Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Xã luận / Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Xã luận

Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí

Hà Nội, Việt Nam – Chính phủ cộng sản đất nước Đông Nam Á này hứa rằng giáo dục luôn miễn phí nhưng hầu như họ chưa bao giờ thực hiện được lời cam kết đó.

Giáo dục ở đất nước này được xây dựng với tinh thần miễn phí. Thế nhưng có nhiều gia đình vẫn không thể kham nổi.

Tại một công viên bên ngoài Nhà Hát Lớn ở Hà Nội, cô bé 6 tuổi tên Trang đang chơi một mình với những chiếc que hoặc ngồi cùng với bố trên chiếc xe máy khi ông ấy chở khách hàng đi quanh thành phố. Trang không đi học bởi vì gia đình em không có đủ tiền để trả học phí.

Những hoàn cảnh éo le như vậy không hề hiếm ở Việt Nam. Thay vì đọc sách, những đưa trẻ ở độ tuổi tới trường lại đi dọn bàn, làm việc ở các cửa hàng tạp hóa, hoặc đơn giản là lang thang trên các con phố bán kẹo cao su hoặc vé sổ xố.

Hiến pháp Việt Nam cam kết rằng, “Giáo dục cơ sở là bắt buộc và hoàn toàn miễn phí”. Nhưng những chi phí khác như sách giáo khoa, đồng phục vẫn làm cho các em sinh ra trong các gia đình nghèo khó không thể tới trường. Chi phí còn cao hơn nữa ở trường trung học trở lên, nơi mà hầu hết toàn bộ các trường luôn tính phí.

Đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa này vẫn chưa xã hội hóa được giáo dục một cách trọn vẹn, bởi vì những khoản tiền trời ơi đã khiến cho nhiều em không thể cắp sách tới trường.

Các trường công không thể tính phí cho tới cấp độ trung học cơ sở, cho nên họ yêu cầu học sinh trả tiền cho những thứ như vệ sinh, bảo vệ, người làm vườn, bút viết, vở viết, sách giáo khoa và thậm chí cả việc sơn lại phòng học. Việc làm này đã trở nên thái quá trong năm 2011 và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường dừng ngay việc vòi tiền của các phụ huynh.

Giờ đây, thay vì mở rộng cơ hội tới trường đối với con em, các nhà hoạch định chính sách đang ra tín hiệu sẽ có một bước xa nữa đối với việc phổ cập giáo dục. Bản Hiến pháp mới đang được sửa đổi và bổ sung có thể sẽ xóa bỏ quy định liên quan tới việc miễn phí giáo dục, thay vào đó là mục 42 còn nhập nhằng hơn nhiều: “Các công dân có quyền và trách nhiệm đối với học tập.”!

Đề nghị này đã gây ra sự hoài nghi và lo lắng về việc sẽ dẫn tới các tình trạng học phí tăng cao hơn nữa.

“Điều này quá chung chung và quá rộng, và đi kèm với nó là những hiểm nguy mà những nhân tố hiện đang được miễn phí ở mức học tiểu học sẽ có khả năng bị biến mất”, bà Mitsue Uemura, Trưởng Chương trình Giáo dục của Unicef tại Việt Nam trả lời trong một cuộc phỏng vấn.

Những sửa đổi

Liên Hợp Quốc đang vận động hành lang đối vói các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam nhằm duy trì việc đảm bảo miễn phí giáo dục theo mục 59 trong Hiến pháp. Nổ lực của họ là một trong những bước đi của chính phủ nhằm thu thập phản hồi của công chúng cho đến cuối tháng Ba trước khi có những thay đổi trong Hiến pháp năm 1992. Mùa hè năm nay, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa ra các sửa đổi – có thể có nhiều tác động lên nhiều vấn đề, từ nhân quyền cho đến việc quy chế quan sát bầu cử, và rồi bỏ phiếu cho các thay đổi này trước cuối năm nay.

Trang web của Quốc hội đã mời người dân vào để đưa ra ý kiến. Giáo sư Vật Lý Đàm Thanh Sơn tại Đại học Chicago đã gửi một lá thư cảnh báo tới trang web trên rằng “bằng việc bỏ đi quy định trong mục 59, nhà nước có thể coi thường cam kết đối với Hội nghị Liên Hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Mục 28 của Hội nghị cho hay “mọi trẻ em có quyền được hưởng giáo dục tiểu học, và cần được miễn phí”.

Những người viết dự thảo đã nói rằng những thay đổi mà họ đề xuất có thể mở rộng chính sách của nhà nước hơn từ lớp 1 tới lớp 5, nhằm yêu cầu và cấp quỹ cho giáo dục cấp cao. Nhưng các nhà quan sát cho rằng nếu thực sự đây là mục đích thì bộ luật mới không hề phản ảnh điều đó.

“Tinh thần của việc xây dựng một xã hội có giáo dục mà ở đó ai cũng được học, và mọi người giúp đỡ nhau trong học tập, không hề được thấy trong bản dự thảo sửa đổi”, tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, cựu Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho hay qua email.

Dù cho việc tranh luận xung quanh Hiếp pháp sửa đổi này có thành ra thế nào đi chăng nữa, nó đã giúp chỉ ra những sai lầm trong việc Việt Nam chi trả cho chương trình giáo dục. Phần lớn các hộ gia đình đều phải trả ít nhất một phần học phí, một điều có vẻ như không hợp lý lắm đối với một thể chế xã hội chủ nghĩa. Thậm chí ở những đất nước thị trường tự do nhất cũng muốn quốc gia hóa thành phần sơ đẳng này thành phúc lợi xã hội.

Katarina Tomasevsky, cựu đặc báo viên của Liên Hiệp Quốc về giáo dục, đã tranh luận rằng Việt Nam đã phần nào tư hữu hóa giáo dục bằng việc đẩy một số chi phí tài chính về phía phụ huynh. “Việc phụ huynh sẵn sàng chi trả cho việc học tập của con em họ đã xóa bỏ đi khái niệm về sự bắt buộc của những chi phí công trong giáo dục phổ thông, và xóa bỏ luôn cả mô hình dịch vụ công miễn phí trước đây của giáo dục”, cô viết trong bản báo cáo toàn cầu năm 2006 về giáo dục có nhan đề “Có phí hay miễn phí”.

Võ Thị Diễm, năm nay 18 tuổi, nói rằng để có thể giúp cô vượt qua được cấp tiểu học, bạn bè cô đã cho cô mượn sách giáo khoa, và một giáo viên cho cô bộ quần áo trắng đồng phục để có thể vào lớp. “Tôi đã sợ rằng mình phải bỏ học”, cô nói. Theo Văn phòng Thống kê Trung ương, 15,5% học sinh từ độ tuổi 5-18 đã phải bỏ học giữa chừng.

Diễm không phải bỏ học vì có một giáo viên đã giới thiệu em đến Hội Từ thiện Trẻ em Sài Gòn, một tổ chức với khẩu hiệu “Xoá bỏ đói nghèo bằng giáo dục”.

Giám đốc Paul Finnis cho biết chi phí đến trường không đơn thuần chỉ là học phí.

“Như bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng biết, luôn có nhiều thứ phải chi, tiền mua đồng phục, giày dép”, ông Finnis cho biết. ”Ví dụ, hôm trước chúng tôi gặp một em trai chân đất. Và khi chúng tôi hỏi, em nói rằng em có một đôi giày, một đôi dép lê nhưng em muốn để dành để ăn Tết hay dịp Năm mới”.

Tỉ lệ biết chữ gia tăng

Bằng nhiều biện pháp, Việt Nam đã có các bước đột phá lớn về giáo dục trong gần hai thập niên qua. Tỉ lệ bỏ học toàn quốc là 22% trong năm 1989. Cũng trong cùng năm, tỉ lệ thoát mù chữ trong lứa tuổi từ 15 trở lên là 87,3%, so với 93,5% vào năm 2009. Trong giai đoạn 20 năm, tỉ lệ trẻ từ 15 tuổi trở lên với trình độ giáo dục ít nhất là một vài năm ở đại học đã tăng từ 1,7% lên 4,4%.

Việt Nam, vốn có truyền thống hiếu học từ lâu, dường như đang trên đà để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục phổ thông tiểu học.

Chính quyền rõ ràng đang đầu tư vào giáo dục. Họ đã chi 19,8% ngân sách quốc gia cho giáo dục trong năm 2010, so với chỉ số trung bình trong khu vực Đông Á là 13,7%, Unesco cho biết.

Nhưng bà Uemura thuộc cơ quan Unicef nói rằng Việt Nam phải tìm được những phương pháp hiệu quả nhất để sử dụng ngân sách giáo dục của mình. “Liệu họ có thật sự tiến bộ, đặc biệt là đối với những người bị thiệt thòi, những người đang bị bỏ rơi phía sau?” Uemura quan ngại.

Những người bị bỏ rơi chiếm 22,7% trong tổng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa học xong tiểu học. Mặc dù 95,5% tổng số trẻ em theo học tiểu học vào đúng độ tuổi, chỉ có 88,2% được học hết cấp.

Con số bị giảm thêm 9% ở những vùng sâu vùng xa, nơi giáo viên tiểu học Trần Thị Thanh Phong nói rằng đa số các gia đình chắc chắn sẽ không lo được cho con em đến trường.

“Đối với họ, kiếm đủ tiền để sống đã là một vấn đề”, cô nói. “Cho nên, nếu họ phải đóng học phí thì họ làm cách nào để mà sống nổi?”

Liên Hoàng, Al Jareeza

Lê Duy chuyển ngữ, Nguồn dịch:  Phía Trước

 

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*