Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Chính trị thế giới / THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG

[featured_image]
Download
Download is available until [expire_date]
  • Version
  • Download 33
  • File Size 5.88 MB
  • File Count 1
  • Create Date 19/08/2024
  • Last Updated 19/08/2024

THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 69 của tủ sách SOS2, cuốn Thời Cách mạng với tiêu đề phụ Tiến bộ và Giật lùi từ 1600 đến nay (Age of Revolutions – Progress and Backlass from 1600 to the Present) do W. W. Norton & Company xuất bản tháng Ba năm 2024) của Fareed Zakaria và cuốn sách này đang là cuốn bán chạy nhất theo New York Times.

Những người xem CNN chắc không lạ Fareed Zakaria một học giả, nhà báo Mỹ gốc Ấn Độ xuất sắc, tác giả của nhiều sách bán chạy nhất. Ông đưa ra khái niệm nền dân chủ phi-tự do (illiberal democracy) trong một bài phân tích sâu sắc từ cuối năm 1997 và viết cả một cuốn sách The Future of Freedom: Illiberal Democracy at Home and Abroad bàn về hiện tượng này trong năm 2003. Khái niệm này được thủ tướng Hungary Orbán Viktor công khai chấp nhận trong bài phát biểu của ông năm 2014, phát triển và thực hành trong thực tiễn. Và mọi người cứ nghĩ Orbán Viktor chính là tác giả của dân chủ phi-tự do, tuy Fareed Zakaria đã đưa ra khái niệm này và phân tích kỹ về nó từ 17 năm trước! Tất nhiên, cuốn sách này cũng nhắc đến dân chủ phi-tự do trong lịch sử của các cuộc cách mạng kéo dài từ 1600 đến tận ngày nay.

Những thay đổi công nghệ, những thay đổi trong đời sống kinh tế-xã hội dẫn đến sự thay đổi về dân chúng cảm thấy mình là gì, tức là sự thay đổi về bản sắc, sự thay đổi văn hóa. Khi có những sự thay đổi mạnh như thế về cấu trúc xã hội luôn có sự phản ứng dữ dội, sự giật lùi nhằm cản những sự thay đổi đó. Các xã hội khéo quản lý các lực kéo theo những sự tiến bộ và các lực giật lùi này là các xã hội thành công hay có cách mạng thành công; ngược lại là những cuộc cách mạng thất bại. Fareed Zakaria đặc biệt lưu ý đến các nguyên nhân và diễn tiến của các cuộc cách mạng và ông phân loại chúng thành các cuộc cách mạng thành công và thất bại. Tất nhiên, trong hơn bốn thế kỷ qua có vô số cuộc cách mạng, ông chỉ điểm qua một số cuộc cách mạng quan trọng nhất: các cuộc cách mạng thành công ở Hà Lan và Anh và những cuộc cách mạng thất bại ở Pháp và Nga (thậm chí cách mạng tháng Mười Nga “vĩ đại” mà người Việt chúng ta từng ca ngợi trong gần thế kỷ qua là cuộc cách mạng thất bại theo chân cách mạng Pháp không được ông bàn chi tiết, cũng như cách mạng Mỹ mà ông liệt kê như sự kế tiếp của cách mạng Anh và phần nhiều như cách mạng thoát khỏi thuộc địa).

Theo tác giả, cách mạng thành công nếu là cách mạng hữu cơ, từ dưới lên, tức là những sự thay đổi chính trị thực ra chủ yếu ghi nhận những thay đổi về cấu trúc xã hội do công nghệ, sự phát triển kinh tế-xã hội gây ra rồi (và sau đó tạo điều kiện cho những sự thay đổi “ở bên dưới” đó.) Loại cách mạng thành công này bắt đầu với cách mạng tự do ở Hà Lan, cách mạng Công nghiệp ở Anh và sự tiếp tục của nó tại Hoa Kỳ.

Cách mạng thất bại nếu là cách mạng từ trên xuống, tức là các elite muốn áp đặt một “thượng tầng kiến trúc” họ nghĩ là hay lên một xã hội chưa sẵn sàng và luôn dẫn đến những sự đổ vỡ đáng tiếc và bạo lực. Đó là trường hợp của cách mạng Pháp, cách mạng Nga và những cuộc cách mạng muốn “cải tạo” xã hội (và ngạo mạn hơn cải tạo “tự nhiên”) từ trên xuống theo các ý tưởng của họ xa rời với cuộc sống thực. Nói như thế không có nghĩa là các cuộc cách mạng thất bại không để lại những hậu quả lâu dài như sự phân cực, sự phân chia Tả-Hữu, v.v.

Sự phân chia Tả (Trái)-Hữu (Phải) có xuất xứ từ Pháp và đã ảnh hưởng sâu đến chính trị toàn thế giới cho đến tận gần đây. Sự phân cực Tả-Hữu gần đây được thay thế bởi sự phân cực Mở-Đóng. Rất đáng tiếc loài người quá bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng quá đơn giản hóa (trắng-đen, tả-hữu, mở-đóng) mà là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của sự phân tích. Chúng ta phải luôn ý thức về những hạn chế của sự đơn giản hóa như vậy, không phản ánh sự thực đa dạng, đa nguyên của xã hội: không có sự phân chia rạch ròi như vậy, mà có thể dùng phép ẩn dụ phổ các màu để minh họa, từ trắng-nhờ nhờ-sẫm-đến đen-và đen kịt, hay từ hồng, đỏ,… xanh, đến tím và cực tím theo nghĩa vật lý.

Trong Phần I tác giả bàn về các cuộc cách mạng của quá khứ, cách mạng khai phóng đầu tiên ở Hà Lan, nó lan sang Anh trong cách mạng Vinh quang và sự kế tiếp của nó trong cách mạng Mỹ, cách mạng công nghiệp. Đó là những cuộc cách mạng thành công. Cũng trong phần I có bàn đến các cuộc cách mạng thất bại: Cách mạng Pháp và Cách mạng tháng mười Nga chỉ được nhắc đến sơ qua.

Trong Phần II tác giả kể về những cuộc cách mạng đang diễn ra: toàn cầu hóa, cách mạng thông tin, cách mạng bản sắc và cách mạng địa chính trị.

Chuyện kể về lịch sử của tác giả giúp chúng ta có cách nhìn mới về các lực lượng khai phóng thúc đẩy sự phát triển và sự tiến bộ xã hội, nhưng nó luôn luôn đi cùng với các lực lượng bảo thủ tạo ra những sự giật lùi, những phản ứng dữ dội. Sự cân bằng khó giữ giữa các lực lượng này luôn là vấn đề cốt lõi của sự thành công hay thất bại của cách mạng vì con người cần thời gian để chấp nhận sự thay đổi, nói cách khác các lực lượng bảo thủ có vai trò của nó khiến cho sự thay đổi đừng diễn ra quá nhanh, quá đột ngột có thể phá vỡ bản thân xã hội. Tính chất khai phóng-bảo thủ của các lực lượng xã hội này có thể thay đổi theo thời gian.

Đọc cuốn sách này có thể giúp chúng ta hiểu tình hình thế giới hiện nay và có những liên tưởng đến tình hình Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua. Rất đáng tiếc phần lớn các nhà cách mạng Việt Nam đã không hiểu kỹ những chuyển biến cấu trúc của xã hội Việt Nam chưa tương ứng với hệ thống chính trị mà họ muốn áp đặt lên xã hội. Lẽ ra phải tìm mọi cách để hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế và xã hội và tiến hành cách mạng xã hội một cách từ từ, một cách hữu cơ, thì họ lại noi gương các cuộc cách mạng thất bại nhưng có nhiều hậu quả nghiêm trọng là Cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười “Vĩ đại,”muốn “cải tạo” xã hội, xây dựng một xã hội không tưởng trên một xã hội Việt Nam mà cấu trúc kinh tế-xã hội của nó vênh quá lớn với các ước vọng đó. Và thất bại là không thể tránh khỏi nhưng người ta vẫn nghĩ là thành công.

Ngoại lệ hiếm là Phan Châu Trinh với chủ trương hiện đại hóa, cách mạng hữu cơ của ông hơn 100 năm trước, nhưng ông lại bị những người Cộng sản coi thường.

Chỉ trong khảng 40 năm trở lại đây giới lãnh đạo Việt Nam mới bắt đầu thực hiện một phần chủ trương của cụ Phan, trả lại quyền tự do kinh tế cho người dân, hiện đại hóa đất nước, hội nhập vào thế giới, tức là tiến hành cuộc cách mạng hữu cơ. Đây là quá trình nên được khuyến khích, duy trì, và cải tiến từ từ.

Tôi chân thành giới thiệu cuốn Thời đại Cách mạng của Fareed Zakaria cho tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển đất nước, đến sự hiểu kỹ hơn về tình hình thế giới. Trước hết là các bạn trẻ, các sinh viên, nhà báo, đến các nhà nghiên cứu cũng như các chính trị gia Việt Nam.

Hà Nội 19-8-2024

Nguyễn Quang A 

 

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*