Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Nền tảng chính trị / Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Nền tảng chính trị

Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn

Với lễ kỷ niệm năm thứ hai mươi lăm sự sụp đổ của bức tường Berlin mới gần đây, các nỗ lực để đánh giá tình trạng toàn cầu của dân chủ đã tăng nhanh. Các nỗ lực để đánh giá trợ giúp dân chủ, ngược lại, đã hiếm hơn rất nhiều. Mặc dù loại trợ giúp quốc tế này có một mục đích cụ thể – để cổ vũ và thúc đẩy dân chủ hóa – các tiêu chuẩn để đánh giá nó là khó nắm. Bản thân “trợ giúp dân chủ” là một thuật ngữ thâu tóm tất cả cho một sự cố gắng mà có đủ các phần chuyển động để làm cho việc vạch ra các ranh giới xung quanh nó khó khăn. Việc đạt các kết luận về các phương pháp hay các kết quả áp dụng được rộng rãi trong một lĩnh vực luôn đa dạng gây nản lòng.

Thế mà một đánh giá như vậy, dẫu sẽ chắc chắn không hoàn hảo, vẫn cần thiết. Kể từ cuối các năm 1980, trợ giúp dân chủ đã tiến hóa từ một lĩnh vực đặc biệt thành một lĩnh vực quan trọng, được thể chế hóa tốt, tác động đến sự phát triển chính trị ở mọi ngõ nghách của địa cầu. Một phần tư thế kỷ trước, lĩnh vực đã được cư trú thưa thớt, chủ yếu bởi các viện gắn với mỗi đảng chính trị lớn của Đức và Hoa Kỳ, Quỹ Quốc gia Hoa Kỳ cho Dân chủ (NED), Văn phòng Mỹ Latin của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quỹ Quốc tế cho các Hệ thống Bầu cử, và vài tổ chức khác. Ngày nay, gần như mỗi chính phủ Tây phương cấp viện trợ nào đó cho xây dựng dân chủ, dù qua bộ ngoại giao, cơ quan viện trợ song phương, hay các tổ chức khác.

Cũng thế, gia đình các quỹ đảng chính trị và các viện đa-đảng cung cấp trợ giúp chính trị qua các đường biên giới đã mở rộng rất nhiều. Vô số các quỹ tư nhân Mỹ và Âu châu bây giờ tài trợ các chương trình để cổ vũ sự cởi mở và đa nguyên chính trị lớn hơn. Một dải ngày càng tăng của các NGO xuyên quốc gia, cả các tổ chức phi lợi nhuận do “sứ mạng dẫn dắt” lẫn các hãng tư vấn vì lợi nhuận,tiến hành các chương trình nhắm tới củng cố các quá trình và các định chế dân chủ. Nhiều tổ chức đa phương cũng đã gia nhập lĩnh vực này.Trong đó gồm Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Quỹ Dân chủ Liên Hiệp Quốc, Viện Quốc tế cho Dân chủ và Giúp đỡ Bầu cử, và các tổ chức khu vực như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và Tổ chức các Nhà nước châu Mỹ (OAS). Ngoài ra, các chính phủ của vài “nền dân chủ mới nổi” lớn hơn, nhưBrazil, Ấn Độ,Indonesia, vàThổ Nhĩ Kỳ, đang bắt đầu dùng viện trợ để ủng hộ sự thay đổi dân chủ trong các vùng lân cận riêng của họ.

Với sự tăng trưởng nổi bật này về số những người làm là một sự phình lên tương tự của các ngồn lực. Trong cuối các năm 1980, trợ giúp dân chủ đã ít hơn một tỷ USD. Ngày nay, tổng số là hơn 10 tỷ USD. Việc chi tiêu này chuyển thành hàng ngàn dự án thuêtrực tiếp hàng trăm ngàn người trong thế giới đang phát triển và hậu cộng sản. Sự mở rộng viện trợ dân chủ cũng đưa đến một tầm với mở rộng. Hai thập niên rưỡi trước đây, hầu hết viện trợ dân chủ đã chảy vào MỹLatin và vài nước Á châu, nhưPhilippinesvàĐài Loan. Trong những năm xảy ra ở giữa, nó đã lan ra quanh thế giới, tiếp sau làn sóng dân chủ khi nó vỗ qua Trung và Đông Âu, Liên Xô trước kia, châu Phi hạ-Sahara, vùng Balkan, châu Á,vàTrung Đông. Ngày nay, chí ít viện trợ dân chủ nào đó tới mọi nước mà đã chuyển khỏi sự cai trị độc đoán, cũng như hầu hết các nước vẫn sống dưới chế độ độc tài. Khi các chuyển đổi chính trị mới trông hứa hẹn, như chúng đã là ở BurmavàTunisia nhiều năm qua, một sự tranh giành xảy ra khi các tổ chức vấp phải nhau trong tìm kiếm những cách để đưa viện trợ dân chủ sinh lợi.

Bất chấp sự tăng trưởng ấn tượng này, nhiều người thực hành và nhà quan sát tự hỏi liệu lĩnh vực này đang làm theo các phương pháp thông minh hơn theo thời gian và đạt các kết quả tốt hơn hay chỉ tự lặp lại mình trong một vòng liên tục của những cách tiếp cận tập hợp và những kỳ vọng được thổi phồng nhưng chẳng bao giờ được hoàn thành. Các mối nghi ngờ kéo dài này đến vào lúc khi viện trợ dân chủ ngày càng trở nên gây tranh cãi, một mục tiêu cho những người nắm quyền trong nhiều phần của thế giới tấn công nó như một hình thức lật đổ mà đáng nhận được các biện pháp đối phó gay gắt. Những công việc khó nhọc của dân chủ ở nhiều nước, nơi bị thống trị lâu, cộng với sự lạc quan đi cùng sự truyền bá dân chủ khi “làn sóng thứ ba” trên đỉnh điểm giảm đi, gây ra sự nghi ngờ nghiêm trọng ở những nơi khác nhau về liệu sự ủng hộ dân chủ có thậm chí là một công việc hợp pháp hay không. Tóm lại, khi viện trợ dân chủ đạt mốc một phần tư thế kỷ nó vẫn còn xa trạng thái ổn định, thoải mái của sự trưởng thành mà nhiều người ủng hộ ban đầu của nó đã kỳ vọng (hay chí ít đã hy vọng) sẽ có thể xác nhận sau hàng thập kỷ nỗ lực. Thay vào đó, nó bị bao vây bởi những điều không chắc chắn sâu sắc về nó đã tiến bộ thế nàovà về con đường phía trước.

MỘT HÌNH MẪU HỌC TẬP

Trong những năm đầu của nó, viện trợ dân chủ đã nhanh chóng tạo hình quanh một khung khổ ba phần gồm (1) hỗ trợ các định chế và các quá trình cốt yếu cho tranh đua dân chủ–trên hết, các cuộc bầu cử tự do và công bằng và sự phát triển đảng chính trị; (2) tăng cường và cải cách các định chế nhà nước then chốt, đặc biệt các định chế kiểm soát quyền lực của các nhánh hành pháp tập trung, như các quốc hội, các ngành tư pháp, và các chính quyền địa phương; và (3) hỗ trợ cho xã hội dân sự, thường trong hình thức giúp đỡ cho các NGO lợi ích chung, báo chí độc lập, các nghiệp đoàn lao động, và các sáng kiến giáo dục công dân. Ngày nay, nếu ta đến một nước đang chuyển khỏi sự cai trị độc đoán và khảo sát các chương trình viện trợ dân chủ đang được tiến hành ở đó, hầu hết sẽ hợp với khung khổ này. Nói tóm lại, viện trợ dân chủ–chí ít đại cương–tiếp tục trông giống nhiều như nó đã là trong cuối các năm 1980. Ba loại chính được chào khi đó vẫn là ba loại chính được chào mời. Ngó một chút sâu hơn, tuy vậy, và những sự thay đổi trở nên hiển nhiên. Nói đại khái, những sự thay đổi phản ánh một hình mẫu học tập từ kinh nghiệm.

Nghiên cứu mỗi trong những tuyến chính của chương trình viện trợ dân chủ, ta thấy chí ít sự tiến hóa một phần khỏi những thiếu sót rành rành mà thường đã làm điêu đứng các nỗ lực viện trợ dân chủ ban đầu. Những thiếu sót này đã bao gồm toan tính xuất khẩu các mô hình định chế Tây phương, không hiểu thấu những bối cảnh địa phương chút nào, và giả định một cách ấu trĩ rằng động học tích cực hậu độc đoán sẽ bằng cách nào đó gạt sang bên lề mọi sự kháng cự với sự thay đổi dân chủ. Chí ít một phần nào đó của cộng đồng viện trợ dân chủ đã khắc phục được những yếu kém này và yếu kém khác về phương pháp. Họ tìm kiếm để tạo thuận lợi cho các hình thức thay đổi do địa phương tạo ra và bén rễ ở đó, phân tích kỹ lưỡng địa thế trước khi hành động, và xem xét nghiêm túc thách thức về nhận diện và nuôi dưỡng các nhân tố nội địa dẫn dắt sự thay đổi mà có thể khắc phục sự kháng cự cố thủ đối với những cải cách dân chủ hóa. Những thay đổi như vậy đã cải thiện công việc ở hầu hết các lĩnh vực chính của viện trợ dân chủ, như (để cho một danh sách một phần) giám sát bầu cử, phát triển xã hội dân sự, và xây dựng pháp trị.

Trước đây, sự quan sát bầu cử quốc tế quá thường xuyênđã là một công việc bay vào, bay ra vội vã, nhiều quảng cáo và ít chiều sâu. Ngày nay, chí ít các nhóm nghiêm túc hơn đã tham gia vào công việc như hiểu rằng sự giám sát bầu cử hữu hiệu đòi hỏi một sự hiện diện dài hạn ở nước đóvàđánh giá toàn bộ quá trình bầu cử, chứ không chỉ vào ngày bỏ phiếu. Các nhà quan sát từ các nhóm như vậy ủng hộ và có quan hệ đối tác thường xuyên hơn với các nhóm giám sát trong nước có năng lực. Thay vì chỉ đưa ra các đánh giá “tán thành-đưa ngón cái lên”hay “không tán thành-đưa ngón cái xuống,” các báo cáo đánh giá của họ thử truyền đạt tính phức tạp của các quá trình bầu cử. Và các nhóm này gỏi hơn trước để cân nhắc liệu việc cử một phái đoàn giám sát có bị rủi rovì cho phép những người nắm quyền phi dân chủ thông minh hơn lợi dụng sự có mặt của nó để hợp pháp hóa những sự lừa đảo bầu cử tinh ranh của họ hay không.

Ít nhất công việc phát triển xã hội dân sự nào đó đã tiến triển quá chủ nghĩa lãng mạn và tính hời hợt đánh dấu nhiều loại viện trợ dân chủ này trong các năm 1990. Khi đó, các nhóm vận độngelite đã nhắm tới thu hút nhiều nhất sự ủng hộ của nhà tài trợ, ngay cả khi họ thiếu sự bén rễ đầy đủ, tính chính đáng địa phương, và tính bền vững. Ngày nay, một số tổ chức viện trợ làm việc khác đi. Họ nhấn mạnh xã hội dân sự địa phương cần chú tâm vào việc xây dựng những người hậu thuẫn, việc với tới các nhóm vượt quá dải hẹp của các nhóm được nhà tài trợ Tây phương hóa ưa thích, cho các nhóm địa phương các phương tiện và những khuyến khích để tìm các nguồn lực hỗ trợ địa phương riêng của họ, và làm việc để đảm bảo rằng viện trợ từ bên ngoài khích lệ sự hợp tác hơn là sự đấu đá bên trong xã hội dân sự địa phương.

Trong lĩnh vực pháp trị, sự diễn giải hạn hẹp, từ trên xuống ban đầu về phát triển pháp trị trước hết như vấn đề huấn luyện các thẩm phán, người truy tố, và các sĩ quan cảnh sát đã nhường đường cho các viễn cảnh rộng hơn, mà bao gồm các chương trình tăng cường giáo dục pháp luật, cải thiện tiếp cận pháp luật cho người nghèo, thúc đẩy trao quyền pháp lý, và tăng cường các tổ chức công dân gây áp lực lên các định chế pháp lý của nhà nướcchống cự cải cách. Ngoài ra, vài nhóm viện trợ đã di chuyển quá tiêu điểm truyền thống trên phạm vi pháp lý hình thức để làm việc với các định chế tục lệ hay truyền thống dính líu đến giải quyết bất hòavà caiquản công lý nói chung.

Những hình mẫu tương tự về học tập từ kinh nghiệm có thể thấy trong các lĩnh vực chính của hỗ trợ dân chủ. Ngoài ra, các chiến lược viện trợ dân chủ đã trở nên riêng hơn cho từng nước. Các thập niên trước, sự phân biệt chiến lược như vậy đã hiếm. Giả định rằng các chuyển đổi dân chủ sẽ diễn ra theo cùng cách trong các nước khác nhau, những người cung cấp viện trợ đã ưa thích một thực đơn chuẩn dẫn đến phân phối viện trợ hơi đồng đều ngang tất cả các loại chương trình được gồm trong khung khổ ba phần.

Cách tiếp cận này, tuy vậy, mau chóng đã cho thấy các thiếu sót của nó. Tính hỗn tạp của các con đường chính trị giữa các nước phấn đấu bỏ chủ nghĩa độc đoán lại đằng sau đã buộc các nhà cung cấp viện trợ dân chủ phải nghĩ về các chiến lược cẩn trọng hơn và phát triển một danh sách rộng hơn của chúng. Đối với các nước mà lối ra khỏi sự cai trị độc đoán đã dẫn họ chỉ đến tình trạng nửa độc đoán ngưng trệ, chẳng hạn, thực đơn chuẩn là rõ ràng không thích hợp. Nhận ra rằng trong loại này của sự chỉnh tiêu điểm lên các định chế như các ủy ban bầu cử, quốc hội, và tư pháp chắc là ít giá trị, các nhà cung cấp viện trợ dân chủ thành thạo thay vào đó sẽ tập trung vào việc thử giữ cho xã hội dân sự và các cơ quan báo chí còn sống. Trong một nước nửa độc đoán với một nền kinh tế năng động, tăng trưởng, sự hỗ trợ dân chủ có thể hoạt động cho chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn và một vai trò đầy đủ hơn của luật bằng cách ủng hộ các nỗ lực của các doanh nhân độc lập muốn các quy tắc công bằng hơn, minh bạch hơn và một tiếng nói lớn hơn trong những quyết định chính trị lớn.

Thực đơn chuẩn cũng không thích hợp trong các nước đã ra khỏi chủ nghĩa độc đoán chỉ để kết thúc sự quay vào và quay ra của xung đột dân sự. Các nhà cung cấp viện trợ thay vào đó có thể thử tập trung vào các hoạt động như xây cầu nối giữa các nhóm tranh chấp, cải cách hiến pháp, cải cách khu vực an ninh, và hỗ trợ cho các phần của xã hội dân sự đóng góp tích cực cho các nỗ lực hòa giải. Vẫn còn các nước khác đã bị kẹt trong các hình thức nông cạn của dân chủ, nơi có sự luân phiên chính thức nào đó của quyền lực nhưng các elite vẫn cố thủ sâu đến mức sự luân phiên chỉ là vấn đề của các chức vụ chuyển trao tay nhau bên trong các giới không thay đổi, trong khi hầu hết những quan tâm của công dân bị bỏ qua. Ở những nơi như vậy, sự trợ giúp dân chủ thông minh nhất thử nhìn quá việc lập chương trình quy ước. Thay vào đó là sự tìm kiếm những cách để cổ vũ những người mới bước vào sân khấu đảng-chính trị đình trệ, để giúp các công dân biến sự tức giận của họ với tham nhũng và sự tước quyền thành áp lực nghiêm túc cho cải cách, để tạo ra các mối liên kết tích cực giữa các chiến dịch vận động xã hội kinh tế và các cải cách chính trị, và để giúp các phong trào xã hội với tới một cơ sở rộng.

Một lĩnh vực của sự tiến hóa tích cực dựa trên sự học tập từ kinh nghiệm gồm mối quan hệ tăng lên giữa sự trợ giúp dân chủ và các phần khác của lĩnh vực viện trợ quốc tế, trên hết, là lĩnh vực át trội của viện trợ kinh tế xã hội. Thế hệ thứ nhất của những người thực hành viện trợ dân chủ thường đã muốn tách xa khỏi thế giới viện trợ kinh tế xã hội. Sứ mạng của họ, họ cảm thấy, là kháccăn bản–không phải giảm nghèo hay tăng trưởng kinh tế, mà là biến đổi chính trị. Họ đã cảnh giác với sự sẵn lòng của các nhà cung cấp viện trợ truyền thống thường làm việc hợp tác với các chính phủ tham nhũng, áp bức và họ bị xúc phạm bởi cái họ cảm nhận như các cấu trúc cứng nhắc, quan liêu hóa của viện trợ kinh tế xã hội. Trong khi đó, các nhà cung cấp viện trợ truyền thống đã trả ơn: họ đã sợ rằng việc cho phép trợ giúp kinh tế xã hội gắn tường minh với các hoạt động chính trị sẽ làm hỏng các mối quan hệ của họ với các chính phủ nhận viện trợ. Một số cũng bị xúc phạm bởi cái họ thấy như các phương pháp ngẫu hứng, thậm chí“cowboy”của các nhà thúc đẩy dân chủ những người đột ngột chạy quanh thế giới nói về việc mang lại những thay đổi quy mô lớn cho những nước mà họ dường như chẳng biết gì.

Đầu tiên do dự, nhưng phối hợp hơn trong mười năm qua, các nhà thực hành ở cả hai bên của sự chia rẽ viện trợ đã tiến hành các bước để thu hẹp nó và để tạo ra những sự hiệp lực giữa hai lĩnh vực. Ngày càng đối mặt với mối đe dọa mà thành tích kinh tế xã hội kém đặt ra cho các chuyển đổi dân chủ non nớt, một số nhà thúc đẩy dân chủ đang tích cực thăm dò làm thế nào sự tăng cường dân chủ có thể thúc đẩy trực tiếp hơn sự tiến bộ kinh tế xã hội. Đồng thời, nhiều nhà phát triển chủ nghĩa đã theo ý tưởng rằng các bệnh lý chính trị, như tham nhũng có hệ thống và sự tập trung thái quá quyền lực, tạo ra những vấn đề cơ bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tiên, sự đi theo này đã tạo ra các chương trình quản trị tập trung chủ yếu vào những cách kỹ trị về hiệu quả và năng lực. Nhưng theo thời gian, các nhà cung cấp viện trợ kinh tế xã hội đã mở rộng cách nhìn của họ để đảm nhận các mối quan hệ giữa những người nắm quyền và các công dân, nhấn mạnh các khái niệm như trách nhiệm giải trình, sự minh bạch, sự tham gia, và sự bao gồm. Ngoài ra, sự tập trung tăng cao vào sự quản trị đã dẫn một số nhà cung cấp viện trợ kinh tế xã hội để làm việc mật thiết với các định chế mà viện trợ dân chủ đã làm việc với từ lâu, như tư pháp, quốc hội, và các hội đồng địa phương.

NHỮNG THIẾU SÓT TẾP TỤC

Sự tiến hóa tích cực của viện trợ dân chủ dựa trên học tập từ kinh nghiệm là một xu hướng quan trọng, nhưng đáng buồn nó vẫn chỉ là một xu hướng một phần và thiếu nhất quán. Dọc theo sự tiến bộ mà ta có thể thấy trong mỗi tuyến chủ yếu của lập chương trình dân chủ, ta cũng vẫn bắt gặp các nỗ lực viện trợ dường như sự học không động đến và dựa vào các phương pháp yếu từ các thập kỷ qua. Trong giám sát bầu cử, chẳng hạn, một số tổ chức biểu lộ những tập quán xấu như không khách quan và thiếu chú ý đến rủi ro về hợp pháp hóa các cuộc bầu cử sai sót. Một báo cáo của Sáng kiến Ổn định Âu châu gần đây làm nổi bật những thiếu sót nghiêm trọng trong công tác giám sát bầu cử mà Nghị viện Âu châu và Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu đã tiến hành ở Azerbaijanđưa ra ý kiến gây nản lòng.1

Một số nhà cấp vốn cho phát triển xã hội dân sự vẫn chuyển hầu hết viện trợ của họ cho một giới hạn chế của các NGO được ưu ái ở thủ đô, các tổ chức tiến hành các nỗ lực kỹ trị vận động chính sách dựa trên các chương trình nghị sự được xác định từ bên ngoài. Trong lĩnh vực pháp trị, một số nhà cung cấp viện trợ đã không vượt quá các nỗ lực tăng cường tư pháp cũ rích dựa trên việc huấn luyện học vẹt các tập quán tốt nhất trong khi lại bỏ qua mảng rộng của các trở ngại cố thủ cản trở các công dân khỏi việc đạt được công lý.2

Bức tranh là hỗn tạp tương tự về sự đa dạng hóa các chiến lược. Một số nhóm tiến hành công tác dân chủ, đặc biệt các nhóm nhỏ hơn tập trung chỉ vào nó, đang cố gắng hết sức để suy nghĩ một cách chiến lược và vượt qua các cách tiếp cận thực đơn chuẩn. Thế nhưng các tổ chức khác, đặc biệt một số tổ chức lớn hơn mà đối với họ công tác dân chủ chỉ là một phần nhỏ của danh sách công việc của họ, đôi khi vẫn hoạt động theo chiến lược máy lái tự động, thực hiện nhiều loại chương trình trong bất cứ một khung cảnh nào với ít suy nghĩ cẩn trọng về cái nào trong số chúng mở ra các con đường mang lợi nhất cho sự thay đổi. Những cách tiếp cận máy lái tự động này không chỉ tạo ra các chương trình được hình dung tồi không xác định được các vấn đề then chốt trong các chuyển đổi hỗn loạn mà cũng xén bớt các nỗ lực của những người làm thử là chiến lược hơn. Thí dụ, một số nhóm viện trợcó thể thử theo đuổi sự thay đổi pháp trị một cách chín chắn, làm việc với các nhóm công dân thúc đẩy sự thay đổi và tránh các định chế chính thức bị chi phối bởi những người được lợi từ hệ thống hiện tồn. Thế nhưngkhi đó các nhà cung cấp viện trợ khác có thểđi vào để bọc các định chế chính thức trong chăn của các khoản vay hay trợ giúp kỹ thuật cách ly hữu hiệu các định chế này chống lại các nỗ lực của những người thúc đẩy từ dưới lên.

Về việc khắc phục lỗ hổng giữa viện trợ dân chủ và lĩnh vực lớn hơn, cũ hơn của viện trợ kinh tế xã hội, cái cốc là tương tự đầy một nửa. Ngay khi họ thừa nhận nhu cầu trao nhiều sự chú ý cho chính trị trong công việc của họ, nhiều nhà phát triển chủ nghĩa dòng chủ lưu vẫn phản đối mở rộng định nghĩa của họ về phát triển để bao hàm các chuẩn mực dân chủ. Thụy Điển vẫn đơn độc giữa các nước tài trợ chính trong đi theo quan niệm của AmartyaSen về “phát triển với tư cách quyền tự do.”Phần lớn vẫn coi dân chủ, giỏi nhất, như một “món thêm” thú vị. Một số người thậm chí thấy nó như một nhân tố tiêu cực thường làm phức tạp sự phát triển kinh tế xã hội hơn là tạo thuận lợi cho nó. Mặc dù đa số các nhà cung cấp viện trợ lớn dành chí ít sự tài trợ nào đó cho lập chương trình dân chủ, thường dưới nhãn nghe ít chính trị hơn về “viện trợ cho quản trị dân chủ,” họ đã chậm chạp để tích hợp các nguyên tắc và các tập quán của công việc như vậy vào lĩnh vực hoạt động chính của họ, phó thác công tác dân chủ sang bên lề của các cấu trúc định chế của riêng họ.

Nói tóm tắt, học tập từ kinh nghiệm trong viện trợ dân chủ đã là thật và quan trọng nhưng ít nhất quán và có thể áp dụng rộng rãi hơn mức chúng ta có thể hy vọng. Các lý do cho điều này là không bí ẩn gì. Tích tụ và hành động trên tri thức rút ra từ kinh nghiệm là một vấn đề kinh niên cho trợ giúp quốc tế nói chung. Các nhà cung cấp viện trợ có tiến hành nhiều đánh giá chương trình. Nhưng họcảnh giác sâu sắc sự xem xét phê phán kỹ lưỡng từ bên ngoài và quá hiếm khi họ tài trợ loại nghiên cứu sâu và độc lập xem xét các giả thiết cơ sở, các phương pháp, và các kết cục trong khu vực viện trợ dân chủ.

Sự tập trung được tăng cường lên giám sát và đánh giá mà đã kẹp chặt thế giới viện trợ trong các năm gần đây đã không giúp ích. Nhiều nỗ lực giám sát và đánh giá là quá hẹp để rọi nhiều ánh sáng lên những câu hỏi lớn hơn mà ta phải trả lời nhằm khéo tạo dựng viện trợ dân chủ hữu hiệu.Thí dụ, các nhân tố nào là cốt yếu cho sự nổi lên của pháp trị? Các đảng làm thế nào để khắc phục sự xa lánh sâu của công chúng với bất kể thứ gì có mùi chính trị? Làm sao chủ nghĩa tích cực xã hội dân sự có thể dẫn đến các nỗ lực có tổ chức để xây dựng các định chế chính trị? Như những người thực hành viện trợ dân chủ biết kỹ, sự chú ý được tôn lên đối với giám sát và đánh giá thường tạo ra các chỉ số chương trình giả tạo và giản hóa luận, các khung khổ thực hiện cứng nhắc, và các mục tiêu phi thực tế–tất cả các thứ hoạt động ngược trực tiếp với các bài học chính từ kinh nghiệm về sự cần thiết của lập chương trình linh hoạt, thích nghi.

Ngoài sự thiếu đầu tư vào nghiên cứu định tính sâu và sự kháng cự với sự xem xét lỹ lưỡng từ bên ngoài là các vấn đề nảy sinh từ kinh tế học chính trị cơ bản của ngành viện trợ. Nhiều tổ chức viện trợ được thiết kế và hoạt động phần lớn cho các lợi ích của các nhà cung cấp viện trợ hơn là của những người nhận. Họ áp đặt các chương trình nghị sự từ trên xuống hơn là cho phép chúng thấm từ dưới lên. Họ ám ảnh về sự giảm rủi ro và sự kiểm soát tập trung, bóp nghẹt sự đổi mới sáng tạo và sự linh hoạt trong quá trình. Họ bám vào các phương pháp dự án chuẩn phân bổ không đều một cách vô ích cho thiết kế dự án, cố nài các khung khổ thời gian ngắn không thực tế để đạt được thay đổi, và thiên vị kiến thức chuyên gia Tây phương được nhập khẩu hơn sự đa dạng địa phương. Hơn nữa, khi lĩnh vực viện trợ dân chủ đã tăng lên và già đi, nó đã phải chịu cái màSarahBush đã cảnh báo một cách có ích như “thuần hóa sự trợ giúp dân chủ”–xu hướng của một số nhà cung cấp viện trợ dân chủ theo thời gian trở nên quan tâm hơn đến duy trì ngân sách của họ và “thị phần” của họ ở các nước khác bằng cách thực hiện các chương trình mềm, không thách thức và tránh các nỗ lực sắc sảo, thách thức để thúc đẩy sự thay đổi.3

NHỮNG VÙNG NƯỚC XOÁY

Nếu chúng ta ngó chỉ vào bản thân công việc viện trợ dân chủ, chúng ta thấy một lĩnh vực trợ giúp tăng đáng kể về quy mô và tầm với và hấp thu một số bài học có giá trị, mặc dù chậm và một phần hơn mức ta có thể mong muốn. Thế nhưng một sự tập trung rộng hơn là cốt yếu: khung cảnh quốc tế trong đó công việc này hoạt động đã thay đổi ghê gớm, đặc biệt trong mười năm qua. Viện trợ dân chủ đã vào các vùng nước đục, hỗn loạn, gây ra những thách thức cơ bản cho nó.

Khi viện trợ dân chủ đến tuổi trưởng thành trong các năm 1990, một tập cài vào nhau của các giả định tích cực về vị trí của dân chủ và viện trợ dân chủ trên thế giới đã chiếm ưu thế. Đã được giả định rằng

  • dân chủ đang lan ra toàn cầu,
  • các cánh cửa đang mở ra cho viện trợ dân chủ ở nhiều phần của thế giới,
  • dân chủ khai phóng Tây phương đáng được tôn trọng và ngưỡng mộ toàn cầu và đã chẳng có cũng đãkhông chắc có bất kể đối thủ ý thức hệ mạnh nào, và
  • trọng lượng của dân chủ như một ưu tiên chính sách đối ngoại của các nền dân chủ Tây phương có uy tín đã đang tăng lên và sẽ tiếp tục tăng.

Trong thập kỷ qua, một thác những diễn tiến tiêu cực đã nghi ngờ hay thậm chí đã xô ngã mỗi trong những giả định lạc quan này. Các nhà thực hành dân chủ đối diện với một tập gây nản lòng của những thực tế mới tàn nhẫn. Những thực tế này bao gồm:

1.  Một sự mất đà dân chủ.Sự đình trệ toàn cầu của dân chủ là một trong những diễn tiến chính trị quốc tế quan trọng nhất của thập kỷ qua. Dân chủ không tiếp tục mở rộng đã làm tổn thương lĩnh vực trợ giúp dân chủ chí ít theo hai cách. Thứ nhất, nó đã làm mất năng lực và sự thúc đẩy. Các nhà cung cấp viện trợ dân chủ biết rằng các trường hợp hắc búa trong đó chuyển đổi bịchặn hay chẳng bao giờ thực sự bắt đầu là các sự thực của cuộc sống. Cái bù lại cho họ là các trường hợp hứa hẹn–thời gian và các địa điểm nơi dân chủ có đột phá và có được một chỗ đứng. Các cơ hội hứng thú này là quyết định. Chúng khiến cho các phần khác của cộng đồng chính sách chú ý, và quả thực cho cuộc sống và sinh lực cho toàn bộ công việc trợ giúp dân chủ.

Trong mười năm qua, dòng tin tức tốt như vậy đã chậm lại thành nhỏ giọt. Các câu chuyện về tinh thần dân chủ tự biểu lộ ở nơi gây ngạc nhiên này hay kia đã bị quăng vào bóng tối bởi những thiếu sót hay sự trượt lùi dân chủ dai dẳng ở Afghanistan, Hungary,Iraq,Mali,Nga,SriLanka,Thái Lan,và nhiều nơi khác. Trong một thời gian ngắn trong 2011, “Mùa xuân Arab” đã trông cứ như nó đã có thể là một sự bắt đầu của một làn sóng dân chủ toàn cầu mới, nhưng sự bùng lên ban đầu của hy vọng đã nhường đường cho sự bi quan. Bây giờ, nhiều nhà hoạch định chính sách và phân tích Tây phương đang hỏi liệu các nỗ lực để thúc đẩy dân chủ trong thế giới Arab thậm chí có ý nghĩa gì không, căn cứ vào sự bất ổn định và xung đột mà sự thay đổi chính trị đó đã gây ra. Với sự nghiệp dân chủ đã ngừng(hay thậm chí suy sụp) quanh thế giới, các nhà cung cấp viện trợ dân chủ phải vật lộn với một cảm giác tăng lên trong cộng đồng chính sách Tây phương rằng thời khắc lịch sử cho viện trợ dân chủ đã qua.

Hơn nữa, sự mất đà dân chủ nêu ra các câu hỏi trong cộng đồng chính sách rộng hơn về tác động của viện trợ dân chủ.Mớ hỗn độn của các nhân tố tác động đến chuyển đổi làm cho là khó để đánh giá kết quả của viện trợ như vậy dựa chỉ vào sự tiến bộ mức vĩ mô của dân chủ. Còn khi dân chủ tăng lên ở nhiều nơi, viện trợ dân chủ hầu như chắc chắn có được sự tín nhiệm do liên tưởng. Và khi dân chủ ở tình trạng tồi trên thế giới, những câu hỏi khó về tính hiệu quả của sự trợ giúp dân chủ được nêu ra. Một số trường hợp gần đây hay đang xảy racho những thí dụ điềm tĩnh về các giới hạn của viện trợ dân chủ:

  • Ở Nga, những ích lợi dài hạn từ dải rộng của các chương trình dân chủ Tây phương đã được bắt đầu trong các năm 1990 và đã hoạt động vào trong thập kỷ qua–kể cả viện trợ pháp trị, viện trợ bầu cử, việc xây dựng đảng chính trị, công việc với báo chí độc lập, và hỗ trợ xã hội dân sự–có thể không hoàn toàn vắng, nhưng giỏi nhất chúng chắc chắn bị hạn chế.
  • Trong nhiều năm, các nhà cung cấp viện trợ Tây phương đã giúpMali như một trong những câu chuyện thành công của châu Phi. Thế nhưng sự sụp đổ gây chóng mặt của chính phủ Mali trong 2012 đã nhấn mạnh ngay cả các câu chuyện thành công rõ ràng của hỗ trợ dân chủ có thể là giả dối đến thế nào.
  • Hoa Kỳ và các nước khác đã cung cấp viện trợ pháp trị lớn choElSalvador trong 30 năm. Bất chấp việc này,ElSalvador ngày nay bị bao vây một cách khét tiếng bởi các mức tội phạm cao gây sốc mà đã tràn ngập hệ thống tư pháp-tội phạm của nó.

Hơn nữa, sự thực rằng một số khoản đầu tư lớn nhất vào trợ giúp dân chủ đã được tiến hành ở các nơi khó khăn nhưAfghanistanvàIraq, với những kết quả mơ hồ khó hiểu, đã góp phần cho việc nghi ngờ tác động của nó.

2.Đóng cửa.Khi một số chính phủ, mà trước đó đã cho phép các khoản viện trợ ủng hộ dân chủ đáng kể chảy vào, đã bắt đầu đẩy ngược chống lại nó trong đầu các năm 2000, các nhà quan sát đã nghĩ đấy đã có thể là một hiện tượng ngắn hạn. Sự nhấn mạnh của chính quyềnGeorgeW.Bush về thúc đẩy dân chủ trong sự can thiệp của nó ởIraq, cùng với sự ủng hộ Tây phương cho một số nhóm công dân tích cực trong “các cuộc cách mạng màu” ở Georgia,Kyrgyzstan,vàUkraine, đã gây ra những sự nhạy cảm bị tôn lên về viện trợ dân chủ ở các nơi khác nhau, đặc biệt Nga và các nước hậu Soviet khác. Nhưng ngay cả khi các cuộc cách mạng màu đã bị phai đi vào quá khứ và một tổng thống Mỹ mới đã lấy thái độ ít quả quyết hơn nhiều về thúc đẩy dân chủ, sự giật lùi đã tiếp tục tăng lên.

Trong chỉ vài năm qua, hàng tá chính phủ, ở mọi khu vực trên thế giới, đã tiến hành một mớ hỗn tạp các biện pháp chính thức và phi chính thức để chặn, hạn chế, hay bêu xấu viện trợ quốc tế cho dân chủ và quyền con người, đặc biệt sự hỗ trợ xã hội dân sự, công việc đảng chính trị, và giám sát bầu cử. Viện trợ từ Hoa Kỳ đôi khi là mục tiêu chủ yếu, như trong 2013 khi chính phủ Bolivia đã buộc tội rằng USAIDđã xem vào chính trị và đã lệnh cho nó rời khỏi nước này. Thế nhưng sự giật lùi cũng đánh trúng các nhà cung cấp khác nữa: Để trích dẫn chỉ một trong nhiều thí dụ, chính phủ Hungary gần đây đã bắt đầu quấy rối các tổ chức xã hội dân sự Hungary vì chúng nhận tài trợ của chính phủ Na Uy.

Sự đẩy lùi–mà thường mạnh nhất ở các nước nơi dân chủ hóa gặp rắc rối và hết sức cần đếnsự trợ giúp bên ngoài–đã có vô số tác động tiêu cực.Rõ rệt nhất, nó thường ngăn chặn hoạt động của các nhà viện trợ dân chủ. Các chính phủ trung Á, chẳng hạn, đã quyết định gần một thập kỷ trước để hạn chế viện trợđược đỡ đầu từ bên ngoài cho phát triển xã hội dân sự, và ngó quanh khu vực này hôm nay ta thấy một sự giảm mạnh của viện trợ như vậy. Các biện pháp hạn chế của Ai Cập và vài nước Arab khác tương tự đã làm giảm sự hỗ trợ bên ngoài cho các tổ chức phi chính phủ trong các lãnh thổ của họ.

Ngay cả khi sự đẩy lùi không làm giảm lượng viện trợ dân chủ tới một nước, nó có thể làm thay đổi loại hỗ trợ dân chủ được đưa ra. Để tránh các vấn đề, các nhà thúc đẩy dân chủ có thể giữ các loại trợ giúp thách thức về chính trị lại, như viện trợ cho các nhóm quyền con người độc lập hay các tổ chức báo chí, và tự hạn chế mình vào sự lập chương trình quản trị có tiêu điểm mềm. Tương tự, sự đẩy lùi có thể khiến một số nhóm hoạt động nhận viện trợ dân chủ từ nước ngoài tránh các hoạt động mà họ sợ chính phủ của họ có thể thấy là quá thách thức.

3.Những rắc rối của các Nền dân chủ Tây phương.Cuộc đấu tranh của dân chủ khai phóng Tây phương để duy trì sự hãnh diện vô song của vị trí mà nó đã được hưởng trong các năm 1990 cũng tác động đến viện trợ dân chủ. Những công việc khó khăn của dân chủ ở cả Hoa Kỳ và châu Âu đã làm tổn hại nhiều đến địa vị của dân chủ trong con mắt của nhiều người quanh thế giới. Ở Hoa Kỳ, sự phân cực chính trị loạn chức năng, vai trò dấy lên của tiền trong chính trị, và những sự méo mó về đại diện dosắp xếp gian lận khu vực bầu cử là các vấn đề đặc biệt. Ở châu Âu, khủng hoảng đồng euro, sự nổi lên của các đảng cực đoan, và các thách thức bao quanh sự hội nhập xã hội của các cộng đồng thiểu số đang gây ra những nghi ngờ về sức khỏe của dân chủ. Đồng thời, sự tự tin và sự quả quyết tăng lên của các hệ thống chính trị khác, đặc biệt là các chế độ độc đoán hay nửa độc đoán ở Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,Ethiopia, và nơi khác, đang khiến cho một số người ở các nước chuyển đổi tự hỏi không phải chìa khóa cho sự quản trị quả quyết và sự năng động kinh tế thực ra nằm ở đường nào đó khác với đường dân chủ khai phóng.

Những diễn biến này chắc chắn làm yếu các nỗ lực viện trợ dân chủ Tây phương. Một nhóm Mỹ ra nước ngoài để đưa ra lời khuyên và huấn luyện về làm thế nào để tăng cường quốc hội của một nước sẽ đối mặt với các câu hỏi hành hạ về tính đáng tin của những đề nghị của nó căn cứ vào những thiếu sót rõ ràng và sự không được ưa thích của Quốc hội Hoa Kỳ. Cũng sẽ đúng thế cho một nhóm Âu châu tìm cách giúp nước khác thu hẹp sự chia rẽ bè phái dựa trên những bất đồng tín ngưỡng. Tất nhiên, sự trợ giúp dân chủ thông minh không tìm cáchxuất khẩu một mô hình quốc gia cá biệt mà thay vào đó đưa ra những thấu hiểu được lượm lặt từ những kinh nghiệm so sánh và thử giúp những người địa phương khéo tạo ra các giải pháp của riêng họ. Tuy nhiên, tất cả những người thúc đẩy dân chủ phải làm việc siêng năng hơn trước để xác lập sự tín nhiệm của họ ở các phần khác của thế giới, và ở vài nơi (thí dụ, Đông Á) họ đôi khi hầu như không được tiếp.Hơn nữa, họ không còn có thể giả định rằng công việc của họ là giúp những người địa phương tiến lên với dân chủ. Thay vào đó, bây giờ họ thường đối mặt với nhiệm vụ khó hơn, căn bản hơn để thuyết phụ những người địa phương rằng dân chủ là đáng thích hơn các hệ thống khác.

Hơn nữa, các nhà thúc đẩy dân chủ Tây phương ngày càng thấy các nỗ lực của họ bị thách thức và đôi khi bị cắt bớt bởi các cường quốc phi dân chủ mải mê ảnh hưởng đến quỹ đạo chính trị của các nước khác. Một chương trình chống tham nhũng do Tây phương đỡ đầu ở một nước Phi châu có thể bị lép vế bởi những tác động có hại lên quản trị của một gói viện trợ kinh tế Trung Quốc mà tạo ra những khuyến khích chính trị-kinh tế tai ác. Một chương trình giúp tạo ra một sân chơi bằng phẳng giữa các đảng chính trị trong một nướcArab có thể bị phá hoại bởi các dòng tiền lớn từ Iran hay vùng Vịnh chảy vào một trong số họ. Một công việc để ủng hộ các cuộc bầu cử tự do và công bằng ở một nước MỹLatin có thể bị làm méo mó bởi sự cam kết của Venezuela nhằm làm nghiêng các cuộc bầu cử cho một ứng viên được ưa thích.

Nga, Trung Quốc,Iran,các Tiểu vương quốcArab thống nhất,SaudiArabia, Venezuela,Qatar,Rwanda,Ethiopia,và các nước không dân chủ khác tìm kiếm sự ảnh hưởng được nâng cao trong đời sống chính trị của các láng giềng của họ(hayxa hơn) đã không luôn luôn hướng về cản trở ảnh hưởng của các nỗ lực thúc đẩy dân chủ Tây phương. Và các hoạt động của họ không nhất thiết nhắm thúc đẩy tự bản thân chế độ chuyên quyền. Nhưng chúng thường đối chọi viện trợ dân chủ Tây phương và đẩy các nước khác theo hướng phản dân chủ.Viện trợ dân chủ Tây phương đã có uy tín vào lúc khi nó thường đã là hình thức chi phối bên ngoài của ảnh hưởng chính trị trong phần lớn chuyển đổi, bây giờ phải đối mặt với một môi trường rõ ràng khắt khe hơn, cạnh tranh hơn.

4.   Một cam kết chính sách yếu hơn. Tất nhiên, không phải mọi khía cạnh của môi trường quốc tế là không thuận lợi cho công tác dân chủ. Các công nghệ truyền thông mới đang giúp các mạng ủng hộ dân chủ mở rộng ngang các biên giới và đại dương và đưa những sự lạm dụng chính trị ra ánh sáng. Các nỗ lực lặp lại của những công dân quả quyết, dũng cảm ở những phần khác nhau trên thế giới để phản đối chống lại những sai trái chính trị là đầy cảm hứng và nhấn mạnh sự cấp bách về giúp đỡ những người như vậy để chuyển năng lực của họ thành những lợi ích chính trị bền vững. Thế nhưng gió ngược đập vào viện trợ dân chủ–sự suy yếu của đà dân chủ toàn cầu, sự đẩy lùi tăng lên chống lại viện trợ dân chủ, địa vị bị tổn thương của dân chủ Tây phương, và sự cạnh tranh tăng lên từ các chế độ không dân chủ–cũng ảnh hưởng đến nhiều nhà hoạch định chính sách Tây phương và cộng vào một thách thức thêm: sự cam kết yếu đi của Hoa Kỳ và các nền dân chủ có uy tín khác để biến sự ủng hộ dân chủ thành một ưu tiên chính sách đối ngoại.

Trong các năm 1990, sự thúc đẩy dân chủ đã rõ ràng tăng lên trong chính sách đối ngoại Tây phương. Khi dân chủ mở rộng khắp địa cầu, đối với các chính trị gia Tây phương nó đã trông giống một “cổ phiếu tăng trưởng” xứng đáng đầu tư đáng kể.Các mối quan tâm chính sách bù lại, như nhu cầu duy trì các mối quan hệ mạnh với các chế độ độc đoán giàu dầu mỏ, trong khi chắc chắn vẫn có, đã có vẻ giảm đi. Hỗ trợ dân chủ đã hấp dẫn như một cách để đưa ra định nghĩa cho tinh thần lạc quan của thời đại và để cung cấp một khung chính sách bao quát vào thời thay đổi chính sách hậu Chiến tranh Lạnh. Mặc dù cả hai Tổng thống MỹBillClintonvàGeorgeW.Bushvàmột số người tương nhiệm ở các nền dân chủ Tây phương khác đã theo đuổi các chính sách liên quan đến dân chủ mà đã bị xây xát bởi những thỏa hiệp và mâu thuẫn, họ đã thử tìm một chỗ gần trung tâm của các tầm nhìn chính sách đối ngoại của họ.

Viễn cảnh đó không còn đúng nữa. Với dân chủ đình trệ hay rút lui trong nhiều phần của thế giới, các chính trị gia Tây phương có ít khuyến khích để gắn họ với sự nghiệp. Dân chủ hóa đối với nhiều nhà hoạch định chính sách Tây phươngđã trở nên có vẻ như một nỗ lực rủi ro, thậm chí nhẹ dạ ở một số nơi do tiềm năng của nó gây ra xung đột bè phái, như ởIraqvàLibya,hay sinh ra các chính trị gia dân túy, chống Tây phương, như ởHungary và các phần khác nhau của MỹLatin. Hơn nữa, khi có nhiều hơn nước đang phát triển tìm thấy mỏ dầu và gas lớn mới hay trở thành các nhà nước tiền tuyến trong các cuộc đấu tranh chống khủng bố, số nước, nơi phương Tây cảm thấy một nhu cầu rõ ràng để giúp đỡ các chính phủ không dân chủ, đang tăng lên.

Kết quả là một cam kết hết sức không chắc từ phía chính quyềnObama và vài đồng minh của nó để đặt dân chủ cao trên chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của họ. Mặc dù vài cố vấn quanh Tổng thốngObamanhấn mạnh rằng ông đã cam kết mạnh mẽ cho sự thúc đẩy dân chủ, bằng chứng trái ngược có tính thuyết phục hơn và cho thấy Mỹ do dự thúc đẩy tích cực cho dân chủ hóa ở nhiều nơi. Khi thập niên thứ hai của thế kỷ đến gần điểm giữa của nó, Hoa Kỳ và châu Âu bận tâm với các thách thức an ninh gây nản lòng ở Trung Đông, Liên Xô trước đây, và Đông Á mà nhiều nhà làm chính sách cho là biến sự ổn định chính trị hơn là sự thay đổi dân chủ thành ưu tiên quan trọng nhất.

Như thế, dù tổng chi tiêu toàn cầu về viện trở dân chủ nói chung giữ vững (bất chấp sự giảm ở vài định chế lớn nhưUSAID,nơi chi tiêu về các chương trình dân chủ đã co lại đáng kể trong năm năm qua), viện trợ dựaít hơn vào các khung chính sách hỗ trợ nỗ lực tổng thể thúc đẩy dân chủ. Cho nên nếu chính phủ đàn áp thẳng tay viện trợ xã hội dân sự từ nước ngoài, phản ứng ngoại giao từ các chính phủ Tây phương bị tác động có thể yếu, như khi Ai Cập có những bước thô bạo theo hướng này trong 2012 và 2013. Hoặc một nỗ lực quốc tế giám sát bầu cử có thể thấy những thiếu sót nghiêm trọng trong quá trình bầu cử, nhưng kết quả là không có hậu quả tiêu cực nào cho chế độ bởi vì các chính phủ Tây phương đỡ đầu nỗ lực ấy sợ làm bực mình một người bạn hữu ích, như mới đây với Azerbaijan. Nói cách khác, “chính sách thấp” về hỗ trợ dân chủ vẫn tại chỗ, nhưng thường không thể tính đến phía “chính sách cao” cho sự ủng hộ khi nó là quan trọng.

MỘT LỰA CHỌN CƠ BẢN

Một phần tư thế kỷ trong sự tồn tại của nó, công việc khó nhọc về giúp đỡ dân chủ qua các đường biên giới thấy mình trong một trạng thái phức tạp cực kỳ. Một mặt, nó đã lớn lên về quy mô và đã tiến hóa tích cực trong đáp lại sự học từ kinh nghiệm. Thế mà bây giờ nó phải chịu và kiếm lợi trong một khung cảnh quốc tế khắc nghiệt hơn, được đánh dấu bởi một dãy tư tưởng chống đối đã đến rất mạnh mẽ trong vài năm qua, làm xói mòn tận gốc các trụ đá kết cấu mà đã giúp viện trợ dân chủ phát triển trong các năm 1990.

Cộng đồng viện trợ dân chủ chỉ vừa bắt đầu chịu chấp nhận khung cảnh rối loạn hơn nhiều này. Những khó khăn lớn do môi trường này đưa ra sẽ không sớm biến đi. Các nhà cung cấp viện trợ dân chủ cần đầu tư năng lực và nguồn lực nhiều hơn nữa nhằm tìm ra những cách để thích nghi và đối phó lại. Về vấn đề đóng-không gian, các dấu hiệu của một sự phản ứng tăng cường đang nổi lên. Một số nhà cung cấp viện trợ bị tác động mạnh nhất, như chính phủ Hoa Kỳ, đang làm việc trên một thực đơn của các biện pháp bao gồm sự tăng cường các chuẩn mực quốc tế bảo vệ các quyền tự do của xã hội dân sự, điều phối tốt hơn các chiến dịch ngoại giao chống lại các luật hạn chế NGO, và  cung cấp các công nghệ bảo vệ cho các đối tác địa phương bị đe dọa bởi sự theo dõi và quấy nhiễu. Chẳng có phép thần thông nào sẽ chế ngự hiện tượng đóng-không gian. Sẽ cần phải làm nhiều hơn rất nhiều, và bằng một dải rộng của những người làm viện trợ, nhưng chí ít một sự bắt đầu đã được làm.

Ngược lại, các nhà cung cấp viện trợ dân chủ đã cho thấy ít sự sẵn lòng để đối mặt với các vấn đề về uy tín sụt giảm của dân chủ Tây phương và sự cạnh tranh tăng lên từ các mô hình chính trị thay thế. Một số nhà thực hành viện trợ Tây phương vẫn nói đằng sau các cánhcửa đóng về giá trị đặc biệt của hệ thống chính trị của riêng nước họ và sứ mạng của họ về đưa các lợi ích của nó sang các vùng đất xa xôi. Họ có vẻ rất ngạc nhiên không biết về các mô hình Tây phương đã trở nên bị mất uy tín thế nào trong con mắt của những người khác và viện trợ dân chủ cần phải được xây dựng nhiều ra sao trên những giả định khiêm tốn hơn nhiều về sự hấp dẫn tương đối của dân chủ Tây phương. Vài nhóm, kể cả Viện Dân chủ Quốc gia có cơ sở ở Hoa Kỳ, một thời gian đã nhấn mạnh tài chuyên môn so sánh được rút ra từ các nước cả đã được thiết lập lẫn chuyển đổi và đã thuê nhiều nhân viên không-Tây phương với kinh nghiệm từ các chuyển đổi khác, nhưng các tập quán như vậy vẫn quá hiếm trong cộng đồng viện trợ. Ngoài ra, các nhà cung cấp viện trợ cần vượt quá các khẳng định quan liêu nghi thức của họ về tính mở đối với sự đa dạng dân chủ, làm việc cùng nhau theo một cách tập trung hơn với những người ở các phần khác của thế giới những người khăng khăng về một sự thích các hình thức không-Tây phương của dân chủ, nhằm làm rõ liệu các lựa chọn thay thế như vậy có tương thích với các nguyên tắc phổ quát cốt lõi của dân chủ hay không và viện trợ dân chủ Tây phương có thể hỗ trợ ra sao các cách tiếp cận đa dạng hơn nhưng vẫn chính đáng dân chủ.4

Về sự cam kết Tây phương giảm đi để khiến sự hỗ trợ dân chủ là một ưu tiên chính sách đối ngoại, các nhà cung cấp viện trợ dân chủ có thể đóng một vai trò đối trọng bằng nhờ đến những kinh nghiệm của họ quanh thế giới để giải quyết một cách có hệ thống những quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Tây phương về dân chủ. Làm thế nào các chính phủ Tây phương có thể chèn một yếu tố ủng hộ dân chủ hữu hiệu vào trong quan hệ của họ với các chính phủ thiếu sót về mặt dân chủ nhưng có ích về chiến lược mà không hy sinh một mối quan hệ hợp tác rộng hơn với họ? Vì sao sự phát triển dân chủ có chỗ hỏng được coi không chỉ như một vấn đề phụ trong nhiều mối đe dọa an ninh bùng lên từUkraineđếnIraq, mà như một nguyên nhân gốc rễ của chúng?Làm thế nào các cuộc bầu cử có thể được thiết kế và hỗ trợ theo những cách mà giúp một cách cụ thể để làm giảm cơ hội của các xung đột phe phái đang nổi lên? Bằng cách trả lời các câu hỏi như thế này, phía “chính sách thấp” của sự trợ giúp dân chủ (tức là, viện trợ dân chủ) có thể chuyển khỏi xu hướng của nó để xem bản thân nó chỉ như một người hưởng lợi (hay nạn nhân) của phía “chính sách cao” của sự hỗ trợ dân chủ và thay vào đó đóng một vai trò đáng kể nhằm định hình nó.

Những vùng nước cấm trong đó viện trợ dân chủ thấy bản thân mình đang nhắc cuộc nói chuyện yên tĩnh nhưng có thể nghe được về một khủng hoảng cơ bản đối diện với lĩnh vực. Cuộc nói chuyện này bị hiểu lầm. Khung cảnh quả thực gây nản lòng, thế mà không đặc biệt ngạc nhiên. Trong thời gian quá lâu các nhà thúc đẩy dân chủ đã thử giữ ý tưởng quyến rũ nhưng không đúng rằng dân chủ mở rộng nhanh, sự mở cửa, và một sự thiếu các đối thủ ý thức hệ là các điều kiện toàn cầu mà sẽ tiếp tục vô hạn định. Nói cách khác, viện trợ dân chủ không đối mặt với một khủng hoảng sống còn mà đúng hơn nó gặp phải những thực tế khó chịu mà không hề lạ về mặt lịch sử khi xem xét trong viễn cảnh dài hạn. Trong tương lai có thể thấy trước, viện trợ dân chủ sẽ phải hoạt động chủ yếu ở các nước đầy rẫy các trở ngại gớm guốc đối với dân chủ hóa; những người nắm quyền ở nhiều nơi sẽ kháng cự và oán giận viện trợ như vậy; và các mô hình chính trị thay thế sẽ ganh đua gay gắt vì sự chú ý và ảnh hưởng. Chịu chấp nhận những thực tế này không phải là về giải quyết khủng hoảng, mà đúng hơn là về rũ bỏ những ảo tưởng còn rơi rớt lại.

Nói tóm lại, viện trợ dân chủ đã đến không phải một khủng hoảng, mà đến một ngã tư, được xác định bởi hai con đường lên phía trước khả dĩ rất khác nhau. Một số nhà cung cấp viện trợ dân chủ đối mặt với môi trường mới sẽ cảm thấy có chiều hướng giật lùi, chi tiêu ít nguồn lực hơn, rút khỏi các nước khó, xoay buồm chính trị của họ, và tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các mô hình ganh đua. Tóm lại, họ sẽ nhắm để giảm các rủi ro và các tham vọng của họ. Những người khác sẽ thích một con đường khác. Họ sẽ chấp nhận rằng sự trượt lùi, sự đóng không gian chính trị, và sự cạnh tranh lớn hơn là “bình thường mới” của viện trợ dân chủ. Họ sẽ đầu tư mạnh hơn vào học, chấp nhận sự cần chịu các rủi ro lớn hơn, làm việc siêng năng hơn để đạt sự hợp tác và đoàn kết lớn hơn giữa các nhà cung cấp viện trợ dân chủ, và dùng lý lẽ để biện hộ hiệu quả hơn cho nền ngoại giao ủng hộ dân chủ có nguyên tắc, có sức thuyết phục để ủng hộ các nỗ lực của họ.

Là không rõ con đường nào trong hai con đường này sẽ thu hút nhiều người đi theo giữa tập hợp lớn của các diễn viên xác đáng. Nhưng câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi này sẽ làm nhiều để xác định liệu một sự tổng kết đánh giá về viện trợ dân chủ một phần tư thế kỷ nữa xuôi dọc đường sẽ kể một câu chuyện về sự suy tàn và về tính không thích hợp tăng lên hoặc tiết lộ một hình mẫu của sự can dự màu mỡ được giữ vững và sự tiến bộ lặp đi lặp lại trước mặt tai ương đáng kể.

THOMAS CAROTHERS

CHÚ THÍCH

Tác giả cảm ơn Ken Wollack và Richard Youngs vì những bình luận có ích về một bản thảo và Mahroh Jahangiri và Oren Samet – Marram vì sự trợ giúp nghiên cứu.

1.European Stability Initiative,“Disgraced: Azerbaijanand the End of Election Monitoring as We Know It”, 5 November 2013, available at www.esiweb.org.

2.David Marshall, ed.,The International Rule of Law Move ment: A Crisis of Legitimacy and the Way Forward (Cambridge:Harvard University Press,2014).

3.Sarah Bush,The Taming of Democracy Assistance: Why Democracy Pro- motion Does Not Confront Dictators (Cambridge:Cambridge University Press,2015).

4.Richard Youngs thuộc Chương trình Dân chủ và Pháp trị của Carnegie Endowment đã xem xét sự nổi lên của các lời kêu gọi cho dân chủ không-Tây phương và các ngụ ý của chúng đối với viện trợ dân chủ Tây phương. Ông hỏi liệu những người kêu gọi cho các hình thức không Tây phương của dân chủ có đơn giản tìm kiếm sự ngụy trang khoa trương cho những cách tiếp cận không dân chủ hay không vàtrong chừng mực nào sự đa dạng thật là có thể mà không hy sinh các nguyên tắc cốt lõi mà thiếu chúng thì dân chủ khai phóng không thể tồn tại.Carnegie Endowment sẽ xuất bản những khám phá của ông dưới dạng sách trong năm 2015.

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*