Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Chính trị thế giới / Huy động cho Dân chủ
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Huy động cho Dân chủ

[featured_image]
Download
Download is available until [expire_date]
  • Version
  • Download 2987
  • File Size 5.45 MB
  • File Count 1
  • Create Date 31/01/2019
  • Last Updated 31/01/2019

Huy động cho Dân chủ

LỜI GIỚI THIỆU

 

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ bốn mươi* của tủ sách SOS2, cuốn Huy động cho Dân chủSo sánh 1989 và 2011 (Mobilizing for DemocracyComparing 1989 and 2011) của Donatella della Porta (Oxford University Press 2014).

Cuốn sách này là cuốn thứ 13 về dân chủ hoá trong tủ sách SOS2, bàn đến sự huy động quần chúng hay xã hội dân sự cho dân chủ (có thể thành công hay thất bại và các trường hợp thất bại biến thành nội chiến được đề cập trong cuốn thứ 39 cũng của Donatella della Porta và các học giả khác). Cuốn này là một phần kết quả của Chương trình Nghiên cứu “Huy động cho Dân chủ” do EU tài trợ. Huy động cho Dân chủ nói đến vai trò của người dân, của các phong trào xã hội thường được gọi gộp là xã hội dân sự trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, được gọi là dân chủ hoá từ dưới (phân biệt với dân chủ hoá từ trên, tức là do các elite chính trị khởi động và dân chủ hoá qua thương lượng, mặc cả giữa elite đương quyền và elite đối lập). Thực ra dân chủ hoá là quá trình phức tạp mà ba cách phân loại như vậy chỉ muốn nêu bật vai trò chính của dân chúng, các elite đương chức hay các elite đương chức và các elite đối lập. Trong mỗi cuộc dân chủ hoá cả ba (loại) nhân vật chính đó (dân chúng hay xã hội dân sự, elite đương chức và elite đối lập) đều có vai trò và vai trò của chúng phụ thuộc vào các hành động của hai bên còn lại (tức là phụ thuộc vào năng lực hành động). Dân chủ hoá cũng phụ thuộc vào các nhân tố có tính cấu trúc của xã hội và phụ thuộc vào bối cảnh bên ngoài.

Xét về khung khổ lý luận, tác giả phân loại ra bốn kiểu dân chủ hoá tuỳ theo các diễn viên chính là các elite hay quần chúng và phương thức đấu tranh là điều độ (moderate ôn hoà) hay gây gổ, tranh cãi (contentious), tức là theo diễn viên chính-phương thức chính, xem Bảng 1.1 (tr.16): elite-điều độ (pacted transition, chuyển đổi được thoả hiệp giữa các elite, xã hội dân sự hay quần chúng đóng vai phụ); elite-gây gổ (đảo chính phá vỡ, disruptive coups d’état, khi các elite thao túng để huy động quần chúng nhằm lật nhau); quần chúng-điều độ (paticipatory transition, chuyển đổi cùng tham gia, khi xã hội dân sự mạnh buộc elite phải thương lượng sự chuyển đổi); và quần chúng-tranh cãi (quần chúng huy động mạnh, ngắn làm chế độ sụp đổ, trường hợp này tác giả gọi là eventful democratization, dân chủ hoá sôi động (đầy sự kiện), có thể dẫn đến chuyển đổi dân chủ hay không).

Vài đặc điểm đáng lưu ý của công trình này gồm: 1) sự nhấn mạnh đến hành động, tất cả đều thay đổi trong hành động (từ cơ hội, thời cơ, mục tiêu,… đều có thể thay đổi trong hành động) và nhất là nguồn lực không chỉ là sẵn có hay được quyết định bởi các nhân tố cấu trúc mà cũng được tạo ra trong hành động (và điều này liên quan đến bản chất đệ quy-recursive của hoạt động con người mà Soros gọi là tính phản xạ-reflexivity xem thí dụ cuốn số 4 và số 8 của tủ sách này); 2) cố gắng tìm ra các cơ chế (nhận thức, xúc cảm, quan hệ) giúp giải thích sự tiến triển cũng như để hiểu tính nhân quả; 3) không đánh giá thấp vai trò của các elite cũng như các nhân tố cấu trúc nhưng tác giả bổ sung kỹ thêm bằng năng lực hành động của quần chúng hay phong trào xã hội hay xã hội dân sự (và bằng cách đó giúp giải thích những trường hợp mà những cách tiếp cận trước không giải thích nổi).

Vai trò của các diễn viên quốc tế có vai trò hết sức quan trọng và cũng được phân tích một cách thấu đáo.

Điểm đáng lưu ý của công trình này là tác giả tuy chú tâm chính vào cái bà gọi là dân chủ hoá sôi động đầy sự kiện (eventful democratization), tức là những cuộc dân chủ hoá nơi sự huy động mạnh, ngắn của dân chúng, của các phong trào xã hội dẫn đến sự sụp đổ của đổi chế độ (và dẫn đến dân chủ như ở Cộng Hoà Dân chủ Đức, Tiệp Khắc và Tunisia hoặc chưa chắc đã dẫn đến dân chủ như tại Ai Cập [cũng có thể kể thêm Philippines, Indonesia và vài trường hợp khác không được thảo luận kỹ trong cuốn sách này]); bà cũng phân tích những trường hợp dân chủ hoá hỗn loạn như ở Rumania, Albania, Nam Tư; hoặc thất bại hoàn toàn và dẫn đến nội chiến như ở Lybia, Syria, Yemen,…); nhưng bà cũng thảo luận khá kỹ các trường hợp dân chủ hoá qua thương lượng như ở Ba Lan và Hungary.

Việc bà so sánh dân chủ hoá thành công tại các nước cộng hoà Baltic thuộc Liên Xô trước đây với dân chủ hoá bị chậm trễ và đáng tiếc qua bạo lực khung khiếp của Nam Tư là rất đáng chú ý: tại cả hai nơi chủ nghĩa dân tộc đã được huy động nhưng theo những cách hoàn toàn khác nhau (phụ thuộc vào lịch sử, cách định khung khác nhau của các diễn viên trong hai khu vực Baltic và Balkan) và đã dẫn đến những kết quả hết sức khác nhau (rất thành công ở vùng Baltic cũng như đẫm máu và bị chậm trễ ở vùng Balkan).

Như thế cuốn sách này có tầm phủ khá rộng. Một mặt trong các phần chính (trong mỗi chương) bà lựa chọn các trường hợp giống nhau nhất và khác nhau nhất (thường mỗi loại 2 trường hợp) ở các vùng khác nhau và những thời gian khác nhau (chẳng hạn 1989 và 2011) để so sánh và phân tích hầu tìm ra các cơ chế nhân quả. Trong phần cuối của mỗi chương, phần tóm tắt, bà mở rộng để thêm những trường hợp khác không được thảo luận trong phần chính để minh hoạ cho những phát hiện của phần chính, nói cách khác để củng cố tính hợp lệ của những phát hiện đó.

Như thế qua các công trình trước về dân chủ hoá cũng như công trình này và cuốn sách trước do bà biên tập về những trường hợp thất bại, giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến thành công, thất bại của dân chủ hoá, cũng như những nhân tố giúp củng cố dân chủ sau khi đã chuyển đổi xong.

Phát triển xã hội dân sự, các phong trào xã hội mạnh và mang tính bao hàm (inclusive) có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy dân chủ hoá thành công cũng như củng cố dân chủ. Xã hội dân sự của chúng ta có thể học về chiến lược định khung sao cho hữu hiệu nhất phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, và học được rất nhiều bài học cả về chiến lược lẫn chiến thuật để huy động, để chuyển hoá các elite kể cả các elite quân sự cũng như các bài học để chống lại các hoạt động của các elite nhằm chia rẽ, thâm nhập, gây nghi kỵ trong đối lập.

Tất nhiên các elite (những người đương chức) cũng có thể học được từ công trình này để đối phó với xã hội dân sự và các phong trào xã hội. Tuy nhiên, bài học lớn nhất họ phải học là: sự đàn áp có gây cản trở cho sự phát triển xã hội dân sự (phong trào xã hội) nhưng rốt cục phản tác dụng (đàn áp mạnh có thể gây phẫn nộ và rất dễ dẫn đến bạo loạn). Nếu họ thực sự muốn là một “chính quyền của dân, do dân, vì dân” và thực sự muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh thì họ phải tránh xa những tấm gương xấu dẫn đến tai hoạ như trong những cuộc dân chủ hoá hỗn loạn hay các cuộc nội chiến.

Chính vì thế, cuốn sách có thể rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu chính trị, các nhà hoạt động, các chính trị gia, cho các sinh viên, nhà báo và tất cả những người quan tâm khác đến dân chủ hoá tại Việt Nam (gồm cả những người Việt Nam ở trong và ngoài nước). Riêng đối với các nhà hoạt động xã hội, các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự, những người đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam, thì cuốn sách này là cuốn phải đọc và nên thảo luận rộng rãi.

Tôi đã cố gắng để bản dịch được chính xác và dễ đọc, tuy nhiên do hiểu biết có hạn nên bản dịch không tránh khỏi sai sót, mong các bạn góp ý để hoàn thiện.

 

Hà Nội-Bắc Ninh 2018-2019

Bắc Ninh 31-1-2019

Nguyễn Quang A

    * Các quyển trước gồm:

  1. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002; Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007)
  2. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
  3. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
  4. Soros: Giả kim thuật tài chính
  5. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn]
  6. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?
  7. A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô
  8. Soros: Xã hội Mở
  9. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử
  10. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato
  11. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx
  12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học
  13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006
  14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn
  15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh Hóa, 2008
  16. Kornai János: Lịch sử và những bài học, NXB Tri thức, 2007
  17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập tiểu luận
  18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do
  19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng
  20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống
  21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012.
  22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012
  23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác được xuất bản năm 2013)
  24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013
  25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba Lan, 2013
  26. Adam Michnik: Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác, 2013
  27. Elzbieta Matynia: Dân chủ ngôn hành, 2014
  28. Josep M. Colomer: Lý thuyết Trò chơi và Chuyển đổi sang Nền dân chủ – Mô hình Tây Ban Nha, 2014
  29. Lisa Anderson: Chuyển đổi sang Dân chủ, 2015
  30. Paul J. Carnegie: Con Đường từ Chủ nghĩa Độc đoán đến Dân chủ hóa ở Indonesia, 2015
  31. Hsin-HuangMichael Hsiao (ed.): Các nn Dân ch Á châu Mi: So sánh Phillipines, Hàn Quc và Đài Loan, 2015
  32. Larry Diamond và Marc Plattner (biên tập) Dân chủ có Suy thoái? 2016
  33. Chistian Welzel, Tự do đang lên – Trao quyền cho con người và truy tìm sự giải phóng, NXB Dân khí 2016
  34. Guy Standing, Precariat – giai cấp mới nguy hiểm, NXB Dân khí, 2017
  35. Bob Jessop, Nhà nước – Quá khứ, Hiện tại, Tương lai NXB Dân khí, 2018
  36. Fortunato Musella, Các Lãnh tụ Vượt quá Chính trị Đảng, NXB Dân khí, 2018
  37. Jamie Barlett, Nhân dân vs Công nghệ: internet đang giết dân chủ như thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao), NXB Dân khí, 2018
  38. Yang Zhong, Văn hoá và sự Tham gia Chính trị ở Trung Quốc Đô thị. NXB Dân khí, 2018
  39. Donatella della Porta, Teije Hidde Donker, Bogumila Hall, Emin Poljarevic và Daniel P. Ritter, Các Phong trào Xã hội và Nội chiến – Khi các cuộc phản kháng cho dân chủ hoá thất bại. NXB Dân Khí, 2018

 

 

 

One Comment

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*