- Version 1.0
- Download 7066
- File Size 1.60 MB
- File Count 1
- Create Date 15/02/2017
- Last Updated 15/02/2017
Trump và các Đảng Dân túy Bài ngoại: Cách mạng Yên lặng Đảo ngược
Ronald Inglehart University of Michigan & Pippa Norris Harvard University
Tổng quan
Hơn bốn mươi năm trước, luận đề Cách mạng Yên lặng (The Silent Revolution) đã cho rằng khi người dân lớn lên coi sự sống sót là nghiễm nhiên nó khiến cho họ cởi mở hơn với các ý tưởng mới và khoan dung hơn với các nhóm ngoài (outgroup). Do đó, mức cao chưa từng có của sự an toàn sinh tồn (existential security) mà đã nổi lên trong các nền dân chủ đã phát triển sau Chiến tranh Thế giới II, đã gây ra một sự thay đổi giữa thế hệ hướng tới các giá trị Hậu duy vật, mang lại sự nhấn mạnh lớn hơn đến quyền tự do biểu đạt, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, và sự khoan dung với người đồng tính, những người tàn tật và những người nước ngoài.
Sự bấp bênh, không an toàn có tác động ngược lại. Trong hầu hết sự tồn tại của nó, loài người đã sống chỉ trên mức chết đói và dưới sự khan hiếm cùng cực, sự bài ngoại trở nên thực tế: khi lãnh thổ của một bộ lạc tạo ra chỉ đủ thực phẩm để duy trì nó, và bộ lạc khác chuyển vào, nó có thể là một cuộc đấu tranh mà trong đó một bộ lạc hay bộ lạc kia sống sót. Sự không an toàn khuyến khích một phản ứng bài ngoại độc đoán mà trong đó người dân sắp hàng đằng sau các lãnh tụ mạnh, với sự đoàn kết nhóm-trong (in-group) mạnh mẽ, sự loại bỏ những người ngoài, và sự tuân thủ cứng nhắc các chuẩn mực nhóm, trong một cuộc chiến đấu sống còn chống lại những người ngoài nguy hiểm. Ngược lại, các mức cao của sự an toàn sinh tồn mà đã nổi lên sau Chiến tranh Thế giới II đã tạo nhiều dư địa hơn cho sự lựa chọn tự do và sự cởi mở với những người ngoài.
Trong kỷ nguyên hậu chiến, nhân dân của các nước phát triển đã trải qua hòa bình, sự thịnh vượng chưa từng có và sự nổi lên của các nhà nước phúc lợi tiên tiến, làm cho sự sống sót an toàn hơn bao giờ hết. Các lứa sinh hậu chiến đã lớn lên coi sự sống sót là nghiễm nhiên, mang lại một sự thay đổi giữa thế hệ hướng tới các giá trị Hậu duy vật.* Sự sống sót là một mục tiêu trung tâm đến mức khi nó bị đe dọa, nó chi phối chiến lược sống của người dân. Ngược lại, khi nó được coi là nghiễm nhiên, nó mở đường cho các chuẩn mực mới về mọi thứ từ hành vi kinh tế đến định hướng tính dục và sự truyền bá của các định chế dân chủ. So với các giá trị thịnh hành trước, mà nhấn mạnh sự an toàn kinh tế và thân thể trên hết, các giá trị Hậu duy vật là ít tuân thủ chủ nghĩa hơn, cởi mở hơn đối với các ý tưởng mới, ít độc đoán hơn, và khoan dung hơn với các nhóm-ngoài. Nhưng các giá trị này phụ thuộc vào các mức cao của sự an toàn kinh tế và thân thể. Chúng đã không nổi lên trong các nước thu nhập-thấp, và đã thịnh hành nhất giữa các tầng lớp trẻ hơn và an toàn hơn của các nước thu nhập-cao. Sự an toàn đã định hình các giá trị này theo hai cách: (1) thông qua một sự thay đổi giữa thế hệ hướng tới chủ nghĩa Hậu duy vật dựa trên các tác động lứa sinh: các lứa trẻ hơn mà đã lớn lên dước các điều kiện an toàn, đã dần dần thay thế các lứa già hơn mà đã được định hình bởi hai cuộc Chiến tranh Thế giới và Đại Suy Thoái; và (2) thông qua các tác động thời kỳ: người dân phản ứng lại đối với các điều kiện hiện thời cũng như đối với các kinh nghiệm hình thành (formative) của họ, với các suy giảm kinh tế làm cho tất cả các lứa sinh ít Hậu duy vật hơn, và sự thịnh vượng tăng lên có tác động ngược lại.2
35 năm của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và các cơ hội mở rộng mà các nền dân chủ phát triển đã trải nghiệm tiếp sau Chiến tranh Thế giới II đã mang lại những thay đổi văn hóa tỏa khắp góp phần cho sự nổi lên của các đảng Xanh và sự mở rộng dân chủ. Nhưng trong 35 năm vừa qua, trong khi các nước này vẫn đã có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể, hầu như tất cả lợi lộc đã được trao cho những người ở trên đỉnh; những người ít học hơn đã trải nghiệm thu nhập thực tế giảm sút và một vị trí tương đối sa sút đột ngột đã kích động sự ủng hộ cho các đảng độc đoán dân túy.
Chủ nghĩa hậu duy vật cuối cùng đã trở thành kẻ-đào mồ của chính nó. Từ lúc đầu, sự nổi lên của những thay đổi văn hóa tỏa khắp đã kích động một phản ứng giữa các tầng lớp già hơn và kém an toàn hơn những người đã cảm thấy bị đe dọa bởi sự xói mòn của các giá trị truyền thống quen biết. Một phản ứng duy vật chống lại các sự thay đổi này đã dẫn đến sự nổi lên của các các đảng độc đoán dân túy bài ngoại như Mặt trận Dân tộc của Pháp. Điều này đã dẫn đến sự bỏ phiếu [theo] giai cấp xã hội sụt giảm, làm xói mòn các đảng phái Tả định hướng giai cấp lao động mà đã thực hiện các chính sách tái phân phối trong hầu hết thế kỷ thứ 20. Hơn nữa, các vấn đề phi-kinh tế được những người Hậu duy vật đưa vào đã làm lu mờ các vấn đề kinh tế Tả-Hữu cổ điển, kéo sự chú ý ra xa khỏi sự tái phân phối cho các vấn đề văn hóa, dọn đường thêm cho sự bất bình đẳng tăng lên.3
Luận đề Silent Revolution đã khảo sát tỉ mỉ các ngụ ý của sự thịnh vượng cao và các nhà nước phúc lợi tiên tiến mà đã thịnh hành trong các nước thu nhập-cao trong thời hậu chiến. Phần cuối cùng của tiểu luận này khảo sát tỉ mỉ các ngụ ý của một pha phát triển mới mà các nước này đang bước vào mà có thể được gọi là xã hội Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence). Nó chào mời các cơ hội tuyệt vời, nhưng có một nền kinh tế kẻ thắng-ăn cả (winner-takes-all) mà khuyến khích sự bất bình đẳng tăng lên. Trừ phi được đối trọng bởi các chính sách thích hợp của chính phủ, điều này có khuynh hướng làm xói mòn sự tăng trưởng kinh tế dài hạn, dân chủ và sự cởi mở văn hóa mà đã được đưa ra trong thời hậu chiến.
* Nghiên cứu theo sau đã chứng minh rằng các giá trị Hậu duy vật là phần của một sự thay đổi còn rộng hơn từ các giá trị Sống sót sang các giá trị tự-biểu hiện (self-expression). Vì lý do đơn giản, “Hậu duy vật” như được dùng ở đây nhắc tới sự thay đổi rộng hơn này. [Chú thích của nguyên bản; người dịch, Nguyễn Quang A, không có chú thích nào].
Nguồn: (Trump and the Xenophobic Populist Parties: The Silent Revolution in Reverse)