- Version
- Download 11001
- File Size 4.20 MB
- File Count 1
- Create Date 03/03/2019
- Last Updated 03/03/2019
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Đây là cuốn ghi chép của bạn già của Triệu Tử Dương, ông Tôn Phượng Minh (phải giả làm thầy dạy khí công mới vào được với Triệu Tử Dương) ghi lại từ 1992 đến 2004. Chúng ta phải tìm hiểu kỹ về Trung Quốc để hiểu Việt Nam. Cuốn sách này sẽ vô cùng bổ ích cho tất cả mọi người Việt Nam, nhất là các vị lãnh đạo.
Tôi đọc xong Hồi Ký của Triệu Tử Dương ("Tù nhân của Nhà nước- xuất bản năm 2009) thấy quá hay. Không rõ có ai dịch ra tiếng Việt Chưa? Tôi hỏi vài người am tường về chính trị và chữ TQ đều bảo chưa đọc. Tôi nghĩ không lẽ cuốn hay như vậy mà không dịch ra tiếng Việt (không xuất bản được thì chí ít cho giới lãnh đạo đọc) nên nhờ người tìm hiểu xe, Viện Nghiên Cứu Trung Quốc có dịch không? Tôi vui khi nghe nói có dịch từ lâu rồi, nhưng không được in. Bưng bít thông tin là một tội lớn đối với dân tộc! May tôi kiếm được bản mềm, hoá ra KHÔNG PHẢI hồi ký của Triệu Tử Dương mà tôi đã đọc bản tiếng Anh, mà là cuốn "Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng" do bạn già của ông là Tôn Phượng Minh ghi chép (cho đến vài tuần trước khi Tử Dương mất). Nó bổ sung cho Hồi ký của TTD (dường như hoàn tất trước năm 2000), như thế những ghi chép trước cũng nhất quán với Hồi Ký, nhưng còn thêm được khoảng 4 năm nữa. Tôi đọc và chỉ sửa vài lỗi chính tả và gộp lại thành bản dưới đây. Nhất quyết phải dịch Hồi Ký Triệu Tử Dương, nhưng đợi đến khi có bản tiếng Việt, tôi trân trọng đề nghị quý vị đọc cuốn của Tôn Phượng Minh và gửi cho càng nhiều người đọc càng tốt (nhất là các vị lãnh đạo hiện nay và các vị có tiềm năng trở thành lãnh đạo).
Triệu Tử Dương đúng là một lãnh tụ Trung Quốc kiệt xuất. 8 năm làm Thủ tướng Trung Quốc, khoảng 2 năm làm Tổng bí thư ĐCSTQ ông đã có công rất lớn trong thúc đẩy, thực hiện cải cách kinh tế Trung Quốc. Nhưng ông cũng chủ trương cải cách chính trị, xoá bỏ độc quyền, tôn trọng nhân quyền, luật trị (rule of law, mà trong bản dịch này gọi là "pháp trị") tiến tới dân chủ hoá Trung Quốc. Do ông phản đối thiết quân luật, phản đối dùng vũ lực đàn áp học sinh sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn mùa xuân-hè 1989, ông đã bị hạ bệ và bị giam lỏng cho đến khi chết.
Người dân Việt Nam nên đọc cuốn sách này (nhất là các vị lãnh đạo, thanh niên và các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền).
7 Comments