Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Nền tảng chính trị / Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Nền tảng chính trị

Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ

 

Bob Jessop[1] Lancaster University, UK

Tóm tắt

Bài báo này trình bày bài giảng tưởng niệm khai trương tại Viện Nicos Poulantzas ở Athens. Nó xem xét và mở rộng công trình của Nicos Poulantzas, nhà lý luận pháp luật và chính trị, nhà kinh tế học chính trị, và nhà trí thức cộng sản, người Hy Lạp mà Viện mang tên. Ông đã biến đổi triệt để lý luận Marxist về nhà nước, đã có những đóng góp lớn cho phê phán kinh tế chính trị (political economy) trong thời đại của chủ nghĩa Ford Đại Tây dương và chủ nghĩa đế quốc Mỹ sau chiến tranh, và đã đòi một sự cân bằng thận trọng giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để bảo đảm một quá độ dân chủ sang chủ nghĩa xã hội dân chủ. Đầu tiên nó đưa ra vài suy tư chung về tính độc đáo, di sản và tính thời sự của công trình của Poulantzas trong các khía cạnh này và sau đó dựng lại quan điểm muộn hơn của ông về sự phê phán kinh tế chính trị trước khi ông tự vẫn trong năm 1979. Lưu ý đến sự sao nhãng của ông về môi trường và các vấn đề sinh thái chính trị (political ecology), mà đã là điển hình của cánh tả Pháp và Hy Lạp trong các năm 1970 và cũng có gốc rễ trong các đặc tính chung hơn của sự lý luận hoá Marxist về tự nhiên và môi trường, bài báo này trình bày một cách nhìn Poulantzasian về sinh thái chính trị dựa vào các lý lẽ cốt yếu từ công trình của ông. Bài báo kết thúc bằng việc tái khẳng định tính hợp lệ của tầm nhìn của ông về chủ nghĩa xã hội dân chủ, cho biết rằng nó phải trở thành sự phê phán sinh thái chính trị, và gợi ý rằng hẳn ông sẽ tiếp cận việc này theo cùng tinh thần của sự châm biếm công lãng mạn (spirit of romantic public irony) mà đã được chủ trương bởi một trong những người có ảnh hưởng lý luận và chính trị lớn đối với ông – Antonio Gramsci.

Key words: nhà nước tư bản chủ nghĩa; phân tích giai cấp; dân chủ; sinh thái; tranh đua đế quốc chủ nghĩa; Nicos Poulantzas; productivism; lý luận nhà nước; cách tiếp cận quan hệ chiến lược

 

 

  1. Dẫn nhập

Mọi lý luận chính trị thế kỷ thứ hai mươi về cơ bản đều đã đặt cùng câu hỏi: mối quan hệ giữa Nhà nước, quyền lực và các giai cấp xã hội là gì? … Nếu mọi lý luận chính trị và tất cả các lý luận về chủ nghĩa xã hội (kể cả Chủ nghĩa Marx) đều xoay quanh câu hỏi này, điều này là bởi vì nó tạo thành một vấn đề thực. … Nó cũng gồm câu hỏi về sự biến đổi của Nhà nước trong quá độ sang chủ nghĩa xã hội dân chủ. (Poulantzas 1978a: 11,14)

Thật vinh dự và là sự thích thú lớn đối với tôi để trình bày Bài Giảng Tưởng niệm Nicos Poulantzas Hàng năm đầu tiên ở Athens tối nay. Mặc dù tôi đã chỉ gặp Nicos Poulantzas một lần, vào cuối đời ông, ảnh hưởng của ông đến sự phát triển trí tuệ của tôi đã rộng lớn, sánh được với ảnh hưởng của Karl Marx và Antonio Gramsci. Nó được phản ánh trong những gì tôi lấy từ ông và, tôi hy vọng, đẩy mạnh thêm; cũng như ở những nơi tôi đã không đồng ý với ông và thậm chí đi xa khỏi các lập trường của ông. Trình bày bài giảng này vì thế là một cơ hội để trả một chút của món nợ trí tuệ đó và để chứng tỏ rằng một nhà lý luận tiếp tục sống chừng nào công trình của người đó tiếp tục được tranh luận. Về mặt này tôi vui để lưu ý đến một sự hồi sinh Poulantzas hứng thú và màu mỡ khi các vấn đề được ông nhận diện trong các năm 1970 lại lần nữa được đặt ra trên chương trình nghị sự lý luận và chính trị trong các thập niên đầu của thế kỷ thứ 21.

Sự hồi sinh này được phản ánh ở hai trong ba chủ đề của đầu đề bài giảng của tôi – kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ đề thứ ba – gắn kết với hai chủ đề kia – là sinh thái chính trị. Tôi muốn lý lẽ rằng không có sự can dự thích đáng với sinh thái chính trị, thì chúng ta không thể củng cố các bài học của Poulantzas về kinh tế chính trị và quá độ dân chủ sang chủ nghĩa xã hội dân chủ. Do đó, bài giảng tưởng niệm của tôi có bốn tiết đoạn chính:

(1) vài suy tư chung về tính độc đáo, di sản và tính thời sự của công trình của Poulantzas;

(2) một sự đánh giá lại phê phán của ông đối với kinh tế chính trị;

(3) một thảo luận về sự sao lãng của ông đến môi trường và các vấn đề về sinh thái chính trị; và

(4) một sự tái khẳng định tính hợp lệ của tầm nhìn của ông về quá độ sang chủ nghĩa xã hội dân chủ.

 

 

  1. Vì sao Poulantzas vẫn còn có ý nghĩa

Hơn hai thập niên trước, trong tiểu sử trí tuệ do tôi viết về Poulantzas, tôi đã mô tả ông như nhà lý luận chính trị Marxist quan trọng nhất của thời kỳ sau chiến tranh (Jessop 1985). Tối nay, tôi cả muốn tái khẳng định lẫn chứng thực nhận xét này bằng lập luận rằng ngày nay các nghiên cứu của ông phải được xem là “kinh điển” hơn là “đương thời.” Sự phân biệt hữu ích này có xuất xứ từ Niklas Luhmann, người gợi ý rằng một lý luận là “kinh điển” khi nó đưa ra một tập liên kết của các khẳng định mà đã được thay thế bởi những phát triển lý luận muộn hơn và, vì thế, không còn có sức thuyết phục nữa trong dạng gốc của nó. Thế nhưng nó vẫn sống sót như một thách thức, desideratum (điều ao ước), hay vấn đề trên một mức lý luận chừng nào cách nó đưa ra các vấn đề vẫn còn có thể được chấp nhận. Điều này ngụ ý rằng đặc trưng uy quyền của nó có tính nước đôi: ta có thể luận ra từ một lý luận như vậy những gì phải đạt được, nhưng không còn phải là cách làm sao để đạt được nó (Luhmann 1982: 4).

Đây là một sự mô tả công bằng về địa vị của công trình của Poulantzas trong thế kỷ thứ 21 và chắc không làm nhà tư tưởng lớn này ngạc nhiên. Vì, như ông đã lưu ý trong cuốn State, power, socialism (Nhà nước, quyền lực, chủ nghĩa xã hội), “lý luận về Nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể bị cô lập khỏi lịch sử của sự tạo thành và sự tái sinh của nó” (1978a: 25, các chữ in nghiêng trong bản gốc). Vì thế, khi chủ nghĩa tư bản tiếp tục thay đổi, thì lý luận về nhà nước tư bản chủ nghĩa phải được xét lại để phản ánh những thay đổi đó. Thế nhưng cách tiếp cận cách mạng đến nhà nước tư bản chủ nghĩa mà ông đã phát triển trong công trình muộn hơn của mình vẫn cho điểm xuất phát tốt nhất cho những xét lại này. Tôi đã chỉ ra điều này rồi cho việc cập nhật sự phân tích có ảnh hưởng sâu sắc của Poulantzas về Internationalization of capitalist relations and the nation-state (1974, 1975) [Sự quốc tế hoá của các mối quan hệ tư bản chủ nghĩa và nhà nước-dân tộc] trong bài báo của tôi về Globalization and the national state (2002) [Toàn cầu hoá và nhà nước dân tộc]. Bây giờ tôi muốn bắt đầu cùng nhiệm vụ đó cho các lập luận chung hơn của Poulantzas, bị sao nhãng một cách đáng buồn khi so sánh với lý luận nhà nước của ông, về phê phán kinh tế chính trị. Nhưng đầu tiên hãy để tôi điểm qua tính độc đáo, di sản, và tính thời sự (actuality) của công trình của ông được xem xét một cách nổi bật.

Sự nghiệp trí tuệ của Poulantzas đã bắt đầu với những nghiên cứu về triết học pháp lý Marxist và lý luận pháp lý được gây cảm hứng bởi chủ nghĩa hiện sinh Sartrean; sau đó ông đã quay sang lý luận chính trị và bắt đầu phát triển một cách nhìn về kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa (capitalist type of state) và cuộc đấu tranh chính trị nhờ nhiều vào Gramsci. Cách tiếp cận này mau chóng được tích hợp vào một viễn cảnh rộng hơn về nhà nước trong các xã hội tư bản chủ nghĩa, bị ảnh hưởng (không phải luôn luôn tốt) bởi Chủ nghĩa Marx cấu trúc của Louis Althusser và Étienne Balibar. Không lâu sau đó, ông đã bắt đầu một sự rút lui chậm khỏi các hệ luỵ gây bất động của loại này của chủ nghĩa cấu trúc và đã thể hiện sự quan tâm tăng lên với các vấn đề lý luận thoả đáng về chiến lược – như bản chất của chủ nghĩa phát xít và các chế độ độc tài, các đường nét thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các mối quan hệ giai cấp xã hội, và vai trò của các đảng và các phong trào xã hội trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Trong những nghiên cứu cuối cùng của mình, ông ngày càng đề cập đến các vấn đề đặt ra bởi sự khủng hoảng hiển nhiên trong Chủ nghĩa Marx như lý luận xã hội và như một sự chỉ dẫn cho thực tiễn – hiểu và chấp nhận một số lý lẽ về quyền lực do Michel Foucault đưa ra và giải quyết vài vấn đề then chốt liên quan đến chủ nghĩa xã hội và quá độ dân chủ tới chủ nghĩa xã hội dân chủ. Bất kể các mối quan tâm nhiều và đa dạng này, đóng góp lý luận chính của ông đã là để phát triển một cách nhìn về quyền lực nhà nước như một mối quan hệ xã hội mà được tái sinh (tái tạo: reproduced) trong và thông qua sự tương tác giữa hình thức thể chế của nhà nước và sự cân bằng thay đổi của các lực lượng chính trị.

Tầm quan trọng của Poulantzas nằm ở sự thực rằng ông đã hầu như đơn độc giữa các nhà Marxist sau chiến tranh để đề cập và trả lời các câu hỏi thực sự cốt yếu bên trong chính trị Marxist. Các câu hỏi này có thể được luận ra từ một phê phán của Chủ nghĩa Marx Tây phương bởi Perry Anderson, một trong những người dẫn giải nói tiếng Anh hàng đầu của nó. Anderson cho rằng Chủ nghĩa Marx Tây phương đã không trả lời được các câu hỏi then chốt sau đây:

  • Bản chất thực và cấu trúc của dân chủ tư sản như một kiểu (type) hệ thống Nhà nước, mà đã trở thành phương thức bình thường của quyền lực tư bản chủ nghĩa trong các nước tiên tiến, là gì?
  • Loại nào của chiến lược cách mạng có khả năng lật đổ hình thức lịch sử này của Nhà nước – khác biệt đến vậy với hình thức nhà nước của nước Nga Sa hoàng?
  • Các hình thức thể chế của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở phương Tây là những gì, vượt xa hơn nó?

Và ông nói thêm rằng lý luận Marxist đã không đụng đến ba chủ đề này trong quan hệ gắn liền với nhau của chúng (Anderson 1976: 103).

Thế mà các chủ đề này đã làm Poulantzas bận tâm từ 1964 cho đến cái chết của ông trong 1979. Cuốn sách có ảnh hưởng đầu tiên của ông, Political power and social classes (Quyền lực chính trị và các giai cấp xã hội) (1968), đã khảo sát tỉ mỉ bản chất thực và cấu trúc của dân chủ tư sản. Cuốn Fascism and dictatorship (Chủ nghĩa phát xít và chế độ độc tài) (1970) đã xử lý bản chất của các chế độ phát xít và sự thất bại của lao động có tổ chức hoặc để ngăn chặn sự nổi lên của chúng hay để lật đổ chúng. Nó cũng đã quan tâm trực tiếp đến sự phân biệt giữa “phương thức bình thường của quyền lực tư bản chủ nghĩa ở các nước tiên tiến” và các phương thức “ngoại lệ” khác nhau của sự thống trị tư sản. Trong cuốn thứ ba và thứ tư của mình, Classes in contemporary capitalism (Các giai cấp trong chủ nghĩa tư bản đương thời) (1974) và Crisis of the dictatorships (Khủng hoảng của các chế độ độc tài) (1976), Poulantzas đã liên hệ các vấn đề chiến lược cách mạng với các chế độ dân chủ và ngoại lệ ở các nước tư bản chủ nghĩa cả tiên tiến lẫn phụ thuộc. Và trong cuốn cuối cùng của mình, State, power, socialism (Nhà nước, quyền lực, chủ nghĩa xã hội) (1978a) ông đã xem xét lại các mối đe doạ đương thời đối với dân chủ tư sản và các hình thức định chế mà dân chủ xã hội chủ nghĩa có thể có ở phương Tây. Hơn nữa, Poulantzas không chỉ đã xử trí mỗi trong các chủ đề này, ông cũng đã khảo sát tỉ mỉ chúng trong “quan hệ gắn liền với nhau của chúng.”

Poulantzas cũng đã đề cập các vấn đề quan trọng khác trong lý luận Marxist. Anderson cũng là một chỉ dẫn hữu ích ở đây khi ông nhắc đến bốn thất bại khác. Chủ nghĩa Marx đương đại đã không xử trí được ý nghĩa và vị trí của dân tộc (nation) như một đơn vị và mối quan hệ của nó với chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Nó đã bỏ qua các quy luật vận động (laws of motion) đương thời của chủ nghĩa tư bản như một phương thức sản xuất và các hình thức khủng hoảng đặc thù đối với các quy luật này. Nó đã bỏ qua cấu hình thật của chủ nghĩa đế quốc như một hệ thống quốc tế của sự thống trị kinh tế và chính trị. Và nó đã không khảo sát tỉ mỉ bản chất của các nhà nước quan liêu đã tiến triển ở các nước lạc hậu nơi các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã xảy ra. Poulantzas đã cũng đương đầu với tất cả các vấn đề này nữa. Ông đã đặc biệt quan tâm đến chủ nghĩa đế quốc đương thời cũng như đến kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản hiện đại.[2] Ông cũng đã đụng chạm đến dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt trong State, power, socialism, và đến các vấn đề của chủ nghĩa xã hội quan liêu và chủ nghĩa Stalin. Tóm lại, ông đã là một nhà Marxist Tây phương khác thường.

Nhưng cái gì đã dẫn Poulantzas theo hướng lập trường cánh tả cộng sản Âu châu (Eurocommunist) cuối cùng của ông? Chìa khoá có vẻ là sự dính líu của ông vào chính trị Hy Lạp và Pháp. Đối với Hy Lạp, sự quan tâm chính của ông đã là để hiểu chế độ độc tài quân sự của nó, các điều kiện dẫn tới sự lật đổ chế độ đó, các triển vọng cho việc chuyển từ một liên minh chống độc tài sang một liên minh chống-đế quốc, chống-độc quyền, và sự thiếu vắng quyền lãnh đạo của giai cấp lao động trong quá trình dân chủ hoá. Hai điểm ngoặt chính đối với ông đã là, thứ nhất, cuộc đảo chính Hy Lạp trong tháng Tư 1967 – mà đã đặt tầm quan trọng của sự phân biệt giữa dân chủ và chế độ độc tài lên chương trình nghị sự đúng vào lúc ông mô tả nhà nước dân chủ tư sản như hình thức thích hợp nhất của nhà nước tư bản chủ nghĩa nhằm bảo đảm bá quyền tư sản; và, thứ hai, sự sụp đổ cuối cùng của nó, ngược với hầu hết kỳ vọng cánh tả, dưới sức nặng của chính các mâu thuẫn bên trong của nó vào tháng Năm 1974. Cách sụp đổ của nó, đặc biệt sự thiếu vắng các cuộc đấu tranh quần chúng liên quan trực tiếp để đối đầu với nhà nước, đã xác nhận Poulantzas trong sự ngờ vực tăng nhanh của ông rằng nhà nước còn xa mới vững như bàn thạch (monolithic) và rằng đấu tranh giai cấp thấm sâu vào bên trong bản thân nhà nước. Đến lượt, điều này ngụ ý rằng một chiến lược cộng sản Âu châu cánh tả nhắm tới sự tăng cường các mâu thuẫn bên trong đối với nhà nước cũng như sự huy động quần chúng nhân dân bên ngoài nhà nước có thể chuẩn bị mặt bằng cho sự biến đổi dân chủ cuối cùng của hệ thống nhà nước trong ý nghĩa bao hàm của nó và sự huy động của nó trong sự ủng hộ của những thay đổi xã hội chủ nghĩa dân chủ còn rộng hơn.

Một ảnh hưởng quan trọng thêm đã là sự tan vỡ của Union de la Gauche (Liên minh cánh tả) do sự xúi bẩy của Đảng Cộng sản Pháp trong 1977, sự sa sút tiếp theo trong sự hợp tác giữa những người xã hội và những người cộng sản trong các lĩnh vực và quy mô khác nhau, và sự xấu đi trong vị thế chung của các đảng cánh tả ở Pháp trong 1978-1979 (và, quả thực, xa hơn).[3] Điều này đã khiến Poulantzas mất niềm tin vào vai trò lãnh đạo của các đảng cộng sản tiên phong và vào các cuộc đấu tranh vô sản như động lực chính của sự biến đổi cách mạng; và để quay sang một chiến lược liên minh phức tạp hơn – nhưng cũng có nhiều vấn đề hơn. Điều này không chỉ mang tính đa-giai cấp (pluri-classiste) mà cả đa đảng (pluripartiste) nữa và, với tư cách như thế, nó phủ nhận bất cứ đặc quyền a priori (tiên nghiệm) nào cho giai cấp lao động hay đảng cộng sản. Nó nhấn mạnh vai trò tự trị của các lực lượng phi-giai cấp và các phong trào xã hội trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội dân chủ. Quả thực, Poulantzas đã bắt đầu coi trọng các đóng góp của các cuộc đấu tranh dân chủ-nhân dân (popular-democratic) và “các phong trào xã hội mới” ngang-giai cấp (cross-class) cho một quá độ dân chủ tới chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cách nhìn này đã được củng cố bởi sự hỗn loạn và sự thất bại cuối cùng của “Cách mạng Hoa Cẩm chướng” ở Bồ Đào Nha (tháng Tư 1974 đến tháng Mười Một 1975 và xa hơn), một quá trình đã xảy ra bất chấp vị trí thuận lợi hơn của các lực lượng cánh tả trong cuộc đấu tranh ban đầu vì quyền lực. Về điểm này, Poulantzas đã đặc biệt gay gắt về sự chú tâm của các nhà cải cách Bồ Đào Nha đến sự xâm nhập nhân sự hàng đầu của nhà nước làm tổn hại đến sự tiến hành đấu tranh quần chúng và về các niềm tin bị lạc hướng của cánh cực tả rằng chủ nghĩa xã hội đã đến, với kết quả rằng nhà nước sẽ đơn giản teo đi và vì thế có thể được bỏ qua một cách an toàn. Thay vào đó ông đã kêu gọi một chiến lược dân chủ hoá nhà nước sao cho nó có thể được dùng để bảo vệ các phong trào dân thường (rank-and-file movement) tự trị ở xa nhà nước. Một chiến lược như vậy, mà đã được phát triển trong các thảo luận, các phỏng vấn, và các tạp chí, trong các tiểu luận dài về sự khủng hoảng của nhà nước (1976) và trong hai cuốn sách sau cùng của ông, sẽ cũng, ông cho là thế, giúp đỡ cánh tả tránh loại suy đồi nhà nước chủ nghĩa (statist) của chủ nghĩa xã hội mà đã xảy ra trong khối Soviet.

 

  1. Các đóng góp của Poulantzas cho phê phán kinh tế chính trị

Công trình sớm của Poulantzas đã cho thấy ít sự quan tâm đến bản chất và động học của sự tích luỹ tư bản. Trong Political power and social classes (1973), ông đã biện minh cho sự sao lãng này về mặt sự tách biệt trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giữa (a) logic định hướng lợi nhuận, do thị trường làm trung gian của sự tích luỹ tư bản và (b) logic dân chủ tư sản, được dàn xếp về mặt chính trị của quyền bá chủ (lãnh đạo) nhân dân-quốc gia (national-popular hegemony) mô tả đặc trưng một lĩnh vực tương đối tự trị của đấu tranh chính trị. Trong khung cảnh này, ông đã nói thêm rằng tích luỹ tư bản đã đi theo logic riêng của nó về sự bóc lột kinh tế, sự giá trị hoá (valorization), và sự thực hiện (realization) dưới sự thống trị của các lực lượng thị trường mà không cần đến bất cứ sự can thiệp trực tiếp nào vào quá trình lao động thông qua sự ép buộc hay các công cụ ngoài-kinh tế. Ông đã kết luận rằng điều này cũng cho phép nhà nước được phân tích như một lĩnh vực tương đối tự trị khác bên trong khuôn đúc chung của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa, để đến càng nhanh càng tốt tới một khoa học tự trị của chính trị [the political] (một mục tiêu khoa học và thực tiễn mà ông chia sẻ với Antonio Gramsci),[4] Poulantzas đã thú nhận rằng “các khái niệm then chốt nào đó của chủ nghĩa duy vật lịch sử không được bao phủ một cách thoả đáng bởi vì sự chú tâm là vào thứ tự cần thiết của sự trình bày của một văn bản có liên quan đến lý luận khu vực về chính trị [the political]” (1973: 24).

Tuy vậy, từng bước một, lên đỉnh điểm trong State, power, socialism, Poulantzas đã chuyển từ sự giải thích cấu trúc chủ nghĩa bị cường điệu và dẫn đến lầm lạc này về các sự tự trị tương đối lẫn nhau của nền kinh tế thị trường và nhà nước hiến định sang một sự giải thích hết sức sáng tạo về các mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và vai trò của nhà nước trong sự tạo thành và sự tái sinh (tái sản xuất) mở rộng (expanded reproduction) của chúng. Ông đã cho rằng các quan hệ xã hội của sự tái sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mang tính kinh tế, chính trị, và tư tưởng một cách cố hữu (1978a,b). Tuy vậy, điều này đã không do sự diễn giải cấu trúc chủ nghĩa trong các hình thái tư bản chủ nghĩa của ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, và tư tưởng “tương đối tự trị” – lập trường mà ông đã duy trì trong Political power and social classes và điều đó có vẻ đã còn lại ở dạng này hay dạng khác cho đến khi ông viết cuốn sách cuối cùng của mình. Sự hiện diện của các tàn dư cấu trúc chủ nghĩa này trong công trình của ông cho đến State, power, socialism (1978a) đã phản ánh một sự mơ hồ trong các ý nghĩa của kinh tế học, chính trị, và hệ tư tưởng – mà đã có thể được xem như các tập hợp của các thực hành được lồng kết về mặt thể chế hoặc như các yếu tố cốt yếu khác nhau của một dải rộng các quan hệ xã hội rải rác ngang một hình thái xã hội (cf. Théret 1992). Chuyển từ lập trường sớm hơn sang lập trường muộn hơn, bây giờ Poulantzas đã tạo cơ sở lý lẽ của ông trong sự thực rằng “các quan hệ xã hội của sự sản xuất, bóc lột, và bòn rút giá trị-thặng dư” đã có các yếu tố cốt yếu (moment) chính trị và tư tưởng riêng biệt của chúng cũng như một yếu tố cốt yếu kinh tế hiển nhiên. Trong khi yếu tố cốt yếu được nhắc đến sau cùng (kinh tế) đã được hình thành thông qua sự phân bổ chênh lệch của các quyền lực giai cấp kinh tế về quyền sở hữu và sự chiếm hữu, Poulantzas cũng đã nhận diện một yếu tố cốt yếu chính trị mà có cơ sở trong các quan hệ quyền uy bên trong quá trình lao động (thí dụ, sự chuyên quyền nhà máy, sự quan liêu hoá) và một yếu tố cốt yếu tư tưởng có cơ sở trong sự phân chia giữa lao động chân tay và lao động trí óc bên trong quá trình lao động và các hệ luỵ của nó cho sự chủ thể hoá [subjectivation] (assujettissement) và kinh nghiệm sống trong lĩnh vực kinh tế. Cách tiếp cận này cũng đã mở không gian lý luận cho tư duy về các yếu tố cốt yếu kinh tế, chính trị, và tư tưởng của các tập hợp khác của các quan hệ xã hội, như bộ máy nhà nước và sự thực thi quyền lực nhà nước.

Cách tiếp cận này là rất khác với mô hình thứ bậc Marxist về cơ sở kinh tế, một trật tự tư pháp-chính trị (juridico-political) tương ứng cung cấp các bảo đảm pháp luật và sự ủng hộ chính trị cho nền kinh tế định hướng lợi nhuận, do thị trường làm trung gian, và một thượng tầng kiến trúc thậm chí còn khác biệt hơn bao gồm hệ tư tưởng và các hình thức khác của ý thức, với cả mức tư pháp-chính trị lẫn mức tư tưởng tuy thế tác động trở lại lên cơ sở kinh tế. Vì, ngược với mô hình đo vẽ địa hình truyền thống này với sự xử trí mang tính kinh tế của nó về nền kinh tế, cách tiếp cận mới của Poulantzas tiết lộ “các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong toàn bộ tính phức tạp của chúng” (1978b: 115-116, chữ nghiêng trong bản gốc). Cùng với phân tích cấp cao hơn của ông về phân công lao động xã hội và sự quan tâm tăng lên của ông đến sự nối khớp phân biệt của các kiểu (type) khác nhau của không gian kinh tế (thí dụ 1978b: 117; và, đặc biệt, 1978a), việc này đã mở ra một con đường khả dĩ hướng tới một sự hoà giải một phần với Foucault, một nhà lý luận mà các phân tích trọng yếu về quyền lực của ông ấy được ông đánh giá cao mặc dù ông đã bác bỏ nhiều giả thiết siêu-lý luận (meta-theoretical) của chúng. Quả thực, như Richard Marsden nhận xét trong một so sánh thú vị về hai nhà tư tưởng bậc thầy:

Marx giải thích “why-vì sao”, tức là, ông mô tả tính thiết yếu của cấu trúc xã hội tạo thuận lợi và kiềm chế hoạt động xã hội, nhưng ông không giải thích “how-cách làm thế nào”, cơ học của sự vận động của tư bản. Foucault giải thích “how-cách làm thế nào”, tức là, ông mô tả cơ chế của quyền lực, nhưng ông không giải thích “why-vì sao”, động cơ hay ý định của quyền lực kỷ luật (disciplinary power). (Marsden 1999: 135)

Cách tiếp cận mới của Poulantzas cho phép một cách nhìn rất khác về các quyền lực giai cấp với một tiềm năng lớn, dù không được thực hiện, để giải quyết nhiều vấn đề lớn trong phân tích giai cấp:

  1. Nó cho biết rằng các quyền lực giai cấp kinh tế, chính trị và tư tưởng tất cả đều hiện diện bên trong các quan hệ xã hội của sự sản xuất, bóc lột, và sự bòn rút giá trị thặng dư hơn là được phân bổ riêng rẽ ngang ba mức hay lĩnh vực khác biệt của một hình thái xã hội. Điều này khắc phục được vấn đề mà ông đã đối mặt trong Political power and social classes – và đã thất bại để giải quyết một cách thoả đáng – về việc thử định nghĩa các giai cấp xã hội về mặt vị trí đồng thời của chúng bên trong ba lĩnh vực khác biệt nhưng liên quan đến nhau (vì thế “tương đối tự trị”), là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, và tư tưởng. Các giai cấp xã hội bây giờ có thể được định nghĩa về mặt các quyền lực giai cấp phức tạp được thực thi bên trong quá trình lao động và mạch luân chuyển tư bản (circuit of capital) và sự nối khớp của chúng với các hình thức khác của sản xuất.
  2. Việc này cho phép một sự phân tích cẩn trọng về làm sao các quyền lực giai cấp này được ủng hộ thông qua các thành kiến hay các sự bất đối xứng được ghi khắc vào tính hữu hình thể chế (institutional materiality) của các lĩnh vực tư pháp-chính trị và/hoặc tư tưởng và thông qua các tác động khác nhau của các quyền lực ngoài-kinh tế được thực thi trong các lĩnh vực khác này. Trong khi việc thực thi các quyền lực như vậy đã có một sự xác đáng giai cấp bởi vì tác động chênh lệch của chúng lên sự tái sản xuất mở rộng của các quan hệ xã hội của sự sản xuất, bóc lột, và bòn rút giá trị thặng dư, các quyền lực này một cánh điển hình được đánh dấu, như Poulantzas đã lưu ý cho kiểu tư bản chủ nghĩa bình thường của nhà nước (dân chủ tư sản khai phóng), bằng sự thiếu vắng cấu thành của giai cấp trong khuôn đúc thể chế hình thức của chúng. Sự tách rời ra này tạo ra các lĩnh vực và hình thức khác biệt của cuộc đấu tranh giai cấp chính trị và tư tưởng để củng cố các điều kiện cho sự thống trị giai cấp chính trị và tư tưởng cũng như kinh tế. Mỗi trong các lĩnh vực và hình thức này của cuộc đấu tranh có logic riêng của nó phản ánh các tính hữu hình thể chế được hình thức xác định của các lĩnh vực tương ứng của chúng và các tương tác của chúng với nhau và các quan hệ xã hội của sản xuất (cf. Marx, Capital volume III: 791). Các phân tích của Gramsci vang lại đặc biệt ở đây bởi vì chúng đề cập vấn đề của các cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ (lãnh đạo), sự hình thành của các khối quyền lực, sự huy động các giai cấp ủng hộ, sự xác đáng của các phạm trù xã hội như các công chức (các nhà quan liêu) và các trí thức, và vân vân (xem Gramsci 1971, khắp nơi).
  3. Một lĩnh vực nghiên cứu cốt yếu khác mở ra ở đây, liên quan đến các hình thức trong đó các giai cấp xã hội hiện diện, nếu có hiện diện chút nào, trong các lĩnh vực của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng cũng như các tác động của sự thiếu vắng của chúng. Poulantzas đã lập luận từ giữa các năm 1960 trở đi rằng các giai cấp xã hội đã không được đại diện trực tiếp với tư cách như vậy trong các lĩnh vực chính trị và tư tưởng và rằng đã cần đến một nỗ lực to lớn để tổ chức sự cân bằng thay đổi của các lực lượng xã hội để bảo đảm các lợi ích giai cấp trong các tình thế thay đổi. Thí dụ, như ông đã lưu ý trong Political power and social classes, việc thực thi các chức năng kỹ thuật-kinh tế, một cách kỹ lưỡng các chức năng tư pháp-chính trị, và tư tưởng, của kiểu (type) nhà nước tư bản chủ nghĩa một cách điển hình đã bị kìm chế bởi mệnh lệnh chính trị toàn thể của sự duy trì tính cố kết xã hội trong một xã hội bị chia rẽ-giai cấp. Điều này được phản ánh trong sự đáng ao ước, nếu không là mệnh lệnh chính trị thẳng thắn, cho các thành phần khác nhau của khối quyền lực để hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn nhằm bảo đảm sự thống trị giai cấp chính trị dài hạn. Có nhiều thí dụ về việc Poulantzas nhận ra các sự phức tạp này trong lĩnh vực của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng – cả trong những nghiên cứu lý luận chung của ông, mà dựa vào sự hiểu kỹ lưỡng các kinh điển Marxist, lẫn trong những nghiên cứu lịch sử của ông về chủ nghĩa phát xít, các chế độ độc tài quân sự, và chủ nghĩa nhà nước độc đoán (authoritarian statism). Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc phát triển các khái niệm chiến lược cũng như cấu trúc thích hợp cho sự phân tích các quyền lực giai cấp, sự thống trị giai cấp, và quyền bá chủ (lãnh đạo) giai cấp (class hegemony) và, a fortiori (hẳn là), cho các sự làm rời ra, sự phát triển không đều, và các sự trái ngược bên trong và ngang các lĩnh vực khác nhau của cuộc đấu tranh. Điều này giải thích vì sao ông đã mô tả một vài công trình của ông như sự áp dụng các khái niệm chiến lược ứng dụng hơn là các khái niệm bắt nguồn từ một phân tích hình thức-trừu tượng hơn của các lĩnh vực kinh tế và chính trị (Poulantzas 1975: 24ff).
  4. Cách tiếp cận mới này cũng đưa ra các kế để tránh các phân tích quy giản giai cấp của các lĩnh vực chính trị và tư tưởng. Vì không còn cần thiết nữa để biện minh cho sự xác định cấu trúc trực tiếp của các quan hệ xã hội bằng các bộ máy nhà nước áp bức và/tư tưởng hoặc cho một sự hiện diện/thiếu vắng không được điều đình của các giai cấp kinh tế bên trong các bộ máy như vậy. Về điểm sau cùng, là đủ để tính đến sự xác đáng-giai cấp của cấu trúc toàn thể của lĩnh vực chính trị, sự cân bằng các lực lượng bên trong nhà nước, và sự cân bằng các lực lượng ở xa nhà nước và các ngụ ý của nó cho việc thực thi quyền lực nhà nước. Điều này là nhất quán với khẳng định sáng tạo của Poulantzas rằng nhà nước là một mối quan hệ xã hội hoặc, ít giản lược hơn, rằng quyền lực nhà nước là sự cô đọng hữu hình được hình thức-xác định của sự cân bằng của các lực lượng (giai cấp) trong cuộc đấu tranh. Như thế, thay cho việc tìm kiếm các tương quan trực tiếp ngang các lĩnh vực khác nhau của sự tổ chức xã hội, cách tiếp cận quan hệ này mở không gian để phân tích các sự tách rời ra và sự phát triển không đều cũng như sự hiện diện và các hành động của các phạm trù xã hội đặc thù (thí dụ, các công chức quan liêu hay các trí thức) được đặt trong các lĩnh vực này.
  5. Một tập hợp khác của các vấn đề có thể được khai thác về các mặt này là các giới hạn đối với các sự can thiệp nhà nước có ý định để thách thức đặc trưng tư bản chủ nghĩa của các quan hệ xã hội của sản xuất, dù sự cân bằng thịnh hành của các lực lượng chính trị có thế nào. Vì các giới hạn này có gốc rễ (a) trong sự tách biệt của nền kinh tế thị trường và bộ máy nhà nước và, đặc biệt, (b) trong sự loại trừ nhà nước, như Poulantzas đã nhận ra, từ tâm của sự tổ chức sản xuất.

Cách tiếp cận này nhất quán hơn nhiều với sự nhấn mạnh của Poulantzas lên (a) sự hiện diện có thể thay đổi của nhà nước trong sự tạo thành và sự tái tạo mở rộng của các quan hệ sản xuất và (b) sự hiện thân của nó par excellence (đặc biệt) của sự phân chia lao động chân tay-trí óc. Nó cũng phù hợp hơn nhiều với phân tích đặc biệt của ông về vai trò của nhà nước, một phần được trung gian bởi các cuộc đấu tranh vì quyền bá chủ (lãnh đạo) được tiến hành trong và thông qua kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa, trong việc tổ chức các giai cấp có ảnh hưởng lớn vào một khối quyền lực cũng như việc phá hoại tổ chức của các giai cấp phụ (xem đặc biệt Poulantzas 1973: 29-32, 226-7, 284-289, 310-14; 1978a: 132-135, 140-5, 169-79, 213-19).

Trước khi chuyển sang sinh thái chính trị, tôi nhắc ngắn gọn đến vài vấn đề với sự phân tích của Poulantzas về các quyền lực giai cấp và động lực của chủ nghĩa tư bản đương thời. Những vấn đề này gồm: (a) sự yếu kém của phân tích của ông về các xu hướng khủng hoảng kinh tế, mà quá nhiều là do các quy luật bị quá-đơn giản hoá về tích luỹ quá mức-phá giá (overaccumulation-devalorization) có nguồn gốc từ công trình của Paul Boccara và các đồng nghiệp của ông trong Đảng Cộng sản Pháp hoặc do một xu hướng cơ bản của tỷ suất lợi nhuận giảm có nguồn gốc từ Capital volume II;[5] (b) sự đặt nền của phân tích của ông về chủ nghĩa tư bản đương thời trong các đặc tính của chủ nghĩa Ford Đại Tây dương (Atlantic Fordism) trong thời kỳ mở rộng và khủng hoảng ban đầu của nó – mà đã cho phép Poulantzas để tư duy lại chủ nghĩa đế quốc, các giai cấp tư sản mại bản và tư sản dân tộc, và tầm quan trọng của giai cấp tư sản trong nước, nhưng đã hạn chế khả năng của ông để nghĩ xa hơn chủ nghĩa Ford Đại Tây dương và các xu hướng-khủng hoảng của nó cho các giai đoạn mới tiềm năng và/hoặc các trạng thái khác nhau của chủ nghĩa tư bản khi chúng đã bắt đầu nổi lên bên trong khung cảnh tổng thể của một thị trường thế giới đang thay đổi mau chóng; và (c) sự tiếp tục “chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận” của phân tích của Poulantzas về nhà nước ngay cả khi đối mặt với sự nhận ra tăng lên của ông về sự xuyên quốc gia hoá (transnationalization) của các quan hệ tư bản chủ nghĩa về quyền sở hữu, sự chiến đoạt, sự bóc lột, và sự thực hiện (cho một phê phán được mở rộng hơn, xem Jessop 2002). Tôi kết thúc tiết đoạn này bằng sự hướng chiếc gậy lại theo hướng đúng của nó qua việc lưu ý rằng các đóng góp của Poulantzas trong các lĩnh vực khác đáng tiếc vẫn chưa được thừa nhận đúng mức. Các đóng góp này gồm công trình sáng tạo của ông trong quan hệ với dân tộc, tính không-thời gian, chính trị ký ức (politics of memory), và sự phân công lao động chân tay-trí óc.

 

  1. Poulantzas bàn về tự nhiên và sinh thái chính trị

Không phải sự thống nhất của sự sống và loài người tích cực với các điều kiện tự nhiên, vô cơ của sự trao đổi chất của chúng với tự nhiên, và vì thế sự chiếm hữu của họ đối với tự nhiên, mà cần đến sự giải thích hoặc là kết quả của một quá trình lịch sử, mà đúng hơn là sự chia cắt giữa các điều kiện vô cơ này của sự tồn tại con người và sự tồn tại tích cực này, một sự chia cắt được đặt hoàn toàn chỉ trong quan hệ của lao động hưởng lương và tư bản (Marx, 1973: 489).

Poulantzas đã là một nhà tư tưởng sáng tạo trong nhiều khía cạnh; trong các khía cạnh khác, như người ta có thể kỳ vọng từ sự phát triển không đều của đời sống trí tuệ, ông đã là phần rất nhiều của thời đại của ông. Ông đã viết khi chủ nghĩa Ford đã vẫn là chế độ tích luỹ trung tâm chi phối. Chế độ này là một chế độ mà, nếu được ủng hộ bởi một phương thức điều tiết thích hợp, bao gồm một vòng thiện (virtuous circle) của sự sản xuất hàng loạt tăng lên và sánh với những sự tăng lên của sự tiêu thụ hàng loạt trong các lĩnh vực có đặc ân. Nó cũng được làm nền, nhờ chủ nghĩa đế quốc và sự kiểm soát của nó về các nguồn lực chiến lược, bởi một sự sụt liên tục của giá dầu thực tế như đầu vào cốt yếu của nó. Mô hình tăng trưởng Fordist đã được phản ánh trong sự sao nhãng rộng rãi của các quan hệ hữu cơ, phức tạp giữa loài người và môi trường tự nhiên và trong sự lạc quan về khả năng của tiến bộ công nghệ để giải quyết các vấn đề môi trường. Ngoài ra, trong thời kỳ này, các mối quan tâm lý luận chính của Poulantzas đã là các quan hệ giai cấp, nét đặc thù của nhà nước tư bản chủ nghĩa và các cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ (lãnh đạo), và sự phân biệt giữa các chế độ bình thường và các chế độ ngoại lệ. Phân tích của ông về các khủng hoảng kinh tế đã chủ yếu dựa vào giả thiết về một xu hướng khủng hoảng chung có dạng của xu hướng của sự giảm tỷ suất lợi nhuận, mà đã có cơ sở trong logic cạnh tranh của tư bản tạo lợi nhuận, và tầm quan trọng của sự huy động các phản-xu hướng thêm vào đó nơi chúng không tự động. Ông đã không nhắc tới các nhân tố sinh thái trong động học khủng hoảng, nói chi đến mối liên kết hữu cơ căn bản của chúng trong các xã hội đương thời với logic của sự tích luỹ tư bản.

Tương tự, các mối quan tâm chính trị hàng đầu của ông đã là chính trị Hy Lạp và Pháp, nơi chính trị xanh (green politics) giỏi nhất đã có một vai trò thứ yếu trên sân khấu chính trị cho đến lúc ông chết (về trường hợp Pháp, xem Whiteside 2002).[6] Như thế, các dẫn chiếu của ông đến môi trường trong khung cảnh này đã hầu như hoàn toàn bị hạn chế ở các phong trào môi trường, mà ông đã coi như hoạt động, giống các phong trào phụ nữ và sinh viên, trên các mặt trận thứ yếu trong cuộc đấu tranh giai cấp (cf. 1978b). Thế thì, không ngạc nhiên rằng ông đã bỏ qua các hệ luỵ của sự tương tác trao đổi chất đặc biệt của tư bản với tự nhiên. Thời thế thay đổi đến thế nào. Trong giữa các năm 1970, với khủng hoảng của chủ nghĩa Ford và các cú sốc dầu thứ nhất và thứ hai, các giới hạn môi trường đối với sự tích luỹ tư bản tiếp tục trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiên tiến đã vừa trở nên hiển nhiên. Ngày nay, hầu như là không thể, ngay cả đối với Chính quyền Bush [đương chức khi bài giảng này được trình bày] để bỏ qua việc môi trường đã có được một vai trò hàng đầu như thế nào trong các cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị, và tư tưởng cũng như tầm quan trọng của việc đạt được một sự hiểu biết thoả đáng về các quan hệ hữu cơ giữa chủ nghĩa tư bản và tự nhiên.

Để các vấn đề tình thế sang một bên, trong khi gần đây đã có một sự phục hồi đột phá của sự quan tâm sâu rộng và có hệ thống về Marx (và Engels) với các điều kiện tự nhiên của sự sản xuất của cải cùng các đóng góp của sức-lao động (labour-power) và các ngụ ý của chúng đối với logic tàn phá của tích luỹ tư bản (xem đặc biệt Burkett 1999; Foster 2000), sự sao nhãng sinh thái chính trị trong phê phán kinh tế chính trị đã có một đặc điểm rõ rệt của truyền thống duy vật lịch sử trong khoảng 120 năm. Giữa các lý do cho điều này, thay đổi ngang các thời kỳ và/hoặc trường hợp, là:

  • Sự bác bỏ chủ nghĩa bi quan Malthusian về các giới hạn nhân khẩu học đối với sự tăng trưởng;
  • Sự bác bỏ chủ nghĩa Darwin xã hội với sự tất định sinh học rõ ràng của nó;
  • Niềm tin vào vai trò tiến bộ của chủ nghĩa tư bản trong phát triển các lực lượng sản xuất trong việc chuẩn bị quá độ tới chủ nghĩa xã hội và rồi chủ nghĩa cộng sản;
  • Một sự chú tâm vào các mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa tư bản hơn là vào các giới hạn bên ngoài đến sự tích luỹ được tiếp tục;[7]
  • Sự chú tâm của kinh tế chính trị Marxist đến cái tách biệt chủ nghĩa tư bản khỏi các phương thức sản xuất tiền-tư bản chủ nghĩa – sự chiếm hữu và biến đổi của sự tồn tại tự nhiên, 
tương phản với, một đặc tính của “sản xuất nói chung”;
  • Một sự sao nhãng tương đối của các chiều giá trị-sử dụng của sản xuất hàng hoá suy rộng nhằm tập trung vào các đặc điểm phân biệt của giá trị-trao đổi trong logic tư bản chủ nghĩa của sự giá trị
hoá (valorization); và
  • Sự phủ nhận thiệt hại gây ra trong công nghiệp hoá Stalinist để đuổi kịp chủ nghĩa tư bản tiên tiến.[8]

Tóm lại, sự thiếu quan tâm đã là phổ biến giữa các nhà Marxist cùng thời của Poulantzas. Ngoài ra, bản thân Poulantzas chiến đấu một cuộc đấu tranh thận trọng chống lại chủ nghĩa tất định công nghệ – ông đã biện minh mạnh mẽ cho vị trí hàng đầu của các quan hệ xã hội của sản xuất trên các lực lượng sản xuất. Việc này đã cổ vũ sự sao nhãng về tự nhiên thô như một nguồn của cải và như một lực lượng sản xuất. Muộn hơn, ông thừa nhận rằng, trong tập trung sự tấn công của ông vào chủ nghĩa kinh tế [economism], ông đã hướng cây gậy theo chiều khác, tức là theo hướng chủ nghĩa chính trị [politicism] (1978a: 51-2). Nhưng ông đã chẳng bao giờ nhận ra rằng, trong việc làm thế, ông đã hướng chiếc gậy thậm chí xa thêm khỏi việc dính líu với các vấn đề sinh thái. Như thế, chẳng ở đâu ông đã nhắc tới tầm quan trọng của tự nhiên thứ nhất hoặc sự biến đổi của nó qua các thực hành xã hội thành tự nhiên thứ hai.* Hơn nữa, ngoài vài nhận xét thi thoảng về thiệt hại môi trường do chủ nghĩa xã hội nhà nước gây ra trong khối Soviet bởi vì sự chú tâm quá mức của nó đến sự phát triển công nghệ, môi trường là hoàn toàn vắng bóng khỏi các chân trời lý luận và chính trị của ông. Điều này liệu có nghĩa rằng Poulantzas, người đã luôn luôn nhạy cảm với các tình thế lý luận thay đổi – mà không là một người theo tận tình của bất kỳ mốt lý luận nào – sẽ chẳng có gì để nói đứng trước mối lo ngại tăng lên với các vấn đề môi trường và sinh thái chính trị? Và liệu nó có nghĩa rằng, trong khi ông đã nhạy cảm đối với các vấn đề chiến lược đương thời, ông lại không tích hợp các mối lo ngại sinh thái chính trị vào quan điểm của ông về chủ nghĩa xã hội dân chủ? Người ta có thể trả lời rằng đấy là các câu hỏi giả thuyết không thể trả lời được. Nhưng vẫn đáng suy ngẫm về một sự hiểu quan hệ-chiến lược của loại được trình bày trong các nghiên cứu cuối cùng của Poulantzas có thể đóng góp những gì cho các câu hỏi này. Việc này không có nghĩa rằng nhét trực tiếp các từ vào mồm ông mà đơn giản gồm sự suy đoán duy lý về các ngụ ý của cách tiếp cận của ông cho một sinh thái chính trị phê phán. Theo tinh thần này, vậy thì, tôi đưa ra năm gợi ý:

  1. Poulantzas chắc sẽ bác bỏ các giải thích cả duy sinh thái (eco-centric) lẫn duy-nhân học (anthropo-centric) về quan hệ giữa tự nhiên và loài người để ủng hộ một giải thích mang tính phê phán, lịch sử, quan hệ về các hình thức của tự nhiên và loài người và, tất nhiên, về sự nối khớp thay đổi của chúng. Điều này suy ra từ (a) sự phân tích mang tính lịch sử, quan hệ của ông về cá nhân (và sự cá nhân hoá), quốc gia, không gian, thời gian, và các phạm trù xã hội khác và (b) mối quan tâm dài của ông tới sự tất định quá mức của các phạm trù như vậy bởi các quan hệ giai cấp (thí dụ, 1973, 1978a). Nó cũng phản ánh sự khăng khăng của riêng Marx về nét đặc thù lịch sử của việc các điều kiện tự nhiên được khớp nối thế nào với các quan hệ xã hội của sản xuất và sự đồng-tiến hoá tiếp sau của chúng (cf. Burkett 1999: khắp nơi). Hơn nữa, căn cứ vào các nhận xét sớm hơn của tôi đến sự nhận ra sắc bén của Poulantzas về tầm quan trọng của sự cách ly các lĩnh vực kinh tế và chính trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và/hoặc của các hình thái xã hội tư bản chủ nghĩa, ông chắc sẽ nhạy cảm ngang nhau với sự tách rời ra giữa các điều kiện tự nhiên của sản xuất và hình thức giá trị của sự giàu có, được xem như một “sự tích lỹ khổng lồ của các hàng hoá”, mà trong đó nhiều điều kiện tự nhiên không được đếm xỉa đến (và, quả thực, bị tổn hại một cách nghiêm trọng, nếu không bị phá huỷ) bởi vì chúng không có “giá trị” nào từ quan điểm tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, ông có lẽ sẽ không thử giải thích “tự nhiên thứ nhất” hay “tự nhiên thứ hai” đương thời thuần tuý về mặt logic tích luỹ tư bản,[9] sau khi đã khẳng định rằng “chủ nghĩa tư bản không phải là nguồn của mọi tai hoạ” (1978a: 24, 207) và đã ngẫm nghĩ về các vấn đề của sự biến dạng quan liêu của chủ nghĩa xã hội nhà nước trong nỗ lực của nó cho công nghiệp hoá.

 

  1. Poulantzas tuy vậy chắc sẽ khăng khăng về việc phân tích sự chiếm đoạt và biến đổi thiên nhiên cũng như các giới hạn tự nhiên đối với sự tái sản xuất mở rộng của tư bản dưới dạng quan hệ, tức là, dưới dạng của một phân tích giai cấp về các vấn đề môi trường. Ông chắc sẽ phê phán productivism (chủ nghĩa sản xuất, tức là sự ca tụng sản xuất vì sản xuất, gắn với sự tạo ra các giá trị-sử dụng mới nhằm thực hiện giá trị thặng dư) như một kết quả của công việc nhàm chán của tích luỹ tư bản; và chắc ông sẽ gắn việc này với sự phát triển không đều, với động lực của các sự kình địch giữa đế quốc, và với các hiện tượng của chủ nghĩa đế quốc. Hơn nữa, trong khi nhận ra tác động chung ngày càng tăng của sự ô nhiễm sinh thái, sự cạn kiệt của các tài nguyên có thể tái tạo, và sự phá vỡ các hệ thống tự nhiên, ông chắc cũng sẽ lưu ý rằng tác động của chúng là không đều và rằng các sự đáp lại các thách thức này bị điều kiện hoá một phần bởi các sự chia rẽ giữa các giai cấp chi phối, sự cạnh tranh và các sự kình địch giữa đế quốc, các mối quan hệ phụ thuộc bên trong thị trường thế giới, và các xung đột giữa các đám đông dân chúng. Theo nghĩa này, thì, ông chắc không từ bỏ sự phân tích giai cấp (không giống André Gorz tạm biệt giai cấp lao động) mà có lẽ đồng ý với Michel Löwy, người đã là trợ lý của ông tại Đại học Paris 8-Vincennes từ 1969 đến 1977,[10] rằng

Vấn đề sinh thái là …thách thức lớn cho việc đổi mới tư tưởng Marxist tại ngưỡng cửa của thế kỷ thứ 21. Nó đòi hỏi rằng các nhà Marxist tiến hành một sự xét lại phê phán sâu sắc đối với quan niệm truyền thống của họ về “các lực lượng sản xuất,” và rằng họ từ bỏ triệt để tư tưởng về sự tiến bộ tuyến tính và hệ thuyết (paradigm) công nghệ và kinh tế của nền văn minh công nghiệp hiện đại. … Các nhà sinh thái học sai lầm nếu họ tưởng tượng họ có thể làm mà không có sự phê phán Marxian đối với chủ nghĩa tư bản (2005: 15, 17).

Chúng ta cũng chẳng dừng lại với việc nhận ra tầm quan trọng tiếp tục của hình thức đặc thù về mặt lịch sử của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, vai trò của chúng trong sự phát triển các lực lượng sản xuất, và tác động của chúng lên các hình thức của sự sản xuất của cải và sự biến đổi thiên nhiên. Ông chắc sẽ cột việc này, như đã lưu ý, với sự phân tích các quyền lực giai cấp, đặc biệt, với một sự giải thích vai trò của nhà nước trong việc dàn xếp và hướng dẫn các sự đáp lại với các vấn đề sinh thái.

  1. Như thế, Poulantzas chắc sẽ chú ý đặc biệt đến (a) các xung đột bên trong và ngang các thành phần tư bản chủ nghĩa quốc gia và siêu quốc gia khác nhau và (b) các sự căng thẳng vốn có trong sự cùng-tồn tại của thị trường thế giới có xu hướng ngày càng hội nhập với sự toàn cầu hoá của các xu hướng-khủng hoảng sinh thái và sự tồn tại được tiếp tục của một sự đa nguyên của các nhà nước quốc gia. Quả thực, như ông đã nhấn mạnh, “chẳng phải bên trong tư bản như một tổng thể cũng không phải bên trong bản thân tư bản độc quyền, có một trường hợp cá biệt có khả năng sắp đặt ai phải hy sinh sao cho những người khác có thể tiếp tục thịnh vượng” (1978a: 182-183). Việc này dẫn đến các mâu thuẫn vắt ngang qua các mạng và các nhánh của bộ máy kinh tế nhà nước trong sự trọn vẹn của chúng (1978a: 171) và dẫn đến các quyết định có lợi cho các lợi ích kinh tế của tư bản mà có thể tỏ ra hoàn toàn không tương thích với sự duy trì quyền bá chủ (quyền lãnh đạo), càng thế hơn vì mọi chính sách và thực hành nhà nước được tổ chức lại quanh các mệnh lệnh kinh tế (1978a: 167-169).
  2. Chính về phần nhà nước mà tôi kỳ vọng Poulantzas có sự đóng góp quan trọng nhất của ông cho sinh thái chính trị. Một cách riêng biệt, chắc ông sẽ phân tích các ranh giới thay đổi và phạm vi thay đổi của các lĩnh vực kinh tế và ngoài-kinh tế khi khủng hoảng sinh thái bắt đầu tác động đến các chiến lược tích luỹ và các phương thức điều tiết và/hoặc để chuyển các vấn đề sinh thái từ bên lề cuộc sống vào trung tâm của chính trị đương thời. Điều này đến lượt chắc sẽ được phản ánh trong phân tích của ông về các chức năng kỹ thuật-kinh tế-sinh thái thay đổi của nhà nước cũng như sự lệ thuộc tiếp tục của chúng vào chức năng chung của nó về duy trì sự cố kết xã hội (social cohesion) trong một xã hội bị chia rẽ về giai cấp. Nó chắc cũng được phản ánh trong thảo luận của ông về xu hướng tăng lên theo hướng chủ nghĩa nhà nước độc đoán (authoritarian statism) trong chừng mực mà các đòi hỏi của nguồn lực sinh thái, chiến lược, an ninh kinh tế, và, trước hết, an ninh sinh học có khả năng củng cố các xu hướng khủng hoảng chung của chủ nghĩa tư bản và tăng cường các cuộc đấu tranh chính trị bên trong và giữa các nhà nước quốc gia. Các khẳng định này có cơ sở trước hết trong sự phân tích của ông về nhà nước và nền kinh tế trong State, power, socialism (1978a), mà cực kỳ nhạy cảm đối với tính hay biến đổi của sự gắn khớp giữa các lĩnh vực kinh tế và chính trị và sự chính trị hoá tăng lên của nền kinh tế và sự kinh tế hoá của chính trị. Poulantzas chắc sẽ phân tích các cuộc bàn cãi về chính sách và các vấn đề sinh thái của sự cai quản sinh thái chính trị (political ecological governance) tổng quát hơn được đan xen thế nào với các tranh cãi bên trong và giữa các thành phần tư bản, làm sâu sắc các rạn nứt trong khối quyền lực (1978a: 212-213). Tác động của khủng hoảng sinh thái chắc cũng có các hậu quả lên các giai cấp và các phạm trù xã hội khác, dẫn đến sự chính trị hoá của các vấn đề sinh thái và sự chuyển động của chúng từ “các mặt trận thứ yếu” sang vị trí trung tâm trong sự gắn khớp tổng thể của chính trị. Tổng quát hơn, một khi nhà nước được sinh ra, nó biến đổi mọi thứ nó đụng đến (kể cả, bằng sự ngụ ý, “nhà nước của tự nhiên”, mà bị chính trị hoá thành “tự nhiên của nhà nước”) (1978a).

 

  1. Poulantzas chắc sẽ tích hợp một phê phán Marxist của sinh thái chính trị vào chiến lược của ông cho một quá độ tới chủ nghĩa xã hội dân chủ. Các phong trào xã hội mà ông đã xem như các lực lượng then chốt đứng cạnh và ủng hộ trong dự án xã hội chủ nghĩa đã gồm cả các nhóm môi trường, phong trào chống-hạt nhân, phong trào phụ nữ, và vân vân. Ông thừa nhận rồi trong State, power, socialism rằng:

phạm vi khách quan của các liên minh nhân dân đang trải qua sự mở rộng đáng kể. Ngoài ra, các xung đột gắn mật thiết hơn với khủng hoảng tư tưởng có vẻ là cả nguồn gốc lẫn kết quả của một sự nhận thức bình dân mới liên quan đến các câu hỏi mà bây giờ không còn là các mặt trận “thứ yếu’ nữa – chứng kiến, về mặt này, phong trào sinh viên, phong trào giải phóng phụ nữ và phong trào sinh thái (1978a: 211).

Các nhà sinh thái học Pháp đương thời, với các ngoại lệ hiếm hoi, đã có khuynh hướng địa phương chủ nghĩa và từng phần, có lẽ biện minh cho sự đối xử của Poulantzas với họ như có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy vậy, sự bành trướng gần đây của các phong trào xanh và các đảng xanh để trở thành một lực lượng chính trị độc lập ở mức quốc gia và, quả thực, mức quốc tế phải làm thay đổi sự tính toán này. Nhưng chắc nó vẫn sẽ gồm việc kết nối sự phê phán sinh thái chính trị với sự phê phán kinh tế chính trị, cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa hình thức tư bản chủ nghĩa của sự sản xuất của cải như một sự tích luỹ to lớn của các hàng hoá và động lực đặc thù và các hình thức của khủng hoảng sinh thái trong các hình thái xã hội tư bản chủ nghĩa riêng lẻ, thị trường thế giới, và ngày càng là một làng toàn cầu.

 

  1. Chủ nghĩa xã hội dân chủ

Poulantzas đã từ chối để trình bày một mô hình chung cho một nhà nước quá độ. Như ông đã lưu ý:

Một “mô hình” của Nhà nước quá độ tới chủ nghĩa xã hội không thể được phác thảo: không như một mô hình phổ quát có khả năng được cụ thể hoá trong các trường hợp cho trước, thậm chí cũng chẳng như một công thức không thể sai, được bảo đảm về lý luận cho một hay vài nước (1978a: 22).

Tuy nhiên, các khuyến nghị chiến lược tổng thể của ông cho một sự quá độ dân chủ sang chủ nghĩa xã hội dân chủ đã bao gồm một sự kết hợp gấp ba của các cuộc đấu tranh bên trong nhà nước để làm thay đổi sự cân bằng lực lượng, các cuộc đấu tranh để biến đổi nhà nước và làm cho nó dễ tiếp cận hơn đối với các lực lượng bình dân và để làm yếu các tính chọn lọc được khắc ghi về mặt cấu trúc của bộ máy nhà nước hiện tồn, và các cuộc đấu tranh từ xa nhà nước để làm thay đổi sự cân bằng bên trong của các lực lượng và để phân cực chúng theo hướng một sự biến đổi triệt để. Ngoài ra, ông đã đưa ra các khuyến nghị rõ ràng về hình thức thích hợp của nhà nước cho chủ nghĩa xã hội dân chủ – hình thức dựa trên một sự kết hợp khôn ngoan của dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, mà trong đó logic kinh tế và chính trị của mỗi thứ làm nhẹ bớt các xu hướng tới thất bại của thứ khác. Quả thực, Poulantzas đã nhấn mạnh “sự căng thẳng không thể giảm bớt được” giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (1978b: 177, chữ nghiêng trong bản gốc; cf. 1978a).

Như thế, như ông đã lưu ý ở nơi khác, dân chủ trực tiếp vấp phải rủi ro của tính ích kỷ nhà máy [hay doanh nghiệp] và chủ nghĩa địa phương cũng có thể thất bại bởi vì các nguồn lực hạn hẹp và sự thiếu ủng hộ từ trung tâm; tương tự, cả các phong trào lao động có tổ chức cũng như các phong trào xã hội mà không có các ràng buộc với lao động được tổ chức đều vấp phải mức độ rủi ro ngang thế về bị hấp thu vào các mạng lưới của nhà nước.[11] Ngược lại, một nền dân chủ đại diện thuần tuý vấp phải rủi ro về làm sâu sắc sự cách ly của những người đại diện và những người được đại diện và không nhạy cảm với các nhu cầu địa phương. Lời giải kép mà Poulantzas tìm đến đã là (a) dân chủ hoá nhà nước và các cơ quan đại diện của nó sao cho nó mở hơn cho các áp lực từ dưới lên và từ xa đến, và cũng sẵn sàng hơn để ủng hộ chúng trong các cuộc đấu tranh riêng của chúng và (b) sự phát triển của cái mà tôi chọn để gọi là sự đoàn kết khả thi cực đại (maximum feasible solidarity) giữa các phong trào địa phương-khu vực và các phong trào đơn-vấn đề (single-issue) hoặc các phong trào vấn đề-hạn chế (limited-issue) sao cho các vấn đề nan giải của chủ nghĩa địa phương, và tính ích kỷ có thể được hạn chế bên trong sự theo đuổi một tầm nhìn tổng thể về chủ nghĩa xã hội dân chủ.

Các ý tưởng này có thể được phát biểu dưới dạng lý thuyết hệ thống nhờ các ý tưởng về “sự đa dạng cần thiết-requisite variety” và “tính phản thân cần thiết-necessary reflexivity”. Thứ nhất, dù không phương thức tổ chức kinh tế và chính trị nào cung cấp một phương tiện tối ưu của sự cai quản kinh tế và chính trị, bởi vì các tính chọn lọc cố hữu dính líu đến mỗi phương thức và bởi vì các xu hướng-khủng hoảng liên kết của chúng và các hình thức điển hình của sự thất bại, thì có ý nghĩa để kết hợp nhiều phương thức mà có thể được triển khai với trọng lượng thay đổi của chúng phù hợp với mức độ, cường độ, và tính khẩn cấp của các vấn đề riêng biệt. Các lý lẽ của Poulantzas cho việc kết hợp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, đặc biệt nếu được kết hợp với một cách tiếp cận đa-quy mô (multi-scalar) đến sự cai quản dân chủ, có vẻ nhất quán với viễn cảnh này. Thứ hai, nếu không có phương thức hết sức rõ ràng, thành công một cách cố hữu nào của sự đại diện và sự cai quản, thì là cốt yếu để thúc đẩy sự lo xa thấy trước, sự phản xạ (phản thân-reflexivity), và sự phản hồi về các vấn đề tiềm tàng đang nổi lên và các lời giải tạm thời của chúng.

Nhưng tính đa dạng cần thiết và sự phản xạ (reflexivity) là không đủ. Vì, nếu không có bảo đảm nào của sự thành công và mức độ thất bại nào đó là không thể tránh khỏi, thì cần đến cái gì đó nhiều hơn. Poulantzas đã chắc chắn biết về các rủi ro của hành động cách mạng, ngay cả khi nó đã tỏ ra thành công lúc đầu. Vì ông đã lên án sự méo mó quan liêu của cách mạng Nga; đã phê phán sự thất bại của quá độ dân chủ (chuyển đổi dân chủ) ở Bồ Đào Nha; và đã cảnh cáo về các giới hạn đối với dân chủ xã hội. Nhưng việc này đã không dẫn ông đến chủ trương một bước trực tiếp đến đấu tranh vũ trang. Ông đã là một người tin mạnh mẽ vào sự phân tích tình thế và vào sự nhận diện các tầm nhìn về khả năng trong việc thúc đẩy sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội dân chủ trong những lúc và những địa điểm cá biệt. Như thế, trong State, power, socialism, Poulantzas không chỉ đã phê phán niềm tin dân chủ xã hội vào một sự chuyển động từ từ, không thể đảo ngược được, và luỹ tích (cumulative) đến chủ nghĩa xã hội dân chủ mà cũng đã cảnh cáo mạnh mẽ chống lại việc coi sự tấn công bạo lực dữ dội lên nhà nước như một sự thay thế đích thực (genuine alternative) đối với một quá độ dân chủ tới chủ nghĩa xã hội dân chủ. Một cách để nghĩ về điều này dưới dạng của các hạn chế vốn có đối với sự huy động cách mạng và các rủi ro thất bại. Nếu các rủi ro này là cao, thì tốt hơn là để tiến hành một hình thức kép của sự châm biếm (double form of irony). Hình thức thứ nhất là quen thuộc từ cách ngôn nổi tiếng mà Gramsci đã đặt lên đầu tờ tuần báo L’Ordine Nuovo: “sự bi quan của trí tuệ, sự lạc quan của ý chí.” Điều này dịch sang khung cảnh hiện thời thành sự cần thiết để nhận ra các rủi ro thất bại, nhưng hành động cứ như bạn có thể thành công. Thế nhưng, như Poulantzas đã lưu ý, không có “công thức được bảo đảm về lý luận” nào cho sự thành công. Cho nên, hình thức thứ hai của sự châm biếm là để phản ánh rằng, nếu ta không thể bảo đảm thành công, chí ít ta có thể chọn phương thức của mình về sự thất bại có thể. Và, nếu thế, ta phải lựa chọn một cách khôn ngoan. Tôi tin rằng Poulantzas đã đối mặt với cả hai thế lưỡng nan và đã lập luận khá có ý thức trong State, power, socialism rằng đã là tốt hơn để chọn rủi ro của một sự thất bại dân chủ để tiến hành một quá độ dân chủ tới chủ nghĩa xã hội dân chủ hơn là mạo hiểm chịu các hậu quả của sự chọn một thất bại đẫm máu để tiến hành một quá độ bạo lực sang một chủ nghĩa xã hội chưa biết. Nhưng trong việc chọn con đường của sự thất bại dân chủ, ông cũng đã nhắm tới để tổi thiểu hoá các khả năng của sự thất bại dân chủ thông qua các khuyến nghị của ông về hình thức mà một con đường dân chủ như vậy phải có. Vì điều này phải kết hợp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, sự huy động giai cấp và ngang-giai cấp, các đảng chính trị và các phong trào xã hội, trong một hỗn hợp không ổn định để duy trì một cân bằng không ổn định của sự thoả hiệp.

 

  1. Các kết luận

Chúng ta sống trong một thời đại và tình thế khác căn bản về các khía cạnh cốt yếu với thời đại và tình thế mà Poulantzas đã sống, đã suy ngẫm, và đã đấu tranh. Tuy nhiên, cách tiếp cận tổng thể của ông đến kinh tế chính trị phê phán và, đặc biệt, đến nhà nước và quyền lực nhà nước vẫn hợp lệ. Nhưng nó không thể được áp dụng hệt như trong điều kiện mà trong đó ông đã để lại nó. Cùng công việc để tang chúng ta phải đặt công việc đổi mới. Việc này gồm sự tiếp tục công trình chưa xong về một cuộc cách mạng lý luận cơ bản trong các phân tích Marxist về nhà nước và việc gỡ rối các lý lẽ đặc thù cho các tình thế cá biệt và các trường hợp quốc gia từ các trường hợp mà có một tính hợp lệ tổng quát hơn cho một thời kỳ lịch sử hoặc cho logic của tích luỹ tư bản và sự can thiệp nhà nước được xem xét như một toàn bộ. Chúng ta phải tiếp cận nhiệm vụ này theo cùng tinh thần phê phán như Poulantzas đã xử trí các nghiên cứu riêng của ông cũng như các nghiên cứu của những người khác: để đánh giá đúng các sự đoạn tuyệt lý luận đáng kể của nó, để lấp đầy các lỗ hổng của nó, để đánh giá tính xác đáng của nó đối với các vấn đề và các trào lưu lý luận mới, để phát triển nó theo các hướng mới. Nhưng chúng ta cũng phải thử để tránh thuyết duy lý luận (theoreticism) mà bóp méo và làm mất hiệu lực nhiều đến vậy sự phân tích Marxist và thay vào đó nhắm để gắn kết phân tích lý luận với các vấn đề chiến lược chính trị. Bản thân Poulantzas đã chiến đấu lâu dài và hết sức cố gắng cho sự thống nhất cánh tả ở Pháp và Hy Lạp và đã thử cung cấp các nền tảng lý luận cho một chiến lược hiệu quả được định hướng tới một quá độ dân chủ sang chủ nghĩa xã hội dân chủ dưới các điều kiện của chủ nghĩa tư bản đương thời. Đấy đã chắc chắn là một cuộc đấu tranh bõ công chiến đấu và ngày nay thậm chí còn quan trọng hơn bao giờ hết rằng cuộc đấu tranh này được tiếp tục và được tăng cường.

 

Tài liệu tham khảo

Anderson, P. 1976. Considerations on western Marxism. London: New Left Books.

Benton, T. 1996. The greening of Marxism. New York: Guilford Press.
Burkett, P. 1999. Marx and nature: a Red and Green perspective. New York: St Martinhs Press.

Deléage, J.-P. 1994 Eco-Marxist critique of political economy. In M. O’Connor (ed.). Is capitalism sustainable? New York: Guilford Press. Pp. 37-52.

Foster, J.B. 2000. Marx’s ecology: materialism and nature. New York: Monthly Review Press.

Gorz, A. 1980[1975]. Ecology as politics. Montreal: South End Press.

Gramsci, A. 1971. Selections from the Prison Notebooks. London: Lawrence & Wishart.

Jessop, B. 1985. Nicos Poulantzas: Marxist theory and political strategy. London: Macmillan.

Jessop, B. 2002. Globalization and the national state. In S. Aronowitz and P. Bratsis (eds.) Paradigm lost: state theory reconsidered. Minneapolis: University of Minnesota Press. Pp. 185-220.

Jessop, B. 2017. Poulantzas zum Imperialismus. In T. Boos, H. Lichtenberger, and A. Puller (eds.). Mit Poulantzas arbeiten, um aktuelle Macht- und Herrschaftsverhältnisse zu verstehen. Hamburg: VSA.

Lipietz, A. 1994. Green hopes: the foundations of political ecology. Cambridge: Polity.

Löwy, M. 2005. What is ecosocialism? Capitalism, Nature, Socialism 16(2): 15-24.

Löwy, M. 2015. Michael Löwy: the Nicos Poulantzas I knew (interview) URL:

http://www.versobooks.com/blogs/1908-michael-lowy-the-nicos-poulantzas-i-knew.

Luhmann, N. 1982 The differentiation of society. New York: Columbia University Press.

Marsden, R. 1999. The nature of capital: Marx after Foucault. London: Routledge.

Marx, K. 1967[1894]. Capital, volume III. London: Lawrence & Wishart.

Marx, K. 1973[1857-1858]. Grundrisse. Harmondsworth: Penguin.
Moscovici, S. 1974. Hommes domestiques et hommes sauvages. Paris: Christian Bourgeois.

O’Connor, J. 1998. Natural causes: essays on ecological Marxism. New York: Guildford Press.

Poulantzas, N. 1973[1968]. Political power and social classes. London: New Left Books.

Poulantzas, N. 1974[1970]. Fascism and dictatorship. London: New Left Books.

Poulantzas, N. 1974. The internationalization of capital and the nation state. Economy and Society 3(2): 145-179

Poulantzas, N. 1975[1974]. Classes in contemporary capitalism. London: New Left Books.

Poulantzas, N. 1976. Crisis of the dictatorships. London: New Left Books.

Poulantzas, N. (ed.). 1976. La crise de l’état. Paris: Presses Universitaires de France.

Poulantzas, N. 1978a. State, power, socialism. London: Verso.

Poulantzas, N. 1978b. Repères. Paris: Maspero.

Sarkar, S. 1999. Eco-socialism or eco-capitalism? A critical analysis of humanity’s fundamental choices. London: Zed Books.

Théret, B. 1992. Régimes économiques de l’ordre politique. Esquisse d’une théorie régulationniste des limites de l’État. Paris: Presses Universitaires de France.

Whiteside, K.H. 2002. Divided natures: French contributions to political ecology. Cambridge: MIT Press.

 

[1] Dr Bob Jessop, Giáp sư Ưu tú về Xã hội học, Department of Sociology, Lancaster University, UK. Email: b.jessop @ lancaster.ac.uk. Đây đã là Bài giảng Tưởng niệm Nicos Poulantzas Hàng năm đầu tiên, được Nicos Poulantzas Institute tổ chức, được trình bày tại Panteion University of Economics and Political Sciences, Athens, ngày 7 tháng Mười hai 2007, và được xét lại một chút trong tháng Hai 2017. [Nguyễn Quang A dịch từ Nicos Poulantzas on political economy, political ecology, and democratic socialism]

 

[2] Về đề tài này, xem Jessop (2017)

[3] Poulantzas đã tự tử trong tháng Mười Một 1979, cho nên các sự kiện sau đó là không thích hợp cho câu chuyện này.

[4] Về mong muốn của Gramsci để phát triển một khoa học tự chủ về chính trị [the political] (đến lượt có nguồn gốc từ đàm luận của Machiavelli về The Prince), xem Gramsci, 1971: 136-143.

[5] Một kết quả của việc này đã là một sự bất lực để giải quyết các đặc tính đặc thù của các khủng hoảng tài chính – đã được nhắc đến rồi trong Capital III; và các đặc tính đặc thù của các khủng hoảng sinh thái và sự xác định quá mức của chúng bởi logic của tích luỹ tư bản.

[6] Trong khi những người ủng hộ môi trường đã đứng lên trong các cuộc bầu cử địa phương, khu vực, và toàn quốc trong các năm 1970, một đảng chính trị xanh (les verts) đã không được hình thành ở Pháp cho đến 1982, ba năm sau khi Poulantzas tự vẫn. Ở Hy Lạp, một đảng xanh đã không hình thành cho đến cuối các năm 1980.

[7] Deléage (1994: 47, được Whiteside 2002: 190 trích dẫn). Cf. O’Connor về “sự mâu thuẫn thứ hai” của chủ nghĩa tư bản.

[8] Benton (1996: 83-83) liệt kê điều này như một trong các lý do vì sao các nhà tư tưởng xanh cảm thấy dị ứng với chủ nghĩa Marx.

 

* Các lý thuyết Marxist và Hegelian tách biệt khái niệm tự nhiên thành hai phạm trù: “tự nhiên thứ nhất” là tự nhiên gốc, trước (sự can thiệp của) con người; “tự nhiên thứ hai” là các sự thay đổi do con người tạo ra, phủ lên và làm lại tự nhiên thứ nhất (chú thích của người dịch).

[9] Lý lẽ này, mà có cơ sở trong cách tiếp cận riêng của Poulantzas tới các vấn đề tương tự, là cũng nhất quán với truyền thống trí tuệ Pháp, với sự quan tâm của nó đến “tự nhiên và nhân loại xác định lẫn nhau thế nào” (Whitehead 2002: 4, trích dẫn nhà sinh thái học chính trị Pháp, Moscovici [1974] về sự nhận ra của Marx rằng con người là phần của tự nhiên).

[10] Về thời kỳ này, xem Löwy (2015).

[11] Xem Poulantzas (1978b: 176), trong quan hệ với chiến lược của Ingrao cho các phong trào xã hội; và ibid, pp. 180 và 182 về các rủi ro của chủ nghĩa nghiệp đoàn (corporatism).

One Comment

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*