Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Tình hình thế giới / Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Cảnh sát Tư tưởng CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Tình hình thế giới, Xã hội dân sự, Xu hướng mới

Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội

­­(The Road to Digital Unfreedom: Three Painful Truths About Social Media)

Bạn có thể bấm vào đây để tải bản pdf về (nhớ bấm download tại đó)

 

Journal of Democracy, Vol. 30, pp. 25-39, January 2019.

https://www.journalofdemocracy.org/articles/the-road-to-digital-unfreedom-three-painful-truths-about-social-media/ 2/27

 

 

Ronald Deibert*

 

 

TÓM TẮT

 

Trong những năm gần đây truyền thông xã hội đã bị hành hạ bởi những lo ngại tăng lên về tin vịt, những sự vi phạm riêng tư, và sự lan truyền lời nói tai hại. Bài này liệt kê các vấn đề xung quanh truyền thông xã hội và quyền lực chính trị dưới dạng “ba sự thật đau đớn”—được gọi như vậy bởi vì, mặc dù có một sự đồng thuận nổi lên quanh các điểm này, nhiều người không sẵn lòng thừa nhận dứt khoát độ sâu của các vấn đề này và những sự thay đổi căn bản cần thiết để làm giảm nhẹ chúng. Sự thật đau đớn thứ nhất là, việc kinh doanh truyền thông xã hội được xây dựng quanh việc giám sát dữ liệu cá nhân, với các sản phẩm được thiết kế rốt cuộc để dò xét chúng ta nhằm đẩy quảng cáo về hướng chúng ta. Sự thật đau đớn thứ hai là, chúng ta đã ưng thuận điều này, nhưng không hoàn toàn có ý thức: Các phương tiện truyền thông xã hội được thiết kế như những cỗ máy gây nghiện, được lập trình cốt để lợi dụng những xúc cảm của chúng ta. Sự thật đau đớn thứ ba là, các thuật toán thu hút sự chú ý làm nền tảng cho truyền thông xã hội cũng đẩy tới các thực hành độc đoán mà nhắm để gieo sự lẫn lộn, sự ngu dốt, định kiến, và sự hỗn loạn, bằng cách ấy tạo thuận lợi cho sự thao túng và sự làm xói mòn trách nhiệm giải trình. Hơn nữa, sự giám sát mịn (fine-grained) mà các công ty thực hiện vì các lý do kinh tế là một sự thay mặt (proxy) quý giá cho sự kiểm soát độc đoán.

Truyền thông xã hội đã bị đánh mới đây. Lời phê bình đã làm mòn mất các công ty lớn chế ngự khu vực, và với nó phần lớn internet. Facebook, Google, và Twitter, giữa các công ty khác, tất cả đã bị xem xét gắt gao bởi vì những tác động ngoại sinh tiêu cực mà các dịch vụ của chúng tạo ra. Một tiêu điểm lo lắng đã là sự lạm dụng các kênh truyền thông xã hội như phần của những cố gắng để ảnh hưởng đến kết cục của các sự kiện chính trị lớn, kể cả cuộc trưng cầu dân ý Brexit tháng Sáu 2016 ở Vương quốc Anh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm đó. Trong cả hai trường hợp, những nghiên cứu và các báo cáo tình báo cho thấy, cả các nhà nước-quốc gia lẫn các tác nhân không-nhà nước như nhau đã khai thác, thao túng, và đã lạm dụng truyền thông xã hội như một công cụ của “các hoạt động thông tin” của chúng. Vai trò của các hãng phân tích truyền thông xã hội (social-media analytics firm) đã đóng trong những sự kiện này đã là đặc biệt rõ rệt.1

Tình cảnh đưa ra một sự tương phản nổi bật với cả những cách theo đó các nền hệ thống truyền thông xã hội (social-media platform) trình diện, lẫn cách chúng được cảm nhận một cách rộng rãi trong thời đại số. Một thời quan niệm thông thường đã cho rằng các nền hệ thống này sẽ cho phép sự tiếp cận lớn hơn đến thông tin, tạo thuận lợi cho việc tổ chức tập thể, và trao quyền cho xã hội dân sự.

Bây giờ, chúng ngày càng được coi như đang đóng góp cho những căn bệnh xã hội. Ngày càng nhiều người đi đến tin rằng truyền thông xã hội có quá nhiều ảnh hưởng đến những cuộc hội thoại chính trị và xã hội quan trọng.2 Những người khác bắt đầu để ý rằng chúng ta đang tốn những lượng thời gian không lành mạnh để chúi mắt (nhìn chằm chằm) vào các công cụ của chúng ta, “hoà nhập xã hội” online trong khi trên thực tế chia cắt người ta với nhau và với tự nhiên.

Như một kết quả của sự bất ổn tăng lên này, có những sự thúc đẩy để điều tiết các công ty truyền thông xã hội theo những cách sẽ cổ vũ chúng để quản lý tốt hơn các nền hệ thống của chúng, để tôn trọng sự riêng tư, và để công nhận vai trò của các quyền con người. Tuy vậy, một điều kiện tiên quyết của bất cứ sự điều tiết (regulation) nào như vậy là một sự hiểu biết chung về trước tiên cái gì là sai.

Các học giả và công chúng nói chung ngày càng đi đến đồng ý về cái tôi gọi là “ba sự thật đau đớn” liên quan đến truyền thông xã hội: 1) mô hình kinh doanh truyền thông xã hội dựa vào sự giám sát sâu và tàn nhẫn dữ liệu cá nhân của những người tiêu dùng nhằm để nhắm đưa các quảng cáo đến với họ; 2) chúng ta tự nguyện cho phép mức giám sát gây choáng váng này, nếu không hoàn toàn vui lòng; và 3) truyền thông xã hội chẳng hề không tương thích với chủ nghĩa độc đoán, và quả thực tỏ ra là một trong những công cụ hiệu quả nhất của nó. Những nhận xét này là không hoàn toàn mới. Thế nhưng khi gộp lại, chúng trình bày một bức tranh rất ảm đạm về thực tế xã hội và chính trị của chúng ta. Cũng gây lo lắng sâu sắc như các hệ luỵ xã hội và chính trị của các bệnh lý của truyền thông xã hội có thể, không có hy vọng nào cho cải cách có ý nghĩa trừ phi chúng ta đề cập chúng một cách thẳng thắn.

 

Truyền thông xã hội Bằng Chủ nghĩa Tư bản Giám sát

 

Sự giám sát là một đặc trưng cố hữu của tính hiện đại, và có lẽ thậm chí của bản chất của chúng ta như một loài. Chúng ta quan sát, tiên đoán, và thử định hình thế giới xung quanh chúng ta. Theo thời gian, các công cụ sẵn có cho chúng ta dùng để làm vậy đã trở nên ngày càng tinh vi và rộng. Chí ít kể từ thời Khai Sáng, con người đã ở trên một con đường được dẫn dắt bởi niềm tin rằng nhiều thông tin hơn là tốt hơn. Nhưng có lẽ bản năng này có thể trở nên phản tác dụng, nhất là khi được kết hợp với sức mạnh gây choáng váng của công nghệ số?

Thật mỉa mai để nhớ lại rằng có một thời khi người ta đã phiền muộn về làm thế nào để kiếm lợi nhuận online. Đợt bùng phát dot-com của các năm 1990 và sự phá sản sau đó đã làm nổi bật “tính hồ hởi phi lý” quanh nền kinh tế thông tin mới. Tuy vậy, chẳng bao lâu những đổi mới sáng tạo của các công ty như Google, Facebook, và các công ty khác đã không chỉ cung cấp một mô hình tươi mới về làm thế nào để kiếm được thu nhập từ tính kết nối internet, chúng đã dẫn đầu một phương thức sản xuất mới hoàn toàn mà đã biến đổi thế giới. Được gọi là “nền kinh tế giám sát dữ liệu cá nhân” hay “chủ nghĩa tư bản giám sát (surveillance capitalism),”3 phương thức này có một giao dịch khá đơn giản tại lõi của nó: Các khách hàng có được các dịch vụ (hầu hết miễn phí) trong khi các ngành công nghiệp theo dõi hành vi của những người sử dụng nhắm để may đo các quảng cáo (gửi) cho họ.

Các công ty kiếm được hàng tỷ từ việc này tất nhiên có khuynh hướng mô tả cái chúng làm bằng những từ ngữ an ủi. Facebook, chẳng hạn, nhắc tới những người dùng của nó không như “những người tiêu dùng,” mà như một “cộng đồng.” Google nói rằng sứ mệnh của nó là “để tổ chức thông tin của thế giới và làm cho nó có thể được truy cập phổ quát và hữu ích,” mà làm cho Google nghe có vẻ như nhân từ và trao quyền hơn nhiều so với cái nó thực sự là: một hệ thống thương mại-giám sát đồ sộ.

Có một logic bất di bất dịch của chủ nghĩa tư bản giám sát. Logic này, được biểu hiện bởi những sự đổi mới sáng tạo không ngừng của ngành công nghiệp, để kiếm được càng nhiều dữ liệu càng tốt từ các nguồn thông tin ngày càng mịn, được phân tán, và chồng lấn nhau. Các điểm dữ liệu để lộ các thói quen, các mối quan hệ xã hội, các sở thích, các suy nghĩ, các ý kiến, sự tiêu thụ năng lượng, nhịp tim, thậm chí các khuôn mẫu ngủ và các giấc mơ của chúng ta được tương quan một cách khéo léo, rộng rãi, và chính xác hơn với các điểm dữ liệu khác nữa. Rồi các máy tính phân loại, phân tích, và sử dụng nó tất cả để tinh chế và nhắm một cách cao độ các quảng cáo được cá nhân hoá cho chúng ta để thấy online. Từ quan điểm của ngành công nghiệp, chẳng bao giờ có thể có quá nhiều dữ liệu. Tầng tầng lớp lớp các cảm biến được xây dựng trong một sự truy tìm liên tục để thu thập và kiểm soát dữ liệu.

Các đơn sáng chế của Facebook cung cấp một bản đồ về công ty “nghĩ về công nghệ của nó đang dẫn tới đâu” ra sao.4 Công ty đã được cấp các bằng sáng chế (patent) cho những cách để luận ra liệu những người sử dụng có trong một quan hệ lãng mạn không dựa vào số lần họ thăm các trang của các bạn, giới tính, và các chỉ số khác của họ. Một patent khác là về việc xem xét nội dung của các post của bạn nhằm để đánh giá tính cách của bạn cho sự hướng ngoại, sự cởi mở, và sự ổn định xúc cảm. Rồi có một patent cho một công nghệ mà sẽ sử dụng các giao dịch thẻ tín dụng và các vị trí người dùng để nói cho các nhà quảng cáo khi nào ai đó sắp trải qua một sự kiện để đời, như sự tốt nghiệp của con cái hay sự sinh của một đứa trẻ. Thậm chí còn kỳ quái hơn là các patent liên quan đến việc sử dụng các vết xước bé tý trên thấu kính máy ảnh (camera lens) để tạo ra “các chữ ký” người dùng duy nhất, và việc theo dõi những biến động điện trong dây nguồn của máy truyền hình để nói ai đó đang xem các chương trình nào.

Đằng sau các công ty tuyến đầu nổi tiếng của nền kinh tế giám sát này là vô số các hãng về kinh doanh “phân tích” (analytics). Làm việc đằng sau sân khấu, chúng lượm lặt từ thông tin được các công ty tình báo kinh doanh tuyến đầu thu hoạch mà sau đó có thể được bán cho các nhà quảng cáo và các công ty khác. Thậm chí lảng vảng còn xa hơn trong hậu trường là các công ty cung cấp các thuật toán, phần mềm, kỹ thuật, và tình báo thương mại cho các hãng phân tích. Rồi có các doanh nghiệp cung cấp phần cứng cơ bản, phần mềm, và năng lượng cần thiết để duy trì tất cả hoạt động. Hầu hết những người dùng, nhìn vào “cửa sổ mặt tiền” của truyền thông xã hội, chẳng bao giờ nghe về các đơn vị doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp khó hiểu này trừ phi dữ liệu bị hack hay có một vụ bê bối tai tiếng, như vụ Cambridge Analytica đã nổ ra vào đầu năm 2018.

Các công ty truyền thông xã hội kiếm tiền bằng cách bán cho các nhà phát triển, các ứng dụng, và các dịch vụ khác bên thứ ba này sự tiếp cận đến dữ liệu khách hàng. Những thương vụ kinh doanh này có thể có nghĩa rằng những người sử dụng một nền hệ thống (platform) vô tình trao tay một lượng khổng lồ dữ liệu cá nhân cho hàng chục dịch vụ khác, trong một vận may chia sẻ thông tin đằng sau hậu trường này. Thí dụ, theo một điều tra của tờ New York Times, Facebook có các thương vụ chia sẻ dữ liệu với ít nhất sáu mươi nhà sản xuất dụng cụ—kể cả Amazon, Apple, BlackBerry, Microsoft, và Samsung. Sau khi cài đặt một ứng dụng từ một trong số chúng, một nhà báo đã thấy rằng ứng dụng này đã có khả năng tiếp cận đến các mã định danh (identifier) duy nhất và thông tin cá nhân khác của hàng trăm bạn Facebook của ông, và gần ba trăm ngàn “bạn của bạn” online.5

Quy mô biến đổi kinh tế mà nền kinh tế giám sát đã tháo ra là khó để nói quá. Hãy xem xét các ngành truyền thống được biến đổi ra sao thành các phương tiện để thu thập và phân tích dữ liệu cá nhân, cho dù chúng đã không bắt đầu theo cách đó. Các hãng hàng không thương mại, chẳng hạn, bây giờ là nhiều hơn chỉ các phương thức vận tải. Chúng cũng là các hãng thu thập dữ liệu và tiếp thị với các hãng thu thập dữ liệu và tiếp thị khác như các chuỗi khách sạn, các công ty taxi, và các nơi nghỉ mát. Các chương trình thưởng-trung thành (loyalty-reward) đưa ra một cách để theo dõi các sở thích, sự di chuyển và các tập quán chi tiêu của khách hàng. Bây giờ là thông dụng để tải một app di động của hãng hàng không để đặt các chuyến bay, làm thủ tục lên máy bay (check in), và nhận một thẻ lên máy bay. Khách hàng có được sự thuận tiện. Hãng hàng không nhận được gì? Như chính sách riêng tư của Air Canada tuyên bố, nó nhận được thông tin về các khách hàng nhằm để cho phép hãng “phát triển và khuyến nghị các sản phẩm và các dịch vụ dựa vào một sự hiểu biết các mối quan tâm và các nhu cầu của bạn.”

Tất cả các ứng dụng truyền thông xã hội có các chức năng mức cao hơn và thấp hơn. Một ứng dụng mà bạn dùng để trêu chọc bộ óc của bạn có thể có vẻ giống một trò chơi thuần tuý, nhưng trong thực tế nó gấp đôi như một công cụ để quan sát bạn và thu thập dữ liệu về bạn: về công cụ của bạn, các ứng dụng khác của bạn, các mối tiếp xúc của bạn, các ảnh của bạn, các sự cài đặt (setting) của bạn, vị trí địa lý của bạn, và những thứ tương tự. Nhằm để thực hiện chức năng mức “cao hơn” này, các app (ứng dụng) tự cho mình quyền để truy cập các phần của công cụ của bạn trải từ danh sách địa chỉ của bạn đến hệ thống điều hành của bạn, các mã định danh công cụ (device identifier) duy nhất khác nhau, và thậm chí máy ảnh và microphone của bạn. Trong năm 2014, Pew Internet đã phát hiện ra rằng các app có thể tìm kiếm đến 235 kiểu cho phép khác nhau từ những người sử dụng điện thoại thông minh Android, với app trung bình yêu cầu năm sự cho phép.6

 

Chúng ta Ưng thuận (nhưng Không Chủ tâm)

 

Sự thật đau đớn thứ hai là, chúng ta thích, hay chí ít chấp nhận, sự mặc cả này. Sự hiểu biết về các điều hại và các hệ quả không lường trước của truyền thông xã hội đang lan rộng, và các nền hệ thống lên và xuống, nhưng truyền thông xã hội như một toàn bộ vẫn được ưa chuộng, và hệ thống kinh tế dựa vào giám sát làm cơ sở cho chúng đang mở rộng liên tục.

Chắc chắn, những quyết định duy lý báo tin cho những lựa chọn mà các khách hàng đưa ra. Tính lan tràn khắp của truyền thông xã hội tạo ra những khuyến khích và phản khuyến khích mạnh mẽ ủng hộ việc tham gia vào các dịch vụ này. Những người tuổi teen thường nhắc đến rằng chúng không thể bỏ Facebook bởi vì chúng sẽ đối mặt với sự tẩy chay xã hội. Áp dụng cái mà một tác giả gọi là “chủ nghĩa đế quốc hạ tầng cơ sở,” các tổ chức thường chào mời truyền thông xã hội như cách dễ dàng nhất để truy cập các dịch vụ của chúng, loại những người chọn không tham gia truyền thông xã hội ra, trong khi định hình một cách tế nhị nhưng mạnh mẽ các sự lựa chọn của những người chọn tham gia.7

Nhưng những người dùng có hiểu đầy đủ những lựa chọn mà họ đưa ra khi họ đăng nhập truyền thông xã hội? Thông thường để tải xuống và cài đặt vô số các ứng dụng, mỗi ứng dụng với một tuyên bố dài về “các điều kiện dịch vụ” và một ô “chấp nhận-accept” mà người ta click vào—người ta không thể hoàn tất việc tải xuống trừ phi click vào ô đó—mà thực sự không đọc các điều khoản, nói chi đến hiểu các chi tiết của chúng. Nhiều năm trước, một hãng phần mền đã đưa ra một lời chào mời US$1.000 tại chính cuối các điều khoản dịch vụ của nó, chỉ để xem có bao nhiêu người sẽ đọc đến đó.8  Sau bốn tháng và ba ngàn lượt tải xuống, có chính xác một người đã đòi số tiền thưởng đó. Thêm vào tiếng lóng pháp lý soạn sẵn được dùng, và đám mây vô tình quanh những nghĩa vụ hợp đồng trở nên chặt hơn. Nói tóm lại, tuyệt đại đa số người dùng đồng ý với các điều khoản mà họ không hiểu.

Trong khi hầu hết thừa nhận các ràng buộc về sự lựa chọn đang hoạt động, một nghiên cứu khắp thế giới về các sinh viên những người đã thử một ngày không có truyền thông xã hội chỉ ra một cơ chế cơ bản (và ít có ý thức) hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu này, “hầu hết sinh viên từ tất cả [mười] nước đã không qua đủ 24 giờ mà không có truyền thông, và tất cả họ đã dùng hầu như cùng các từ để mô tả phản ứng của họ, gồm các từ: Bực bội, Bối rối, Lo lắng, Dễ cáu, Bất an, Hay bồn chồn, Áy náy, Điên dại, Nghiện, Hoảng sợ, Ghen tị, Tức giận, Cô đơn, Lệ thuộc, Buồn phiền, Bồn chồn lo sợ và Hoang tưởng”.9 Truyền thông xã hội, nói cách khác, là các cỗ máy gây nghiện.

Truyền thông xã hội kích thích chúng ta theo một cách vô thức và hóc môm (hormonal) mạnh mẽ. Chúng tác động đến bộ óc con người theo cùng cách mà tình yêu tác động.10 Các mức oxytocin—đôi khi được gọi là “hormone yêu”—tăng đến mức 13 phần trăm khi người ta sử dụng truyền thông xã hội chỉ trong mười phút.11 Những người  nghiện truyền thông xã hội “trải nghiệm các triệu chứng giống các triệu chứng được trải nghiệm bởi những người bị nghiện các chất gây nghiện hay các hành vi khác”—như các triệu chứng rút lui, tái phạm, và thay đổi tính khí.12 Có chính xác để mô tả sự ủng hộ của chúng ta cho truyền thông xã hội như cố ý khi sự ủng hộ đó có các tính chất của một sự nghiện?

Các công ty đổ các nguồn lực phi thường vào nghiên cứu nhắm tới việc nâng cao sự thúc ép về xúc cảm và thậm chí các khía cạnh gây nghiện của truyền thông xã hội. Các hãng hiểu rằng việc thắng cuộc tranh đua giành thời gian hiếm hoi và sự chú ý của người dân đòi hỏi việc tạo ra một loại sự ép buộc người tiêu dùng. Để cổ vũ sự can dự tiếp tục, các công ty truyền thông xã hội vay mượn các phương pháp quay lại tới nhà tâm lý học B.F. Skinner (1904–90). Giữa các phương pháp này là điều kiện hoá thao tác (operant conditioning: cũng được gọi là điều kiện hoá hình thành từ kết quả), mà dựa vào việc điều chỉnh hành vi nhờ một hệ thống thưởng và phạt. Hành vi mà kéo theo các hệ quả dễ chịu chắc là được lặp lại.

Một thí dụ tốt về điều kiện thao tác trong truyền thông xã hội là cái được biết đến như một “vòng ép buộc (compulsion loop).” Các vòng ép buộc được thấy trong một dải rộng của truyền thông xã hội, và đặc biệt các trò chơi online. Chúng hoạt động qua “sự tăng cường suất khả biến (VRR: variable-rate reinforcement),” trong đó các phần thưởng được đưa ra theo cách không thể tiên đoán được. VRR có hiệu quả trong việc định hình một sự tăng đều đặn về hành vi đáng mong muốn, rõ ràng tác động đến các đường dẫn dopamine horme bên trong não người. Các nhà thiết kế trò chơi sử dụng VRR để cám dỗ người chơi để chơi trò chơi lặp đi lặp lại.

Khi những người chơi làm việc này, dần dần trở nên bị nghiện, ứng dụng (app) trò chơi học ngày càng nhiều về các công cụ, các mối quan tâm, các nước đi, và vân vân của họ. Các nền hệ thống truyền thông xã hội thậm chí còn cảm thấy khi bạn lơi lỏng và đã thiết kế những kỹ thuật và các công cụ để kéo bạn quay lại: các chấm đỏ nhỏ trên các app icon, các cờ thông báo, tiếng chuông, một sự rung.13

Sean Parker, người đã là chủ tịch đầu tiên của Facebook, gần đây đã đưa ra những lời thú nhận đáng chú ý về mạng xã hội này sử dụng thế nào các phương pháp để móc người ta vào nền hệ thống của nó. Parker đã mô tả các đặc tính như nút “like” được thiết kế ra sao để cho những người dùng “một liều dopamine nhỏ.” Ông đã giải thích: “Nó là một vòng phản hồi xác nhận-xã hội (social-validation) … chính xác là thứ mà một tin tặc (hacker) như bản thân tôi sẽ nghĩ ra, bởi vì bạn đang lợi dụng một tính dễ tổn thương trong tâm lý con người.” Như một cựu nhân viên của Google, Tristan Harris, đã nhận xét một cách độc địa, “các lựa chọn của chúng ta không tự do như chúng ta nghĩ chúng là”.14

Như đúng với các ngành khác nơi sự nghiện là một nhân tố (thuốc lá, casino), những người dùng truyền thông xã hội thường chỉ có một sự hiểu biết lờ mờ về những kỹ thuật sửa đổi hành vi mà những người vận hành ngành và các cố vấn được trả tiền của họ nghiên cứu và áp dụng nhiều. Các thí nghiệm tâm lý trên những người tiêu dùng là cốt yếu cho việc tinh chỉnh các sản phẩm.15 Thiếu sự giám sát đạo đức, những thí nghiệm này đôi khi có thể là sai trái. Thí dụ khét tiếng nhất là thí nghiệm tháng Giêng 2012 của Facebook đã sửa đổi cảm xúc của hơn 689.000 người dùng bằng chủ ý giữ nội dung tích cực hay tiêu cực khỏi sự cấp tin (news feeds) của họ.16 Thí nghiệm đã cho thấy rằng sự thao túng như vậy hoạt động, khi những người dùng bộc lộ các dấu hiệu “lây nhiễm xúc cảm”—họ càng thấy ít nội dung tích cực, các post riêng của họ càng ít tích cực hơn, trong khi việc bị phơi ra với nội dung tiêu cực giảm đi cũng đã dẫn họ đăng ít cập nhật tiêu cực ­của riêng họ. Khi nghiên cứu được xuất bản ghi lại các kết quả này đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong năm 2014, cộng đồng học thuật đã hoàn toàn lên án việc các nhà nghiên cứu đã không đảm bảo sự ưng thuận am tường của các đối tượng trước khi tiến hành thí nghiệm. Tuy vậy, hệ luỵ đáng lo ngại vẫn còn: một công ty truyền thông xã hội đã tìm được một cách để “khám phá ra, và thậm chí kích, điểm yếu người tiêu dùng ở mức cá nhân”.17

“Sự không có ý thức” thiếu đầy đủ của chúng ta trong việc sử dụng truyền thông xã hội cũng bắt nguồn từ cách mà các hệ thống chúng ta phụ thuộc vào và định hình cuộc sống của chúng ta đã ngày càng rút lui khỏi sự hiểu trực tiếp. Ẩn dụ “đám mây” được sử dụng để mô tả truyền thông xã hội tiết lộ bầu không khí mờ mịt này. “Đám mây” là cái gì? Nó là tầng tầng lớp lớp các thuật toán ẩn nấp trong bác bộ vi xử lý bé tẹo, được kết nối vào các bộ cảm biến, và cung cấp cho các kho xử lý dữ liệu được đặt bên dưới các núi hay đứng ẩn dật đằng sau những hàng rào dây thép gai. Toàn bộ doanh nghiệp được các luật tài sản trí tuệ và các thoả thuận không tiết lộ bảo vệ. Hạ tầng cơ sở công nghệ, vật lý, và pháp lý bao la này kiểm soát đời sống của chúng ta ngay cả khi các công ty truyền thông xã hội tìm cách giữ các sản phẩm của chúng trong hậu trường của sự tồn tại hàng ngày—luôn luôn chạy và được sử dụng liên tục, nhưng thậm chí được coi là nghiễm nhiên và có ít tư duy phê phán.

Các công ty truyền thông xã hội tận dụng sự tin cậy con người quanh hành động của các bạn bè chia sẻ thông tin với nhau nhằm để thao túng chúng ta vào việc chia sẻ thông tin với các nhà quảng cáo.18 Kế hoạch là để ru ngủ chúng ta vào sự tự mãn để chúng ta không chú ý đến sự giám sát mạnh mẽ, và đến bộ máy bao la đằng sau nó, trong khi chúng ta sử dụng dịch vụ. Nếu sự được ưa chuộng tiếp tục của truyền thông xã hội có là sự hướng dẫn chút nào, thì kế hoạch có hiệu quả.

 

 

Truyền thông xã hội Lái các Thực hành Độc đoán

 

Những sự thật đau đớn và gây lo lắng nhất về truyền thông xã hội là, chúng thúc đẩy các thực hành độc đoán. Truyền thông xã hội không chỉ tương thích với chủ nghĩa độc đoán; chúng có thể là một trong những lý do chính vì sao các thực hành độc đoán bây giờ đang lan ra khắp thế giới. Một thực hành cá biệt mà là độc đoán có thể xuất hiện ngay cả dưới một chế độ không độc đoán.19 Các thực hành độc đoán nhằm để kiểm soát người dân và để gieo sự lẫn lộn, sự ngu dốt, định kiến, và sự hỗn loạn nhằm để làm xói mòn trách nhiệm giải trình công (public accountability).

Tại tâm của sự thật đau đớn này là một sự đảo ngược gây ngạc nhiên của một giả thiết cũ hơn và được chấp nhận rộng rãi rằng các công nghệ số sẽ tỏ ra không tương thích với chủ nghĩa độc đoán. Bây giờ là rõ, rằng quan niệm thông thường này đã sai. Trên thực tế, truyền thông xã hội đang dẫn dắt sự lan ra của các thực hành độc đoán.

Hãy xem xét các tác động lên diễn ngôn công cộng của lượng thông tin bao la mà truyền thông xã hội tạo ra. Trong khi những nỗi lo về “quá tải thông tin” là cổ như máy in của Johannes Gutenberg, chúng ta có thể được cho rằng đang tới điểm nơi lượng lớn dữ liệu tạo ra một sự thay đổi về chất. Twitter nói nó lưu trữ khoảng sáu ngàn tweet mới mỗi giây, tính ra là khoảng hai trăm tỷ tweet mới trong một năm.

Gần như một tỷ rưỡi người đăng nhập vào Facebook mỗi ngày.20 Mỗi phút, có hơn 3,87 triệu tìm kiếm Google được tiến hành và bảy bài mới được thêm vào Wikipedia.21 Và bây giờ một mảng lớn loài người mang các công cụ luôn luôn được bật lên và được kết nối. Các lượng thông tin gây choáng váng được tạo ra đã tạo ra một đợt sóng thần dữ liệu thời gian thực, liên tục.

Thế giới truyền thông xã hội dễ dẫn đến loại nội dung cực đoan, đầy xúc cảm, và chia rẽ hơn là đến những cân nhắc điềm tĩnh, có nguyên tắc về các chuyện kể cạnh tranh hay phức tạp.22 Việc theo đuổi sự đồng thuận một cách duy lý, thận trọng và việc tìm kiếm sự thật đang mất đi. Sự không hoà hợp ý kiến và cơn lũ thông tin trên truyền thông xã hội đang làm diễn ngôn công cộng xuống cấp.23 Đối mặt với sự quá tải thông tin, những người tiêu thụ dùng đến các đường tắt nhận thức mà có khuynh hướng lái họ theo những ý kiến hợp với những gì họ đã tin rồi. Đồng thời, các thuật toán riêng của truyền thông xã hội hướng những người dùng vào “các bong bóng lọc (filter bubble)” online mà trong đó họ cảm thấy thoải mái và phù hợp về mặt ý thức hệ.

Một sóng thần thông tin thời gian thực, luôn luôn bật tạo ra môi trường hoàn hảo cho sự lan truyền của những lời nói dối, các thuyết âm mưu, những lời đồn đại, và “những sự để lộ ra.” Những luận điệu và những câu chuyện không có căn cứ lan truyền như virus trong khi các cố gắng xác minh sự thực phải vật lộn để duy trì. Các thành viên của công chúng, kể cả các nhà nghiên cứu và các nhà báo điều tra, có thể không có tài chuyên môn, các công cụ, hay thời gian để kiểm chứng các lời xác nhận. Vào lúc họ kiểm chứng được, thì những lời nói dối có thể đã được gắn vào ý thức tập thể rồi. Trong lúc đó, các vụ bê bối mới hay những luận điệu lạ lùng liên tục trút như mưa xuống những người dùng, trộn lẫn sự thực với sự hư cấu.

Còn tồi hơn, những nghiên cứu đã thấy rằng những cố gắng “để dập những lời đồn đại qua sự bác bỏ trực tiếp có thể tạo thuận lợi cho sự lan rộng của chúng bằng việc làm tăng sự lưu loát”.24 Nói cách khác, những cố gắng để sửa những lời nói dối có thể đóng góp một cách mỉa mai cho sự lan truyền thêm và thậm chí sự chấp nhận của chúng.25 Sự dội bom liên tục của những sự để lộ làm ô uế, các thuyết âm mưu, và sự đánh lạc hướng, đến lượt, nuôi dưỡng tính hoài nghi, với các công dân trở nên mệt mỏi khi họ thử phân biệt sự thật khách quan giữa cơn lũ tin tức.26 Việc nghi ngờ tính chính trực của tất cả các phương tiện truyền thông—một mục tiêu của chủ nghĩa độc đoán—đến lượt có thể dẫn đến một loại thuyết định mệnh và tình trạng tê liệt chính sách.27

Góp phần cho vấn đề này là các hành động (hay không hành động) của các công ty truyền thông xã hội mà tỏ ra không muốn hay không có khả năng loại bỏ thông tin độc hại hay sai. Bất chấp áp lực to lớn của công chúng và chính phủ tiếp sau cuộc bầu cử Mỹ 2016, một nghiên cứu 2018 đã thấy rằng “hơn 80 phần trăm các tài khoản mà đã lặp đi lặp lại phát tán thông tin sai lệch trong chiến dịch bầu cử 2016 vẫn hoạt động, và chúng tiếp tục công bố hơn một triệu tweet trong một ngày điển hình”.28

Một nghiên cứu ước lượng rằng giữa 9 và 15 phần trăm “người dùng” tích cực của Twitter trên thực tế là các (ro)bot.29 Khi được tiết lộ trong tháng Bảy 2018 rằng dịch vụ microblog đã xoá khoảng một triệu tài khoản ma một ngày, giá cổ phiếu của nó đã sụt đột ngột—một dấu hiệu về các lý do kinh doanh để đừng đào quá sâu vào nền hệ thống của riêng mình để tống khứ những người dùng giả.30 Trong tháng Chín 2018, Sheryl Sandberg Tổng điều hành (COO) của Facebook đã nói với một uỷ ban Thượng Viện Hoa Kỳ rằng từ tháng Mười 2017 đến tháng Ba 2018, công ty của bà đã xoá 1,3 tỷ tài khoản giả.31 Các tác nhân độc hại bây giờ đang sử dụng các nhóm WhatsApp cũng như các hình ảnh và video bị sửa đổi, được gọi là “tin giả sâu (deep fakes)”,32 để lan truyền tin vịt như virus. Những kỹ thuật này là khó hơn nhiều cho các nền hệ thống truyền thông xã hội để chống lại so với các phương pháp trước kia, và sẽ chắc chắn trở thành một yếu tố chủ yếu của các chiến dịch làm mất uy tín và hăm doạ tống tiền trong lĩnh vực chính trị.

Bất chấp những cố gắng dọn dẹp, truyền thông xã hội sẽ vẫn dễ để khai thác cho những mục đích đánh lạc hướng chừng nào việc thu thập những người đăng ký dịch vụ còn ở trung tâm của việc kinh doanh.33 Trong giữa-2018, nhóm an ninh của Google đã thất bại để chặn các nhà nghiên cứu giả bộ làm các troll (kẻ chơi khăm) Nga mua các quảng cáo chính trị trên Google.34 Các nhà nghiên cứu đã trả bằng tiền Nga và dùng một mã bưu chính Nga để đăng ký. Họ đã sử dụng các chỉ báo gắn kết các quảng cáo của họ với Cơ quan Nghiên cứu Internet (Internet Research Agency), chính là lữ đoàn web (của Nga) mà đã là đối tượng của sự xem xét kỹ lưỡng của Quốc hội Mỹ và các sự buộc tội của công tố viên đặc biệt. Một hệ thống kiếm thu nhập của nó nhờ quảng cáo chắc là đặc biệt cẩn trọng để tránh rủi ro khi thử phân biệt các diễn viên đích thực khỏi các diễn viên hiểm độc.

Ngoài việc liệu các công ty truyền thông xã hội có thể, hay có thể không, tiến hành các hoạt động để dọn dẹp các nền hệ thống của họ ra, một vấn đề cơ bản hơn chắc chẳng bao giờ được giải quyết chừng nào việc thu hút và giữ sự chú ý của những người sử dụng còn là trung tâm đối với mô hình kinh doanh của các công ty này. Như hiện đang được thiết lập, hệ thống quảng cáo được dẫn dắt bằng thuật toán tại lõi của nền kinh tế giám sát làm nổi lên bề mặt và đẩy nội dung cực đoan, không chính xác, và cấp tiến—bất chấp các tác nhân độc hại nào có thể gieo nó.35

Các hệ thống quảng cáo online, tờ Washington Post đã lưu ý, “thường đặt những quảng cáo dòng chính sát cạnh nội dung từ các nhóm chính trị cực đoan—và những đồng dollar trong túi của những kẻ tạo ra các tiêu đề tin phân cực và nhạy cảm về chính trị”.36  Đáng lo ngại nhất là nội dung không vi phạm những sự cấm đoán của nền hệ thống về lời nói thù hận hay sự ủng hộ bạo lực, nhưng vẫn sử dụng những sự kích thích đầy xúc cảm hay giật gân khác để đẩy các thuyết âm mưu, sự đánh lạc hướng, hay sự tuyên truyền. Loại nội dung này có thể là xảo quyệt nhất vì nó khó được các cơ chế thẩm định của công ty phát hiện ra, thế nhưng thu hút số người xem đông nhất trong số những người sử dụng. Để cho chỉ một thí dụ, một nghiên cứu ở Đức gần đây đã thấy rằng khi so sánh các đô thị mặt khác giống nhau, thì các đô thị nơi việc sử dụng Facebook là cao hơn cũng có khuynh hướng có tỷ lệ bạo lực chống lại những người tị nạn cao hơn.37

Không ngạc nhiên, những người với những thiên hướng độc đoán tận dụng một cách tích cực môi trường thuận tiện mà truyền thông xã hội tạo ra.38 Một khảo sát gần đây của Viện Internet Oxford (Oxford Internet Institute) đã thấy rằng 48 nước có ít nhất một cơ quan chính phủ hay đảng chính trị tiến hành việc định hình công luận qua truyền thông xã hội. Các lãnh tụ có đầu óc độc đoán thường quở trách “tin giả” trong khi cùng lúc đẩy những lời nói dối rành rành một cách không biết hổ thẹn. Jacob Weisberg liệt kê một số hậu quả:

 

Tại Myanmar, sự căm thù được kích động trên Facebook Messenger đã dẫn đến thanh lọc sắc tộc Rohingya. Tại Ấn Độ, những lời đồn đại sai về bắt cóc trẻ em trên dịch vụ WhatsApp của Facebook đã kích động đám đông hành hình tại chỗ các nạn nhân vô tội. Tại Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, và các nền dân chủ suy thoái khác, các bọn “troll yêu nước” sử dụng Facebook để lan truyền tin vịt và khủng bố các đối thủ. Và tại Hoa Kỳ, các công cụ quảng cáo của các nền hệ thống vẫn là các đường dẫn cho sự tuyên truyền ngầm.39

 

Trong năm 2017, nhà khoa học chính trị Thomas Rid đã viết rằng Twitter, nền hệ thống mở và được quản lý lỏng lẻo nhất trong số các nền hệ thống truyền thông xã hội chủ yếu, “đã trở thành một mối đe doạ của nền dân chủ mở và khai phóng”.40 Twitter không đòi hỏi sự đăng ký tên thật, và không có hạn chế nào về việc có thể tạo ra bao nhiêu tài khoản. Các chủ tài khoản có thể xoá dễ dàng các tài khoản và nội dung, và dịch vụ được tự động hoá cao độ—hoàn cảnh đã làm cho nền hệ thống dễ để khai thác. Việc tạo ra các bot trên Twitter là đơn giản. Các bot không ngủ hay mất tập trung. Chúng có thể cướp các cuộc trò chuyện và bóp méo cuộc đàm luận theo những hướng phi lý. Có ngạc nhiên không rằng Twitter đã trở thành công cụ lựa chọn cho các hoạt động gây ảnh hưởng độc đoán?

 

 

Một Công cụ cho các nhà Độc đoán

 

Chủ nghĩa độc đoán phát triển mạnh bằng việc tận dụng một đặc trưng khác của truyền thông xã hội: tính không an toàn cố hữu của nó. Các nhà hoạt động, các nhà bất đồng chính kiến, và các nhà báo dựa vào truyền thông xã hội cũng nhiều như bất cứ ai. Các nền hệ thống mà dứt khoát cổ vũ sự tin cậy, sự mật thiết, và sự chia sẻ đã mở ra một đại lộ dễ dàng cho các nhà độc đoán để thâm nhập và phá vỡ các mạng được cho là đe doạ các lợi ích của chúng. Các chiến thuật trải từ những cách rẻ nhưng hữu hiệu như phishing (câu cá: loại tội phạm mạng bằng cách gửi email hay gọi điện hay nhắm tin,… giả danh tổ chức có uy tín để “câu” dữ liệu nhạy cảm) và các chiến dịch social-engineering (hành động qua tương tác xã hội để lấy dữ liệu nhạy cảm) đến việc sử dụng phần mềm gián điệp (spyware) tinh vi, sẵn có trên thị trường để nhiễm các công cụ của một mục tiêu (có một thị trường lớn và được điều tiết tồi cho các sản phẩm phần mềm gián điệp được lạm dụng một cách dễ dàng).41

Xã hội dân sự thiếu know-how và năng lực cần thiết để đề phòng các cuộc tấn công như vậy. Mặc dù các công ty truyền thông xã hội đã tiến hành vài bước đáng khen ngợi để bảo vệ những người dùng, việc chia sẻ dữ liệu nhạy cảm vốn có trong mô hình kinh doanh truyền thông xã hội hạn chế tính hiệu quả của các biện pháp như vậy. Nhờ truyền thông xã hội, những kẻ chuyên quyền bây giờ có thể với ngang các đường biên giới và âm thầm lẻn vào túi, giấy tờ, và những sự liên lạc của các nhà bất đồng chính kiến, bí mật nghe trộm và theo dõi tất cả những việc họ làm, thường với những hệ quả nguy hiểm.

Đây là một mẩu nữa của cái một thời đã là lẽ phải thông thường mà bây giờ có vẻ hoàn toàn sai: Nhiều người đã nghĩ rằng truyền thông xã hội sẽ trao quyền cho xã hội dân sự xuyên quốc gia, nhưng bây giờ có vẻ là truyền thông xã hội có thể góp phần cho cái chết chậm của xã hội dân sự.

Cuối cùng, sự giám sát rất mịn mà truyền thông xã hội tiến hành vì các lý do kinh tế tỏ ra là một sự uỷ nhiệm (proxy) không thể cưỡng lại được cho sự kiểm soát độc đoán. Vì sao một chính phủ phải bận tâm xây dựng bộ máy giám sát của riêng mình khi khu vực tư nhân cung cấp một hệ thống rồi? Như những sự để lộ của Edward Snowden năm 2013 về Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Hoa Kỳ đã tiết lộ, thông tin mà các công ty truyền thông xã hội chia sẻ với các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo bây giờ là cốt yếu cho cách tiếp cận “thu thập tất cả” của các quan chức.

Và trong khi các nền dân chủ khai phóng Tây phương có thể điều tiết sự chia sẻ công-tư như vậy với những sự bảo vệ pháp lý dù không hoàn hảo, các chế độ độc đoán là một môi trường hoàn toàn khác—và một cơ hội kinh doanh ngày càng béo bở.

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) cung cấp một mô hình đáng ngại. CHNDTH đang làm việc với các tập đoàn truyền thông xã hội như Alibaba và Tencent để xây dựng một Hệ thống Tín Nhiệm Xã hội nghe rất Orwellian mà sẽ xếp hạng uy tín của các công dân và các doanh nghiệp dựa vào các món mua hàng, sự di chuyển, và các giao tiếp công cộng của họ trong khi sử dụng việc xếp hạng đó để hạn chế sự tiếp cận đến việc làm, sự đi lại, và tín dụng. Các công ty hoạt động tại CHNDTH phải tuân thủ luật an ninh mạng 2016 của Trung Quốc, mà yêu cầu chúng khống chế các mạng của chúng, ngầm kiểm duyệt các cuộc trò chuyện riêng tư và các post công khai, và chia sẻ dữ liệu người dùng bất cứ khi nào các nhà chức trách CHNDTH yêu cầu.

Các công ty Tây phương như Apple, Facebook, và Google đã thường công bố việc bảo vệ các quyền của người sử dụng. Bây giờ chúng đã quay ngoắt 180 độ vì mục đích có được sự tiếp cận đến thị trường Trung Quốc hưng thịnh, khổng lồ (Trung Quốc có số người sử dụng internet lớn nhất bên trong biên giới quốc gia của một nước duy nhất). Những tiết lộ gần đây đã cho thấy Google đang đảo ngược lập trường nó đã lấy trong năm 2010 khi nó rút khỏi Trung Quốc vì các lý do nguyên tắc. Công ty đã chuẩn bị một công cụ tìm kiếm được may đo cho Trung Quốc có mã danh là Project Dragonfly (Dự án Rồng bay).42 Công cụ tìm kiếm này sẽ kiểm duyệt các kết quả ngay khi nó nhận diện những người dùng sao cho các cơ quan an ninh sẽ biết ai tìm kiếm cái gì.

Vào đầu 2018, Apple đã đưa ra những thoả hiệp tương tự để bước vào thị trường Trung Quốc. Công ty bây giờ sử dụng một cơ sở do chính quyền kiểm soát ở Tỉnh Quý Châu để lưu trữ các tài khoản iCloud của các công dân Trung Quốc. Trong khi đó, nhà sáng lập và Tổng Giám đốc Facebook, Mark Zuckerberg, chẳng thể kiềm chế sự kích động của ông về các cơ hội kinh doanh có cơ sở ở Trung Quốc. Cái có vẻ là một mô hình thành công về quản lý truyền thông xã hội sẽ không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Các chế độ chuyên quyền khắp thế giới tỏ ra dễ chấp nhận các công ty Trung Quốc và các chuẩn mực và thực hành độc đoán chúng mang lại. Còn xa mới giúp kết liễu chế độ chuyên quyền, truyền thông xã hội tỏ ra là một trong những bạn thân nhất của nó.

 

 

Truyền thông xã hội Có thể được Giải Độc?

 

Những sự thật đau đớn này thêm vào một bức tranh ảm đạm và một dự báo gây lo lắng cho tương lai của các thực hành dân chủ-khai phóng. Bây giờ có vẻ không thể phủ nhận được rằng truyền thông xã hội phải chịu một số tội lỗi cho việc sa vào chủ nghĩa phát xít-mới, chính trị bộ lạc, và việc lan truyền sự ngu dốt và định kiến mà chúng ta đã chứng kiến trong những năm gần đây. Sự giám sát dữ liệu cá nhân và các thực hành độc đoán hợp khéo với nhau và bị móc rối vào các cơ hội kinh doanh bất tận hứa hẹn những lợi nhuận lớn nhưng cũng đe doạ làm xói mòn tính trách nhiệm giải trình, gieo rắc sự chia rẽ, lan truyền sự ngu dốt, và tăng cường sự kiểm soát chuyên quyền.

Một khi điều này được hiểu, trở nên rõ, rằng những điều chỉnh nhỏ đối với truyền thông xã hội—qua các chính sách tự nguyện của công ty hay một nhúm quy chế—sẽ có những kết quả không đáng kể. Có thể có những ý định tốt thật sự đằng sau những lời hứa của những người điều hành truyền thông xã hội để làm công việc tốt hơn về bảo vệ sự riêng tư hay khống chế các mạng của họ, nhưng các mệnh lệnh kinh doanh cốt lõi dẫn dắt các nền hệ thống này làm cho tính hiệu quả của những lời thề như vậy hết sức đáng ngờ.

Làm sao các công ty đa quốc gia lớn sẽ bị bắt vào khuôn phép để ngăn ngừa những tác động ngoại sinh tiêu cực của các dịch vụ của chúng mà không đồng thời loại bỏ chính mô hình kinh doanh mà các dịch vụ đó dựa vào? Phạm vi và quy mô của những thay đổi, mà có thể cần thiết để giảm nhẹ các hậu quả được phác hoạ ở trên, là nản lòng để dự tính. Trong một thời kỳ ngắn, các kỹ thuật số đã trở nên toả khắp và được gắn sâu vào tất cả các thứ chúng ta làm. Tháo chúng ra hoàn toàn là không thể, cũng chẳng đáng mong muốn. Chúng ta cần một phương tiện mở và an toàn của việc liên lạc toàn cầu nhằm để quản lý hành tinh của chúng ta và công việc của chúng ta. Thế nhưng chúng ta cần nhận ra rằng thiết kế hiện thời, xoay quanh sự giám sát dữ liệu cá nhân, hoạt động chống lại những mục tiêu đó.

Để khôi phục lại dân chủ khai phóng, chúng ta sẽ cần một sự thay đổi hàng loạt trong cách sống của chúng ta. Điều đó hiển nhiên sẽ không dễ, cũng sẽ chẳng xảy ra một sớm một chiều. Sẽ có những lực lượng xã hội, kinh tế, và chính trị khổng lồ đẩy lùi chống lại nó. Một chiến lược toàn diện về cải cách dài hạn vì thế là cần thiết, trải từ cá nhân đến chính trị, từ địa phương đến toàn cầu. Chúng ta phải học để xử trí môi trường thông tin của chúng ta theo cùng cách mà chúng ta hy vọng để xử trí môi trường tự nhiên của chúng ta—như cái gì đó mà trên đó chúng ta thực hiện sự quản lý và hướng tới đó chúng ta ứng xử theo một tinh thần thận trọng và kiềm chế. Nếu sự bảo tồn năng lượng là khôn ngoan, sự bảo tồn tiêu thụ dữ liệu cũng có thể là khôn ngoan.

Đồng thời, chúng ta phải phát triển các hệ thống giáo dục công với sự hiểu biết truyền thông (media literacy), đạo đức, sự lễ độ, và sự khoan dung ở nền tảng.

Trong lĩnh vực chính trị và pháp lý, các công dân phải có được quyền để biết các công ty và các chính phủ làm những gì với tất cả dữ liệu cá nhân họ đang thu thập cần mẫn đến vậy. Sẽ cũng là thiết yếu để mở rộng quyền này về mặt quốc tế bằng việc bắt các chế độ chuyên quyền có trách nhiệm giải trình. Các công ty phải bị cấm bán các sản phẩm và các dịch vụ mà cho phép những sự vi phạm các quyền con người và làm hại xã hội dân sự. Đồng thời, chúng ta cần bắt các nền hệ thống truyền thông xã hội phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan độc lập có quyền lực để bắt chúng chịu trách nhiệm giải trình. Các nhà lập pháp phải ban hành các luật chống trust mạnh điều chỉnh các công ty truyền thông xã hội, và các quan chức phải thực thi nghiêm ngặt các luật.

Ngành này là một ngành hết sức tập trung, bị chi phối bởi chỉ vài doanh nghiệp lớn sử dụng sức mạnh khổng lồ. Điều đó cần thay đổi.

Cuối cùng, thế giới đang có nhu cầu khẩn cấp cho những đổi mới công nghệ mà sẽ mở các công cụ truyền thông khác vượt ngoài các nền hệ thống được tập trung cao độ, bị giám sát mạnh mẽ, và quá dễ bị lạm dụng của các hãng truyền thông xã hội khổng lồ. Mục tiêu phải là để duy trì sự tiến bộ to lớn chúng ta đã đạt được trong việc kết nối người dân với nhau và để cho họ tiếp cận đến các kho thông tin mênh mông một cách nhanh chóng từ bất cứ nơi đâu trên hành tinh, nhưng không lái họ tới sự chiều theo các bản năng hèn hạ nhất của họ.43 Các nhiệm vụ là khổng lồ, thế nhưng chúng ta phải ngăn ngừa sự buông xuôi mang tính định mệnh vào thế giới độc hại của sự giám sát dữ liệu cá nhân. Chúng ta cần hình dung ra một thế giới tốt đẹp hơn và bắt đầu làm cho nó xảy ra, trước khi quá muộn.

 

 

Các Ghi chú

 

  1. Matthew Rosenberg, Nicholas Confessore, and Carole Cadwalladr, “How Trump Consultants Exploited the Facebook Data of Millions,” New York Times, 17 March 2018.
  2. Janna Anderson and Lee Rainie, “The Future of Truth and Misinformation Online,” 19 October 2017, www.pewinternet.org/2017/10/19/the-future-of-truth-andmisinformation-online [http://www.pewinternet.org/2017/10/19/the-future-of-truthand-misinformation-online].
  3. Shoshana Zuboff, “Big Other: Surveillance Capitalism and the Prospects of an Information Civilization,” Journal of Information Technology 30 (March 2015): 75–89.
  4. Sahil Chinoy, “What 7 Creepy Patents Reveal About Facebook,” New York Times, 21 June 2018.
  5. Gabriel J.X. Dance, Nicholas Confessore, and Michael LaForgia, “Facebook Gave Device Makers Deep Access to Data on Users and Friends,” New York Times, 3 June 2018.
  6. Kenneth Olmstead and Michelle Atkinson, “Apps Permissions in the Google Play Store,” Pew Research Center, October 2015, http://www.pewinternet.org/2015/11/10/apps-permissions-in-the-google-playstore [http://www.pewinternet.org/2015/11/10/apps-permissions-in-the-google-playstore].
  7. Siva Vaidhyanathan, The Googlization of Everything: (And Why We Should Worry) (Berkeley: University of California Press, 2011).
  8. Omri Ben-Shahar and Carl E. Schneider, “The Failure of Mandated Disclosure,” University of Pennsylvania Law Review 159 (February 2011): 671.
  9. “New Study By Merrill Prof Finds Students Everywhere Addicted To Media,” https://merrill.umd.edu/2011/04/new-merrill-study-finds-students-everywhereaddicted-to-media [https://merrill.umd.edu/2011/04/new-merrill-study-finds-studentseverywhere-addicted-to-media].
  10. Adam L. Penenberg, “Social Networking Affects Brains Like Falling in Love,” Fast Company, 1 July 2010, www.fastcompany.com/1659062/social-networkingaffects-brains-falling-love [http://www.fastcompany.com/1659062/social-networkingaffects-brains-falling-love].
  11. Courtney Seiter, “The Psychology of Social Media: Why We Like, Comment, and Share Online,” Buffer, 20 August 2017, https://blog.bufferapp.com/psychology-of-social-media [https://blog.bufferapp.com/psychology-of-social-media].
  12. Các tranh luận và nghiên cứu về chủ đề này được tóm tắt trong Mark D. Griffiths, “Social Networking Addiction: Emerging Themes and Issues,” Journal of Addiction Research and Therapy 4, no. 5 (2013), www.omicsonline.org/social-networking-addictionemerging-themes-and-issues-2155-6105.1000e118.pdf [http://www.omicsonline.org/socialnetworking-addiction-emerging-themes-and-issues-2155-6105.1000e118.pdf].
  13. John Herrman, “How Tiny Red Dots Took Over Your Life,” New York Times Magazine, 27 February 2018.
  14. Olivia Solon, “Ex-Facebook President Sean Parker: Site Made to Exploit Human ‘Vulnerability,’” Guardian, 9 November 2017.
  15. S. C. Matz et al., “Psychological Targeting as an Effective Approach to Digital Mass Persuasion,” Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 114 (28 November 2017): 12714–19.
  16. Charles Arthur, “Facebook Emotion Study Breached Ethical Guidelines, Researchers Say,” Guardian, 30 June 2014.
  17. Ryan Calo, “Digital Market Manipulation,” George Washington Law Review 82 (August 2014): 995
  18. Ari Ezra Waldman, “Privacy, Sharing, and Trust: The Facebook Study,” Case Western Reserve Law Review 67, no.1 (2016): 193–233.
  19. Marlies Glasius, “What Authoritarianism Is … and Is Not: A Practice Perspective,” International Affairs 94 (May 2018): 515–33.
  20. “The Top 20 Valuable Facebook Statistics—Updated November 2018,” Zephoria, 28 November 2018, https://zephoria.com/top-15-valuable-facebookstatistics [https://zephoria.com/top-15-valuable-facebook-statistics].
  21. Xem đồ hoạ về sự sinh dữ liệu tại “Data Never Sleeps 6.0,” Domo, 2018, https://web-assets.domo.com/blog/wpcontent/uploads/2018/06/18_domo_datanever-sleeps-6verticals.pdf [https://web-assets.domo.com/blog/wpcontent/uploads/2018/06/18_domo_data-never-sleeps-6verticals.pdf].
  22. Craig Silverman, Lies, Damn Lies and Viral Content (New York: Tow Center for Digital Journalism, 2015), http://towcenter.org/wpcontent/ uploads/2015/02/LiesDamn-Lies_Silverman_TowCenter.pdf
[http://towcenter.org/wp-content/uploads/2015/02/LiesDamnLies_Silverman_TowCenter.pdf]. Silverman notes that established news organizations’ websites also “frequently promote misinformation in an attempt to drive traffic and social engagement.”

  1. Jennifer Kavanagh and Michael D. Rich, Truth Decay: An Initial Exploration of the Diminishing Role of Facts and Analysis in American Public Life (Santa Monica: RAND Corporation, 2018), www.rand.org/pubs/research_reports/RR2314.html [http://www.rand.org/pubs/research_reports/RR2314.html].
  2. Adam J. Berinsky, “Rumors and Health Care Reform: Experiments in Political Misinformation,” British Journal of Political Science 47 (April 2017): 241.
  3. Whitney Phillips, The Oxygen of Amplification: Better Practices on Extremists, Antagonists, and Manipulators Online, Part 2 (New York: Data & Society, 2018), 3, https://datasociety.net/wp-content/uploads/2018/05/2-PART- 2_Oxygen_of_Amplification_DS.pdf [https://datasociety.net/wpcontent/

uploads/2018/05/2-PART-2_Oxygen_of_Amplification_DS.pdf].

  1. Alexandra Stevenson, “Soldiers in Facebook’s War on Fake News Are Feeling Overrun,” New York Times, 9 October 2018.
  2. Neil MacFarquhar, “A Powerful Russian Weapon: The Spread of False Stories,” New York Times, 28 August 2016.
  3. Knight Foundation, “Seven Ways Misinformation Spread During the 2016 Election,” Trust, Media, and Democracy, 4 October 2018, https://medium.com/trustmedia-and-democracy/seven-ways-misinformation-spread-during-the-2016-electiona45e8c393e14
[https://medium.com/trust-media-and-democracy/seven-waysmisinformation-

spread-during-the-2016-election-a45e8c393e14].

  1. Onur Varol et al., “Online Human-Bot Interactions: Detection, Estimation, and Characterization,” Proceedings of the Eleventh International AAAI Conference on Web and Social Media (Palo Alto: AAAI Press, 2017), https://aaai.org/ocs/index.php/ICWSM/ICWSM17/paper/view/15587/14817
[https://aaai.org/ocs/index.php/ICWSM/ICWSM17/paper/view/15587/14817], 280.

  1. Max A. Cherney, “Twitter Stock Plunges 21% After Earnings Show Effects of Fake-Account Purge,” MarketWatch, 28 July 2018, www.marketwatch.com/story/twitter-shares-slide-16-after-fake-account-purgenew-rules-in-europe-2018-07-27 [http://www.marketwatch.com/story/twitter-sharesslide-16-after-fake-account-purge-new-rules-in-europe-2018-07-27].
  2. Siva Vaidhyanathan, “Why Facebook Will Never Be Free of Fakes,” New York Times, 5 September 2018.
  3. Matt Burgess, “The Law Is Nowhere Near Ready for the Rise of AIGenerated Fake Porn,” Wired, 27 January 2018, www.wired.co.uk/article/deepfake-appai-porn-fake-reddit [http://www.wired.co.uk/article/deepfake-app-ai-porn-fake-reddit].
  4. Leo G. Stewart, Ahmer Arif, and Kate Starbird, “Examining Trolls and Polarization with a Retweet Network,” paper presented at MIS2: Misinformation and Misbehavior Mining on the Web, Del Rey, Calif., 9 Feburary 2018, https://faculty.washington.edu/kstarbi/examining-trolls-polarization.pdf
[https://faculty.washington.edu/kstarbi/examining-trolls-polarization.pdf].

  1. Charlie Warzel, “This Group Posed as Russian Trolls and Bought Political Ads on Google. It Was Easy,” Buzzfeed News, 4 September 2018, www.buzzfeednews.com/article/charliewarzel/researchers-posed-as-trolls-boughtgoogle-ads [http://www.buzzfeednews.com/article/charliewarzel/researchers-posed-astrolls-bought-google-ads].
  2. Paul Lewis, “‘Fiction Is Outperforming Reality’: How YouTube’s Algorithm Distorts Truth,” Guardian, 2 February 2018.
  3. Craig Timberg, Elizabeth Dwoskin, and Andrew Ba Tran, “Mainstream Advertising Is Still Showing Up on Polarizing and Misleading Sites—Despite Efforts to Stop It,” Washington Post, 3 October 2018.
  4. Karsten Müller and Carlo Schwarz, “Fanning the Flames of Hate: Social Media and Hate Crime,” (2017), http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3082972
[http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3082972].

  1. Seva Gunitsky, “Corrupting the Cyber-Commons: Social Media as a Tool of Autocratic Stability,” Perspectives on Politics 13 (March 2015): 42–54.
  2. Jacob Weisberg, “The Autocracy App,” New York Review of Books, 25 October 2018.
  3. Thomas Rid, “Why Twitter Is the Best Social Media Platform for Disinformation,” Motherboard November 2017, https://motherboard.vice.com/en_us/article/bj7vam/why-twitter-is-the-bestsocial-media-platform-for-disinformation [https://motherboard.vice.com/en_us/article/bj7vam/why-twitter-is-the-best-socialmedia-platform-for-disinformation].
  4. Ron Deibert, “Authoritarianism Goes Global: Cyberspace Under Siege,” Journal of Democracy 26 (July 2015): 64–78.
  5. Sarah McKune and Ronald Deibert, “Google’s Dragonfly: A Bellwether for Human Rights in the Digital Age,” Just Security, 2 August 2018, www.justsecurity.org/59941/googles-dragonfly-bellwether-human-rights-digitalage [http://www.justsecurity.org/59941/googles-dragonfly-bellwether-human-rightsdigital-age].
  6. Xem, thí dụ, đề xuất của Tim Berners-Lee tại www.inrupt.com [http://www.inrupt.com/].

* Về Tác giả: Ronald J. Deibert là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto và giám đốc của Citizen Lab tại Munk School of Global Affairs and Public Policy của Đại học. Các sách của ông có cả cuốn Black Code: Surveillance, Privacy, and the Dark Side of the Internet (2013) [Mã Đen: Giám sát, Tính Riêng tư, và Mặt Tối của Internet]. Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch.

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*