sự là “thiển cận” một cách cố hữu–bị buộc vào chu kỳ bầu cử hay vào những biểu lộ tức thời của công luận và như thế không có khả năng “suy nghĩ tiến tới” hay lường trước các vấn đề tương lai và ngăn chặn tác động tiêu cực của chúng. Các thập kỷ gần đây đã chứng kiến một sự bùng nổ thực sự của “các ủy ban tương lai”–một số bên trong các chính phủ, số khác trong các think tank hay các NGO. Ngày càng trở nên bắt buộc đối với các kiến nghị lập pháp và các cuộc trưng cầu dân ý phải đi cùng một đánh giá chuyên gia về các chi phí cuối cùng và các hậu quả của chúng. Ở Hungary, thậm chí có một “Ombudsman cho các Thế hệ Tương lai” người thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở đều đặn.

8. Sự tăng nhanh của các bộ luật quyền tự do-thông tin trên khắp thế giới đã giúp để các công dân được thông tin tốt hơn về ứng xử của các nhà cai trị của họ. Các luật này cho từng công dân và các hội dân sự tiếp cận đến tài liệu mà các chính phủ đã thu thập–ngay cả đến tài liệu mà hiện được dùng trong quá trình ra quyết định. Chắc chắn, các thành viên của công chúng nói chung có thể không luôn luôn có thời gian hay kỹ năng để khai thác các tài liệu này, khối lượng lớn của nó đã tăng theo hàm lũy thừa qua các năm với sự tăng lên về sự giám sát của chính phủ. Tuy nhiên, các luật như vậy mang lại một sự đóng góp khiêm tốn hướng tới việc đảm bảo minh bạch mà trên đó trách nhiệm giải trình dựa vào.

9. Những đổi mới sáng tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) bắt đầu có một tác động đáng kể lên việc thực hành của dân chủ. Giá rẻ và sự phân bổ rộng của chúng, cũng như tính nặc danh chúng đem lại, đã cho các công dân tiếp cận đến các nguồn thông tin mà là khó đối với các nhà chức trách để kiểm soát hay kiểm duyệt, và thường xuyên tiết lộ cách cư xử mà các nhà cai trị thích giữ bí mật hơn. Các đảng và các chính trị gia cũng đã cảm thấy bắt buộc dùng công nghệ này để liên lạc với những người theo họ. Một số đảng và ứng viên thậm chí đã dùng nó một cách hiệu quả để gây quỹ và huy động người đi theo. Trong lúc đó, mảng khổng lồ của xã hội dân sự đã sử dụng ICT để tập hợp các đơn vị “ảo” cho hoạt động tập thể mà thường phê phán các nhà chức trách.

10. Các bước tiếp trong sự biến đổi công nghệ này đã xuất hiện rồi ở vài vị trí được chọn–cụ thể là, việc dùng truyền thông điện tử để ảnh hưởng đến sự để cử các ứng viên và sự hình thành các cương lĩnh đảng, để khớp các sở thích của các cử tri với các lập trường của các đảng và các ứng viên (được gọi là bỏ phiếu thông minh), và cuối cùng để thực sự bỏ lá phiếu của mình. Vài nước đã mở rộng hình thức này của “dân chủ điện tử” thành “chính phủ điện tử” bằng dựng các kiosk hay văn phòng nơi các công dân có thể tiếp xúc các cơ quan chính phủ, tải các biểu mẫu xuống, và đưa ra những lời than phiền.

11. Một vài nước đã đưa ra một hệ thống mới lạ cho tài trợ xã hội dân sự. Các công dân có thể chọn để phân bổ một số phần trăm cố định của các nghĩa vụ thuế của họ cho một tổ chức (hay các tổ chức) do họ chọn từ một danh sách được chấp thuận của các hội, các định chế, hay cơ quan. Các tổ chức như vậy như thế buộc phải cạnh tranh công khai và mạnh mẽ vì số tiền này bằng để lộ ra cái họ đã làm và đề xuất làm trong tương lai. Không chỉ sự phân phát các khoản tiền này là một nguồn tài chính quan trọng đối với chúng, mà nó cũng được dùng như một chỉ số gần đúng của tính chính đáng của chúng và để lộ các sở thích bị che dấu nếu khác đi của công dân.

12. Bản chất của tư cách công dân–cái cơ bản nhất của các định chế dân chủ–bắt đầu thay đổi. Có một xu hướng hạ tuổi trưởng thành chính trị xuống mười sáu. Kiều dân sống ở nước ngoài có thể bỏ phiếu tại các sứ quán hay lãnh sự tương ứng của họ. Những người nước ngoài cư trú hợp pháp đang có được một số quyền bỏ phiếu và tham vấn ở các nước nơi họ sống (đặc biệt ở mức địa phương), và ở một số nơi đã trở nên dễ hơn đối với họ để kiếm được tư cách công dân trong các tổ quốc mới của họ. Sự đột phá thật sẽ đến khi quốc tịch, dù jus sanguinis (theo huyết thống) hay jus soli (theo lãnh thổ), được tách khỏi địa vị tư cách công dân. Thậm chí có một địa vị de jure cho tư cách công dân “trên quốc gia” ở Liên minh châu Âu (EU), và sự truyền bá các quyền con người và dân sự qua các đường biên giới quốc gia và sự thi hành (phải thú nhận, thất thường) của chúng bởi các tòa án quốc tế hay khu vực đã tạo ra một hệ thống de facto bảo vệ công dân bao quát hơn.

13. Đại diện bằng rút thăm là một phương sách chẳng hề mới. Nó đã hiện diện tại nơi sáng lập ra demokratia ở Athens cổ xưa. Như đã nhắc tới ở trên, một số tham vấn trực tiếp của các công dân về các vấn đề chính sách đã gồm việc lấy mẫu ngẫu nhiên những người tham gia từ những người thực sự hiện diện bằng thân thể trong một khu vực bầu cử cho trước. Một kỹ thuật gián tiếp hơn đã là tập họp một mẫu ngẫu nhiên của các công dân, ghi các ý kiến ban đầu của họ, đưa họ vào một thảo luận về các quan diểm thay thế, kiểm tra họ về những thay đổi khả dĩ trong ý kiến, và sau đó công bố các kết quả. Việc tập họp “các cộng hòa mini để thảo luận” như vậy cho “bỏ phiếu tương tác” đã trở thành một tập quán chung ở các nền dân chủ Tây phương–mặc dù tác động thực tiễn của nó lên hoặc nội dung chính sách hay tính chính đáng chính trị vẫn còn phải được chứng minh cuối cùng (mà, nhân tiện, là như vậy với nhiều đổi mới được trình bày ở trên).

14. Theo quan điểm chính thống về dân chủ, những người đại diện có được tính chính đáng của họ là nhờ việc họ đã được bầu theo cách thường xuyên, cạnh tranh, và trung thực. Thế nhưng đã có một sự tăng lên lạ thường của số các cá nhân không được bầu, yêu sách địa vị này trên cơ sở sự tinh thông của họ về chuyên môn hay tổ chức, tính cách lôi cuốn của họ, sự cam kết của họ với các chuẩn mực chung, hay thậm chí sự nổi tiếng của họ–và có dư bằng chứng rằng nhiều trong số họ được chấp nhận với tư cách như thế. Hầu như chẳng có lãnh đạo duy nhất nào của một tổ chức xã hội dân sự hay phong trào xã hội có được vị trí của mình nhờ một quá trình bầu cử cạnh tranh, chẳng nhắc đến các minh tinh màn bạc và các nhạc sĩ nhạc rock những người nói nhân danh các sự nghiệp xứng đáng và toàn bộ các lục địa.

Cho đến nay, hầu như mọi người của các thử nghiệm thể chế này đã chú tâm để khơi lại trách nhiệm giải trình dọc qua các đảng chính trị hay các cuộc bầu cử hoặc trách nhiệm giải trình xiên qua các hội lợi ích, các phong trào xã hội, hay các mạng truyền thông. Các phiên bản khai phóng của lý thuyết dân chủ, tuy vậy, đặt một sự nhấn mạnh đặc biệt lên trách nhiệm giải trình ngang. Được hướng dẫn bởi nguyên lý chung rằng các nền dân chủ hiện tồn thực sự là khá hơn về bảo vệ công dân khỏi sự bạo ngược hơn là trao quyền cho họ để hành động tập thể, những sự kiềm chế và cân bằng như vậy bên trong bộ máy ra quyết định có dụng ý để làm giảm mối đe dọa tiềm tàng do sự huy động quần chúng gây ra.

Ba vị trí truyền thống của trách nhiệm giải trình ngang–hành pháp, lập pháp và tư pháp–đã trải nghiệm một sự tái cân bằng. Các cơ quan lập pháp đã có khuyng hướng giảm sút, quyền lực hành pháp đã thay đổi theo chương trình nghị sự chính sách (với việc tiến hành chiến tranh là một trong những khuyến khích lớn cho sự tăng lên của nó), và các thẩm phán (đặc biệt các thẩm phán tối cao) đã tăng quyền lực của họ rất nhiều. Quá trình này của pháp chế (juridification) hiến pháp đã thay đổi đáng kể, với Hoa Kỳ cung cấp một trường hợp cực độ ở mức quốc gia và EU tạo ra một lớp quyền lực hoàn toàn mới ở mức trên quốc gia.

15. Việc thiết lập “các định chế bảo vệ” đa dạng là mới lạ thật. Các định chế như vậy hầu như đã không tồn tại trước đây, và nơi nó đã, chúng đã đóng một vai trò phụ hơn rất nhiều, nhưng bây giờ chúng cung cấp một sự đa dạng về những sự kiểm tra tiềm tàng lên các quyết định do các quan chức được bầu hay cơ quan lập pháp đưa ra.11 Đầu tiên và trên hết giữa các định chế như vậy là các ngân hàng trung ương, được ủy quyền trên thực tế để bức chế chính sách kinh tế và tài chính. Không nền dân chủ nào có vẻ có khả năng làm việc mà không có chúng. Một dãy lạ thường của “các cơ quan điều tiết độc lập” quốc gia đã  gia nhập với các ngân hàng trung ương. Bên cạnh các cơ quan [điều tiết độc lập] cũ hơn, mà đã điều tiết thương mại, giao thông, y tế công cộng, an toàn lao động, thực phẩm, thuốc men, đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng, và những thứ tương tự, bây giờ chúng ta thấy các ủy ban bầu cử, các tòa án quyền con người, và các cơ quan chống tham nhũng. Tất cả các định chế này đã được chủ ý “ban đặc quyền” theo cách sao cho tránh sự can thiệp chính trị (nói cách khác, dân chủ) và được chuyển cho các chuyên gia những người sẽ không uốn cong do áp lực từ các công dân hay các nhà cai trị hay bị tóm bởi những người mà chúng được cho là phải điều tiết. Nếu điều này là không đủ, những nỗ lực này thường được giúp đỡ bởi các định chế toàn cầu như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới, và vô số các định chế khác đặt ra tiêu chuẩn và thực thi tiêu chuẩn. EU không chỉ có ngân hàng trung ương riêng của nó mà cả hơn ba mươi cơ quan điều tiết nữa. Không ngạc nhiên là các công dân than phiền rằng họ không có ảnh hưởng hữu hiệu lên chính sách; các chính trị gia của họ có thể nấp sau bức màn này của các diễn viên trên quốc gia và giả vờ rằng họ không có lựa chọn nào ngoài tuân theo Washington, Brussels, hay bất cứ đâu.

Không hình mẫu rõ ràng nào nổi lên từ các nỗ lực cải cách được phác họa ở trên, trừ rằng hình như không đúng rằng sự thực hành chủ nghĩa khai phóng–chính trị hay kinh tế–một cách không lay chuyển được sẽ tạo ra một cân bằng thỏa mãn và ổn định. Cho đến nay, chẳng có cái nào trong tầm nhìn. Trong một số trường hợp, có các dấu vết của dân chủ “trước-khai phóng,” với vai trò được tăng cường của nó cho sự tham gia trực tiếp của công dân và việc thi thoảng sử dụng lựa chọn bằng bốc thăm. Trong các trường hợp khác, đặc biệt trong phân quyền lãnh thổ và sự nhấn mạnh đến quyền tự do thông tin, có thể dẫn ta đến kết luận rằng dân chủ “khai phóng hơn” đang nổi lên, đặc biệt khi các tập quán này được kết hợp với các biện pháp thực chất như sự phi điều tiết rộng rãi các giao dịch thương mại và tài chính, sự bảo vệ mạnh hơn cho các quyền tài sản, và sự tháo dỡ hay hạ thấp các chính sách khác nhau về bảo trợ xã hội.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà cải cách ám chỉ đến một cấu hình mới lạ mà có thể được gọi là “hậu-khai phóng.”12 Một cấu hình như vậy sẽ bén rễ trong sự mở rộng tham vấn công chúng về chính sách và các vấn đề ngân sách, các định nghĩa rộng hơn về tư cách công dân, sự cấp tài chính công cho các đảng chính trị và các tổ chức xã hội dân sự do công dân chọn, các hạn ngạch cho phụ nữ, “các định chế bảo vệ” được thiết kế để bảo vệ các công dân khỏi sự gian lận và bóc lột, việc tạo ra “các ủy ban tương lai” để xem xét tác động tiềm tàng của các quyết định chính phủ, và (vì sao không?) sự tăng nhanh của các cá nhân tự-lựa-chọn đòi để đại diện cho một sự đa dạng lớn hơn của các sự nghiệp và các địa phương.13

Một đặc trưng khác, ít hiển nhiên hơn của kiểu đang nổi lên này của dân chủ là sự gắn bó mơ hồ của nó với nhà nước quốc gia. Nhiều trong những cái mà hình thức dân chủ này tìm cách để thực hiện sẽ đòi hỏi sự đồng ý thụ động hay hợp tác chủ động ngang các đường biên giới, cho đến và bao gồm việc hình thành các chuẩn mực và các định chế trên quốc gia. Châm ngôn rằng dân chủ hiện tồn thực sự chỉ có thể được thực hành bên trong các nhà nước quốc gia hiện tồn thực sự có vẻ không thể tránh khỏi bị thách thức.

Bất cứ lựa chọn thay thế nào cho dân chủ khai phóng “hiện tồn thực sự”–trừ có lẽ sự cai trị khai phóng hơn và ít dân chủ hơn–nhất định bị tai họa bởi các vấn đề “đại diện” nghiêm trọng. Lựa chọn thay thế (alternative) này dẫu có thể có vẻ quyến rũ về mặt trí tuệ đến đâu, thường là không thể để chỉ rõ ex ante (từ trước) các diễn viên nào (hoặc sự kết hợp nào của họ) sẽ ủng hộ những sự thay đổi như vậy, họ sẵn lòng chịu bao nhiêu chi phí chuyển đổi, và các cải cách có thể được thực hiện một cách thành công và dân chủ ra sao. Một khi một sự đoạn tuyệt cách mạng với các định chế và các tập quán trước của dân chủ khai phóng bị loại trừ–dường như là đúng thế cho tương lai có thể thấy trước–là khó để thấy cơ sở tiềm tàng cho loại sự ủng hộ xã hội và chính trị kéo dài mà bất kể cuộc vận động cải cách được kết hợp và bền bỉ nào sẽ cần đến. Cho đến nay, tất cả cái người ta có thể quan sát là một chuỗi các nỗ lực cô lập và mang tính thăm dò–nhiều trong số đó còn phải làm nhiều để tạo sự khác biệt. Hầu như là không thể để đánh giá quá cao entropy khổng lồ được cấy vào các định chế và các tập quán của các nền dân chủ hiện tồn thực sự của ngày hôm nay và sự khó khăn đi kèm trong thuyết phục nhân dân chấp nhận các ý tưởng mới về các mối quan hệ chính trị và kinh tế khá cơ bản.

Các cải cách sớm hơn hiện nay được nhúng vào nền dân chủ khai phóng đã là sản phẩm của những cố gắng để khép một lỗ hổng mở rộng giữa những kỳ vọng lý tưởng và thành tích thực được công dân trải nghiệm, nhưng chúng hầu như luôn luôn đòi hỏi chí ít bóng ma, nếu không phải sự đe dọa sắp đến, của cách mạng để khiến cho sự nỗ lực có vẻ xứng đáng. Ngày nay, tuy vậy, các cuộc cách mạng là hiếm, và những sự thay thế khủng bố chủ nghĩa của chúng tăng cường hơn là làm yếu ý chí để giữ lại status quo. Các diễn viên hiện nay đang thách thức thành tích và tính chính đáng của dân chủ hiện tồn thực sự không phải là các kẻ thù công khai của nó; họ là những người ủng hộ được công khai thừa nhận của nó. Nói cách khác, họ là các công dân và các nhóm mà tin rằng họ đang cải thiện dân chủ, mặc dù họ không có kế hoạch mạch lạc nào để làm vậy. Thực ra, nhiệm vụ cải cách sẽ được tạo thuận lợi nhiều nếu những kẻ cực đoan cả bên hữu lẫn bên tả tự-công khai thừa nhận tìm cách để thay thế các quy tắc và tập quán khai phóng bằng dạng khác nào đó của chính phủ, nhưng các nỗ lực của chúng hiện nay là không hợp lý và không thuyết phục, và theo ý kiến của tôi chúng chắc sẽ vẫn thế.

Chừng nào các mối đe dọa lớn nhất đối với dân chủ đến từ “những người thực hành bình thường” của nó–các cử tri, các công dân, các dân biểu, các nhóm lợi ích, các nhà hoạt động phong trào, và “các nhân vật xuất chúng” làm theo cách cư xử được thừa nhận chuẩn mực của họ, thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều để thuyết phục các diễn viên như vậy về sự cần thiết cho một gói toàn diện của các cải cách thể chế. Ngược với lịch sử đã qua, khi những biến đổi chính trị như vậy đã xảy ra chỉ nếu một nhóm tận tâm chủ trương một lựa chọn thay thế khả dĩ có vẻ hợp lý đã tồn tại và đã thành công trong áp đặt mô hình của nó, tất cả cái mà hầu hết công dân trải nghiệm trong đời sống thường nhật của họ là “các triệu chứng về sự hoành hành của bệnh tật” à la (theo) Gramsci–vô số tiếng càu nhàu, sự thất vọng, sự bất lực, và dưới tối ưu, nhưng hầu như là không đủ để thúc đẩy họ đầu tư vào một mô hình mới lạ, không được xác định rõ, và cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng của dân chủ hậu-khai phóng.

PHILIPPE C. SCHMITTER

 

CHÚ THÍCH

Đây là một tiểu luận “lý thuyết chính trị thực tiễn,” không phải tiểu luận khoa học chính trị. Nỗ lực thăm dò của tôi để thâu tóm một tập phức tạp của các hiện tượng tương liên bằng ngôn từ quá chung và không có những tham khảo kinh nghiệm chủ nghĩa cần thiết. Tôi biết ơn Journal of Democracy vì sự nuông chiều của nó.
1. Về một phân tích chi tiết hơn về vai trò co lại của các đảng chính trị trong các nền dân chủ hiện tồn thực sự, xem Philippe C. Schmitter, “Parties Are Not What They Once Were,” in Larry Diamond và Richard Gunther, eds., Political Parties và Democracy (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2001), 67–89.
2. Robert Michels, Political Parties: A Sociological Study of Oligarchical Tendencies of Modern Democracy (1911; New York: Crowell-Collier, 1962). Mới đây hơn, “Iron Law of Oligarchy” của ông đã được những người Italy đặt tên lại là “partitocrazia,” một sự diễn đạt đã nhanh chóng truyền bá khắp vũ trụ chính trị.
3. Ba nhà không phải chuyển đổi học đã đi đến cùng kết luận: Trong dẫn nhập của họ cho The Future of Representative Democracy (Cambridge: Cambridge University Press, 2011), 17, ba biên tập viên Sonia Alonso, John Keane, và Wolfgang Merkel chỉ ra rằng nhiều tác giả trong tập sách gợi ý rằng “cái chúng ta đang chứng kiến không phải là một khủng hoảng của dân chủ đại diện mà đúng hơn là sự biến đổi của nó thành cái gì đó mới.” Phải thú nhận, tôi đã là một người tham gia trong nhóm nghiên cứu này, và, vì thế, là một trong những tác giả. Tuy nhiên, sau đó một nhà lý thuyết chính trị xuất sắc đã đi đến cùng kết luận một cách khá độc lập, khi tôi phát hiện ra sau khi viết tiểu luận này: Alessandro Ferrara, “Judging Democracy in the Twenty-First Century: Crisis or Transformation?” NoFo 10 (2013), www.helsinki.fi/nofo/NoFo10FERRARA.pdf.
4. Điều này đã xảy ra nhiều lần rồi trong quá khứ. Khái niệm gốc rễ của dân chủ bền bỉ, nhưng sự dịch nó thành các quy tắc và tập quán đã chịu ba “cuộc cách mạng” kế tiếp, để dùng cách diễn đạt của Robert Dahl; xem Polyarchy (New Haven: Yale University Press, 1971) của ông. Cho một sự mở rộng lý lẽ này để bao gồm năm cuộc cách mạng kế tiếp bên trong các nền dân chủ hiện tồn thực sự, xem Philippe C. Schmitter, “The Future of ‘Real Existing’ Democracy,” European University Institute (unpubl. ms., 2007).
5. Philippe C. Schmitter and Terry Lynn Karl, “What Democracy Is . . . and Is Not,” Journal of Democracy 2 (Summer 1991): 75–88. Tiểu luận này đã được tái bản rộng rãi bằng nhiều thứ tiếng.
6. Trong tập một của cuốn Democracy in America của mình, Tocqueville đưa ra nhận xét này trong số các nhận xét đặt nền móng của ông về dân chủ: “Sự phát triển từ từ của sự bình đẳng về điều kiện vì thế là một sự thực do trời phù hộ, và nó có các đặc trưng chính của một: nó là phổ quát, nó là dài lâu, mỗi ngày nó thoát khỏi quyền lực con người; mọi sự kiện, giống mọi con người, phục vụ sự phát triển của nó”; xem Alexis de Tocqueville, Democracy in America, trans. and ed. Harvey C. Mansfield and Delba Winthrop (Chicago: University of Chicago Press, 2000), 1:6. Trong tập hai, được xuất bản khoảng năm năm sau, Tocqueville bày tỏ một số nghi ngờ về tác động của “sự thực do trời phù hộ” này và hình dung ra khả năng về sự phát triển của một chế độ quý tộc công nghiệp ở Mỹ và thậm chí của một chế độ chuyên quyền cuối cùng (2:530–34, 661–65).
7. Ngó vào tài liệu dư dật về “chất lượng của dân chủ,” người ta bị ấn tượng bởi mức độ mà theo đó nó cho rằng các đặc tính của các nền dân chủ Bắc Âu được đánh giá cao một cách phổ quát và vì thế chiếm một chỗ nổi trội giữa các tiêu chuẩn của nó cho sự xuất sắc. Có thật là một câu hỏi xác đáng để hỏi vì sao Brazil đã không đạt các tiêu chuẩn, thí dụ, của Thụy Điển–hoặc ngay cả nếu những người Brazil có muốn trở thành những người Thụy Điển hay không?
8. Philippe C. Schmitter and Alexander H. Trechsel, eds., The Future of Democracy in Europe: Trends, Analyses, and Reforms (Strasbourg: Council of Europe, 2004).
9. Tôi biết ơn Leonardo Avritzer vì đã cho tôi biết điều này và vì nghiên cứu của ông, mà chứng minh rằng dòng chảy các đổi mới sáng tạo là không chỉ riêng từ các nền dân chủ hiện tồn thực sự sang các nền dân chủ mới tồn tại. Những nền dân chủ sau có nhiều để đóng góp cho các nền dân chủ trước.
10. Cho một danh sách rộng hơn của các cuộc cải cách tiềm tàng cũng như thực, xem Schmitter and Trechsel, Future of Democracy, mà đưa ra 29 trong số đó.
11. Xem Robert Dahl, Democracy and Its Critics (New Haven: Yale University Press, 1989) cho quan sát ban đầu.
12. Về sự phân biệt này giữa “trước-khai phóng,” “khai phóng hơn” và “hậu-khai phóng,” xem Philippe C. Schmitter, “Democracy’s Future: More Liberal, Pre-Liberal, or Post-Liberal?,” Journal of Democracy 6 (January 1995): 15–22.
13. Về nỗ lực rất mang tính thăm dò của tôi khi hình dung một nền dân chủ hậu-khai phóng cuối cùng có thể trông như thế nào, xem “The Prospect of Post-Liberal Democracy,” trong Karl Hinrichs, Herbert Kitschelt, and Helmut Wiesenthal, eds., Kontingenz und Krise. Institutionenpolitik in kapitalistischen und postsozialistischen Gesellschaften. Claus Offe zu seinem 60. Geburtstag (Frankfurt: Campus, 2000); “Un esbozo del posible aspecto de una democracia ‘post-liberal,’ ” in Jose Felix Tezanos, ed., Clase, estatus y poder en las sociedades emergentes: Quinto foro sobre tendencias sociales (Madrid: Fundación Sistema, 2002), 587–98.

Comments are closed.