Dân chủ có suy thái không? Chắc chắn, cảm nhận rằng nó suy thoái đã trở nên phổ biến hơn bất kỳ thời nào trong một phần tư thế kỷ qua. Đây không phải là một nhận xét nhân quả về phần tôi. Đã phục vụ với tư cách đồng biên tập của Journal of Democracy từ khi nó xuất bản số mở đầu vào tháng Giêng 1990, tôi đã thường xuyên dành sự chú ý của mình để theo dõi những tiến bộ và thụt lùi của dân chủ khắp thế giới. Trong hơn 25 năm, đồng biên tập của tôi Larry Diamond và tôi đã “đo nhiệt độ” của dân chủ. Từ 1998, chúng tôi đã công bố hàng năm một bài tóm tắt khảo sát Tự do trên Thế giới- Freedom in the World của Freedom House, và chúng tôi đã viết nhiều tiểu luận khác phân tích quỹ đạo toàn cầu của dân chủ, bắt đầu với bài báo kinh điển 1991 của Samuel P. Huntington đưa ra khái niệm về “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.
Cho nên khi chúng tôi cần chọn một chủ đề cho số kỷ niệm hai mươi lăm năm của Tạp chí, có lẽ tốt nhất đã được kỳ vọng rằng một lần nữa chúng ta tập trung vào chủ đề về địa vị toàn cầu của dân chủ. Tuy vậy, một số bạn đọc của Tạp chí, hẳn đã ngạc nhiên để thấy hàng đầu trên số đặc biệt này “Dân chủ có Suy thoái?” Đối với một tạp chí mà không nao núng ủng hộ dân chủ, cân đo bằng chứng về sự suy thoái của nó hiển nhiên đã không là loại chủ đề kỷ niệm có thể không được ưa thích cho việc đánh dấu một cột mốc lịch sử. Thế mà đấy có vẻ là câu hỏi mà mọi người đang hỏi khi 2015 đến gần, và chúng tôi đã quyết định nêu nó ra cho những người đóng góp cho số lễ kỷ niệm của chúng tôi. Mối quan tâm được số đặc biệt của chúng tôi gây ra đã thuyết phục chúng tôi rằng chúng tôi đã có lựa chọn đúng, và bây giờ chúng tôi đã tập hợp các tiểu luận của nó với một tiêu điểm toàn cầu trong tập này mà các bạn có trước mặt mình: Dân chủ có Suy thoái?
Theo dõi các quan điểm và ý kiến được bày tỏ trong Tạp chí suốt các năm (đặc biệt trong các dịp lễ kỷ niệm năm-năm một) cho ta một cảm giác tốt về cách theo đó những đánh giá và tình cảm về tình trạng của dân chủ đã tiến triển từ 1990. Dẫn nhập của các biên tập mà Larry Diamond và tôi viết cho số mở đầu đã đầy sinh khí bởi nhận xét rằng rằng dân chủ đang trải nghiệm một “sự nổi lên lại toàn cầu đáng chú ý” nhưng cũng bởi một sự lo âu rằng nó vẫn tụt lại sau các đối thủ của nó về các ý tưởng chính trị và tổ chức. Năm năm đầy sự kiện sau đó, chúng tôi đã nhận ra cả rằng dân chủ đã lan ra nhiều nước hơn lẫn rằng nó đã tạo ra những cải thiện khổng lồ về mặt ý tưởng và tổ chức. Chúng tôi đã khẳng định rằng dân chủ “đã tiến bộ to lớn” về “tính chính đáng quốc tế” và rằng bây giờ nó “đã thống trị tối cao trong lĩnh vực ý thức hệ.” Các tổ chức đa biên đã ngày càng tán thành các nguyên tắc dân chủ, và một lĩnh vực mới hoàn toàn về trợ giúp dân chủ quốc tế đã nổi lên. Vào lúc chuyển giao thế kỷ, các xu hướng này đã có vẻ càng gia tăng mạnh hơn. Trong giới thiệu số đặc biệt kỷ niệm mười năm về dân chủ trên thế giới, theo mô hình Nền dân chủ ở Mỹ của Alexis de Tocqueville, chúng tôi đã cho rằng Tocqueville đã thay thế Marx, và chúng tôi đã kết luận, “Bây giờ tất cả chúng ta đều là các Tocquevillean-những người theo Tocqueville.”
Vào năm 2005, tuy vậy, giọng của chúng tôi đã trở nên bi quan hơn nhiều, và chúng tôi đã thừa nhận một tâm trạng u tối giữa những người ủng hộ dân chủ. Chúng tôi đã quy một phần cho công việc khó nhọc của việc xây dựng dân chủ ở Iraq sau can thiệp và cho sự sa sút của Nga quay lại chủ nghĩa độc đoán, nhưng chúng tôi đã lập luận rằng các xu hướng tổng thể toàn cầu là pha trộn và không biện hộ cho sự nản lòng giữa các nhà dân chủ. Vào 2010, chúng tôi đã chuẩn bị để thừa nhận rằng “bây giờ thậm chí có thể có cơ sở cho việc nói về một sự xói mòn tự do trong vài năm qua, dù các chiều kích của nó là rất nhẹ.”
ĐỐI MẶT VỚI SUY THOÁI
Nhưng bây giờ trong 2015, như tập sách này phản ánh, chúng tôi cảm thấy buộc phải đối mặt thẳng thắn với câu hỏi liệu dân chủ có suy thoái hay không. Vì sao? Có hai khía cạnh cho câu trả lời, mà, dù bện vào nhau, nhưng ở mức độ nào đó có thể tách ra. Khía cạnh thứ nhất đề cập những gì thực sự xảy ra trên thực địa: Có bao nhiêu nước dân chủ? Số các nước đó tăng hay giảm? Tình hình ra sao về các nét đặc trưng dân chủ-tự do cốt yếu như quyền tự do báo chí, pháp trị, các cuộc bầu cử tự do và công bằng, và những thứ tương tự? Khía cạnh thứ hai, chủ quan hơn, liên quan đến thế đứng của dân chủ trên thế giới: nó được nhìn nhận ra sao về mặt tính chính đáng và tính hấp dẫn? Chính trong chiều kích sau mà bằng chứng, hay chí ít cảm nhận phổ biến, về sự suy thoái là nổi bật nhất.
Như bạn đọc sẽ thấy, chiều kích thứ nhất được mở cho những diễn giải khác nhau. Sự bất đồng giữa chúng được nêu sắc nét nhất bằng cách so sánh chương “Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ” của Steven Levitsky và Lucan Way, với chương “Đương đầu với Suy thoái Dân chủ” của Larry Diamond. Levitsky và Way chỉ ra rằng ngay cả dữ liệu của Freedom House chỉ cho thấy sự sa sút nhẹ về các mức tự do từ 2000 và rằng các chỉ số khác chẳng cho thấy sự sa sút nào cả. Ngoài ra, họ cho rằng trong các năm 1990 hầu hết các nhà quan sát (kể cả Freedom House) đã quá thiên về để tính bất kể nước nào, nơi chế độ độc đoán sụp đổ, như một trường hợp chuyển đổi sang dân chủ. Theo cách nhìn của Levitsky và Way, nhiều trong các nước này đã tạm thời được hưởng “chủ nghĩa đa nguyên do mặc định” bởi vì sự yếu kém của chế độ độc đoán, nhưng chúng đã chẳng bao giờ thực sự thiết lập nền dân chủ. Nhiều trong số đó bây giờ được xem là chủ nghĩa độc đoán được củng cố, nhưng bởi vì các chế độ đó trước hết đã bị phân loại nhầm như dân chủ, nên việc này không được coi như bằng chứng của sự suy thoái dân chủ.
Larry Diamond, tuy không nhất thiết tranh cãi với Levitsky và Way về các nước này đã được đánh giá ra sao trong đầu các năm 1990, tìm thấy bằng chứng kinh nghiệm khác rằng thập niên vừa qua đã là “một giai đoạn của sự suy thoái chí ít chớm nở về dân chủ.” Ông dẫn ra một bằng chứng gia tăng về các cuộc đổ vỡ dân chủ, thành tích kém của các nền dân chủ mới theo các số đo khác nhau về quản trị tốt và pháp trị, và sự thụt lùi hay trì trệ dân chủ ở các nước phi-Tây phương lớn nhất và giàu nhất. Có các lý lẽ thuyết phục ở cả hai phía của cuộc tranh luận này, nhưng rốt cuộc tôi không nghĩ là các phân tích số đo của Freedom House (hay số khác) có thể giải quyết câu hỏi lớn hơn.
Hơn nữa, các đường viền rõ của những xu hướng được dữ liệu tiết lộ thực sự không bị tranh cãi. Dân chủ đã bắt đầu tạo ra những tiến bộ đáng kể trên thế giới trong các năm 1975-85, bắt đầu ở Nam Âu và Mỹ Latin. Rồi nó đã tiến lên với một tốc độ phi thường trong 1985-95, một thời kỳ chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong khối Soviet và của chế độ apartheid ở Nam Phi. Sự tiến bộ dân chủ sau đó đã bắt đầu chậm lại, và chỉ đạt những tiến bộ khiêm tốn trong thập niên tiếp sau, với các số điểm cao nhất lúc nào đó trong đầu các năm 2000. Kể từ đó, hình mẫu đã là ngưng trệ hay suy thoái rất ít–chắc chắn chẳng có gì giống “các làn sóng ngược” mà Huntington đã nhận diện trong các thời đại trước. Sự thiếu tiến bộ dân chủ có thể được mô tả đặc trưng một cách phủ định như “đình trệ” hay hứa hẹn hơn như sự bảo toàn những tiến bộ dân chủ trước đó. Nhưng cho dù ta thấy trong dữ liệu một sự giảm nhẹ số các nền dân chủ, điều này không thể giải thích cảm nhận về suy thoái đã lan truyền như nhau giữa những người bạn và kẻ thù của dân chủ.
Theo quan điểm của tôi, chúng ta phải nhìn vào nơi khác để tìm các nguồn thật của cảm nghĩ “suy thoái chủ nghĩa” về dân chủ, và vài tiểu luận trong cuốn sách này có thể giúp chúng ta định vị chúng. Một số của các nguồn này được giới thiệu trong phần sau của chương của Larry Diamond. Một nguồn, mà Diamond dán nhãn “quản trị tồi,” được Francis Fukuyama thảo luận tỉ mỉ trong tiểu luận của ông. Thuật ngữ này trước tiên dẫn chiếu đến sự thất bại của nhiều nền dân chủ mới để xây dựng các nhà nước hiện đại hiệu quả. Vì thất bại này, mà có thể dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế chậm, dịch vụ công kém, thiếu an ninh cá nhân, và tham nhũng tràn lan, nên có thể hiểu được công dân của các nước như vậy cảm thấy thất vọng với dân chủ. Fukuyama cho rằng “tính chính đáng của nhiều nền dân chủ khắp thế giới phụ thuộc ít vào việc làm sâu sắc các định chế dân chủ của họ hơn là vào khả năng của chúng để cung cấp sự quản trị chất lượng cao.” Tất nhiên, quản trị tồi cũng tác động đến hầu hết (dù không phải tất cả) các nước phi dân chủ nữa, nhưng điều này đem lại ít sự an ủi cho các công dân cảm thấy chính phủ (dân chủ) của họ thất hẹn với họ.
Fukuyama kết luận rằng những người muốn củng cố dân chủ cần lưu ý nhiều hơn đến việc xây dựng nhà nước, kể cả các vấn đề buồn tẻ như quản trị công và thực hiện chính sách. Đây không nghi ngờ gì là một lời khuyên hữu ích. Tuy vậy quản trị tốt vẫn rất khó đạt được, đặc biệt trong các nền dân chủ mới. Trong khung cảnh như vậy, nơi những công dân vẫn mới lạ với thái độ và các định chế dân chủ, có một xu hướng khó tránh khỏi để đổ lỗi quản trị kém cho dân chủ. Điều này giải thích, chí ít một phần, cho xu hướng đổ vỡ dân chủ ở các nước đã chấp nhận nó lần đầu tiên và sự thất bại của nó để bén rễ ở một số nơi cho đến khi nó đã thử vài lần. Thế nhưng hình mẫu này không cần là điềm báo trước sự thất bại dân chủ trong dài hạn. Có thể cần nhiều năm để đạt sự củng cố dân chủ, nhưng thời gian vẫn ở bên dân chủ.
BA NGUỒN NGHI NGỜ VỀ DÂN CHỦ
Kịch bản lạc quan dài hạn này, tuy vậy, giả định trước rằng dân chủ sẽ vẫn là mục tiêu mà các nước theo đuổi. Và điều này đến lượt chắc là phụ thuộc vào việc nó được coi là cả như tiêu chuẩn toàn cầu về tính chính đáng chính trị lẫn như là hệ thống tốt nhất cho việc đạt được loại thịnh vượng và sự quản trị hiệu quả mà hầu như tất cả các nước tìm kiếm. Cái đã thay đổi kịch tính nhất trong các năm gần đây là, các giả định trước này trong các năm vừa qua là các giả định ngày càng bị nghi ngờ. Theo quan điểm của tôi, có ba lý do chính cho sự thay đổi này: (1) cảm nhận gia tăng rằng các nền dân chủ tiên tiến đang bị rắc rối về mặt thành tích kinh tế và chính trị của chúng; (2) sự tự tin mới và sức sống bề ngoài của vài nước độc đoán; và (3) sự thay đổi cán cân địa chính trị giữa các nền dân chủ và các đối thủ của chúng.
Lý do đầu tiên được gây ra bởi khủng hoảng tài chính 2008 và các hậu quả kinh tế kéo dài của nó, kể cả suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn gây tai họa cho phần lớn châu Âu. Rằng các nền dân chủ tiên tiến bị những thất bại này vào lúc các nước thị trường mới nổi tăng trưởng với nhịp độ nhanh đã bán rẻ quan niệm rằng các định chế và chính sách của Phương Tây là đáng để “phần còn lại” noi theo. Hội chứng rối loạn chức năng chính trị gây đau khổ cho các nền dân chủ tiên tiến khi chúng tìm cách phản ứng lại với khủng hoảng đã làm yếu thêm sự hấp dẫn của chúng. Như Thomas Carothers lưu ý trong tiểu luận của ông về khung cảnh toàn cầu thay đổi của sự thúc đẩy dân chủ, “Công việc khó nhọc của dân chủ cả ở Mỹ và châu Âu đã gây ra tổn hại lớn đến địa vị của dân chủ trong con mắt của nhiều người trên khắp thế giới.”
Mặt kia của uy tín teo đi của dân chủ đã là ảnh hưởng gia tăng của một số chế độ độc đoán hàng đầu. Chủ chốt giữa chúng là Trung Quốc, với khả năng của nó để tạo ra tiến bộ kinh tế to lớn mà không đưa ra những cải cách dân chủ, đã gây nghi ngờ về quan niệm rằng dân chủ là hệ thống chính trị thích hợp duy nhất cho các nước giàu có. Đồng thời, Trung Quốc đã cung cấp cho các nước đang phát triển với các nguồn thay thế về thương mại, đầu tư và viện trợ quân sự và phát triển–chẳng khoản nào bị gắn với những cân nhắc về nhân quyền hay trách nhiệm giải trình chính phủ ở các nhà nước tiếp nhận. Trung Quốc cũng chẳng phải là cường quốc phi dân chủ ngày càng quyết đoán duy nhất. Nga, Iran, Saudi Arabia, và Venezuela cũng đã học từ nhau và thậm chí hợp tác trực tiếp để cản trở sự tiến bộ dân chủ.
Số kỷ niệm hai mươi lăm năm của Tạp chí cũng có một bài của Andrew J. Nathan về Trung Quốc, bài đầu tiên trong một chuỗi bài mà Journal of Democracy sẽ công bố trong 2015 về cái chúng tôi đã dán nhãn “sự lại nổi lên của độc đoán.” Xúc phạm để dùng title này; cuốn sách Journal of Democracy đầu tiên của chúng tôi, được xuất bản năm 1993, được gọi là Sự lại nổi lên Toàn cầu của Dân chủ. Nhưng hôm nay có vẻ là chủ nghĩa độc đoán đã có gió ở đằng sau (buồm của) nó, cho dù nó vẫn không lan ra nhiều nước hơn. Một dấu hiệu của điều này là sự tiến tới mà các nhà độc đoán đã tạo ra trong lĩnh vực “sức mạnh mềm,” đặc biệt trong các tổ chức khu vực và đa phương lớn. Các chuẩn mực ủng hộ dân chủ mà các nền dân chủ đã giúp cấy vào các tổ chức như OSCE, Hội đồng châu Âu, và the OAS trong các năm 1990 bị làm cho yếu đi bởi các nước phản dân chủ có đại diện trong các hội đồng này. Các cường quốc độc đoán như Nga và Trung Quốc cũng tăng cao nền ngoại giao văn hóa và phát thanh truyền hình quốc tế của họ còn các nỗ lực Tây phương trong các lĩnh vực này đã không tập trung và được tài trợ không đủ.
Nhưng không chỉ trong cạnh tranh “sức mạnh mềm” mà các nền dân chủ đã thiếu. Họ ngày càng có vẻ yếu hơn về mặt sức mạnh cứng nữa, cắt giảm ngân sách quốc phòng của họ ngay cả khi các nhà nước độc đoán chi tiêu nhiều hơn cho vũ khí. Tạp chí Journal of Democracy đã dành ít sự chú ý cho các vấn đề về mối quan hệ giữa các nhà nước hay công việc quân sự. Một phần, điều này phản ánh cảm nhận của chúng tôi về Tạp chí có được một lợi thế so sánh ở đâu giữa các tạp chí về công việc thế giới–đa phần chúng tập trung vào chính sách an ninh và đối ngoại, còn số ít nghiên cứu chính trị đối nội của các nước phi-Tây phương. Nhưng chúng tôi cũng cảm thấy rằng những tiến triển nội bộ đến sau hay trước các cuộc đấu tranh dân chủ thường có tính quyết định trong hình thành chiều của các mối quan hệ quốc tế. Chắc chắn điều đó đã có vẻ đúng trong cao trào của làn sóng thứ ba. Dù bối cảnh quốc tế là quan trọng, tất nhiên, tia lửa cho sự thay đổi thường đến từ các mối bất bình, các phong trào, và các xung đột trong nước, và bằng cách tập trung vào những điểm này, theo quan điểm của chúng tôi, Tạp chí nói chung đã “ở hàng đầu” trong cung cấp sự thấu hiểu về diễn tiến quốc tế sẽ diễn ra thế nào.
Chúng tôi tin rằng tiêu điểm chúng tôi đã chọn vẫn là tiêu điểm đúng cho Tạp Chí, nhưng tôi đã bắt đầu tự hỏi liệu giai đoạn của các năm 1990 đã có phải là không điển hình hay không. Có lẽ “thời khắc đơn cực” này của địa vị áp đảo của Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ của nó đã làm cho là có thể đối với các cuộc đấu tranh thân dân chủ trong nước để chiếm trung tâm sân khấu, tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho dân chủ mà thiếu nó dân chủ không thành công. Đây chắc chắn là diễn giải được gợi ý trong chương của Robert Kagan. Như ông diễn đạt, “Những thay đổi địa chính trị giữa các đại cường quốc thống trị, thường nhưng không luôn là kết quả của các cuộc chiến tranh, có thể có tác động đáng kể lên chính trị nội địa của các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn của thế giới.” Kagan xác nhận rằng Hoa Kỳ ở trong “một trạng thái giảm bớt chi tiêu” trong vũ trường quốc tế và rằng điều này gây ra “thiệt hại thế chấp” lên vận may của dân chủ.
Trong năm 2014, các xu hướng này trở nên rõ ràng. Sự nổi lên của cái gọi là Nhà nước Islamic ở Syria và Iraq, giữa những thất vọng về “Mùa xuân Arab” (bên ngoài Tunisia) và những lo lắng về Afghanistan, đã làm rõ rằng các nỗ lực Tây phương để áp đặt loại trật tự nào đó và để cổ vũ dân chủ trong vùng Trung Đông rộng hơn đã không thành công. Trong lúc đó, sự khoa trương cơ bắp của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông có vẻ báo trước sự quay lại của sử dụng vũ lực ở châu Á. Và quan trọng trên hết, Việc Nga sáp nhập Crimea và sự xâm lấn lén lút vào đông Ukraine đã cho thấy rằng trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc được các cường quốc dân chủ xây dựng đã không còn có thể được cho là hiển nhiên.
Nếu trật tự thế giới tự do quả thực đang bung ra dưới sức ép của những người độc đoán, thì tương lại của dân chủ sẽ bị tác động sâu sắc. Trong một thế giới được chia thành các khu vực ảnh hưởng và các khối sức mạnh, khả năng của một nước để đi theo con đường dân chủ sẽ được xác định trên hết bởi các liên minh quốc tế của nó và địa lý của nó. Chúng ta thấy một sự báo trước về điều này trong cuộc đấu tranh hiện nay ở Ukraine, nơi các nỗ lực bên trong của nước này để xây dựng một nền dân chủ hoạt động tốt và ổn định–một nhiệm vụ đủ khó–liên tục bị thách thức và đôi khi bị lấn át bởi áp lực quân sự và kinh tế từ Nga.
Nét nổi bật mới này của địa chính trị đe dọa làm thay đổi các quy tắc của trò chơi. Nó có thể cả hạn chế tính trung tâm của cân bằng sức mạnh trong định hình sự lựa chọn chế độ của một nước lẫn làm tăng các khả năng rằng sự áp đặt của lực ngoài sẽ quyết định. Hơn nữa, nếu cân bằng địa chính trị có vẻ làm nghiêng con đường của các nhà độc đoán, họ sẽ có vẻ hấp dẫn hơn nhiều cho nhiều cá nhân và quốc gia trước hết tìm cách để ở bên kẻ mạnh hơn. Dưới những điều kiện này, dân chủ sẽ mất nhiều vẻ rực rỡ của nó. Ở nơi nó đổ vỡ, sẽ có ít đòi hỏi để khôi phục nó. Người ta không còn thể tự tin rằng thời gian sẽ vẫn ở bên dân chủ.
Kịch bản ảm đạm này còn xa mới được định trước. Các chế độ độc đoán có nhiều điểm yếu (mà sẽ tăng lên nếu sự sụt giá dầu mới đây kéo dài), và dân chủ có nhiều điểm mạnh, kể cả năng lực tự sửa chữa. Mặc dù nó thường tự mãn và chuyển động chậm, dân chủ cũng đã cho thấy một khả năng xuất sắc để phản ứng với các cuộc khủng hoảng. Nó đã được cho là gặp rắc rối trong các năm 1970 sâu sắc hơn bây giờ, nhưng nó đã phục hồi. Nó có thể lại làm như thế. Nhưng đầu tiên những người ủng hộ nó phải đảm nhận một sự đánh giá với con mắt tinh tường về sự suy thoái hiện thời của nó và dồn quyết tâm và sự quả quyết cần thiết để đảo ngược nó.
MARC F. PLATTNER