Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Xã luận / Dạy, học và giáo dục giả hiệu
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Xã luận

Dạy, học và giáo dục giả hiệu

Ai cũng biết, hay chắc phải biết, rằng nhồi sọ không phải là sự giảng dạy theo đúng nghĩa của nó, và kết quả của nhồi sọ là cái gì đó trái ngược hẳn với cái học chân chính. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, hầu hết những gì đang diễn ra trong trường lớp của chúng ta không là gì khác hơn lối dạy học nhồi sọ.

Vì sao chuyện này lại xảy ra? Vì sao chúng ta lại quá sức lầm lẫn bản chất của dạy và học đến nỗi để cho những trò giáo dục giả hiệu xảy ra tràn lan trong học đường đến như thế?

Chỉ vì ta đã đánh mất ba nhận thức căn bản về bản chất của dạy và học, và do đó, đưa đến ba giả thuyết sai lầm sau đây:

  1. Cho rằng các hoạt động của thầy cô trong lớp học luôn luôn là các hoạt động chính yếu và đôi khi là nguyên nhân chính yếu tạo nên sự học nơi các học sinh.
  2. Khi nói rằng sự học là do sự truyền dạy của người thầy hay do học sinh tự khám phá ra, ta đã lầm lẫn mà cho rằng những gì học sinh học qua sự truyền dạy của thầy là những gì mà các em thu nhận một cách thụ động từ thầy cô giáo.
  3. Vì không phân biệt được đâu là kiến thức chân chính với ý kiến cá nhân, cũng như không phân biệt được những ấn tượng được tạo ra và giữ lại trong ký ức với sự hiểu biết do tâm trí phát triển nên, điều đó đưa đến giả định sai lầm thứ ba: đó là cho rằng kiến thức chân chính có thể được tiếp thu mà không cần phải hiểu.

Ba giả thuyết sai lầm này kết hợp vào với nhau thành một thể thống nhất đến nỗi hễ giả thuyết này được tạo nên, thì hai giả thuyết kia cũng theo sau. Cho nên, ta cũng chẳng nên ngạc nhiên khi thấy cả ba giả thuyết này đã thống trị nền giáo dục của ta và đưa đến kết quả không tránh được là “nhồi sọ” đã được chấp nhận như một phương pháp giảng dạy chân chính, thay vì phải được xem như một món đồ giả đáng ghê tởm và cần phải vất bỏ.

Ba nhận thức căn bản về bản chất của dạy và học, mà qua đó các giả thuyết sai lầm nêu trên có thể được sửa đổi, cũng được kết hợp vào nhau đến nỗi mà khi ta dùng bất cứ một nhận thức nào để tìm hiểu thế nào là sự dạy học chân chính, thì ta cũng hiểu được như rút ra từ hai nhận thức kia. Thêm vào đó, cùng với sự hiểu biết thế nào là sự dạy chân chính, rút ra từ ba nhận thức nêu trên, ta sẽ hiểu rằng sự học chân chính phát xuất từ sự phát triển của tâm trí, chứ không phải là sự hình thành ký ức, và sự học chân chính gồm có sự thu thập kiến thức và thấu hiểu, chứ không phải chỉ là chấp nhận những ý kiến được quy phạm sẵn.

Nhận thức căn bản đầu tiên cho ta thấy rằng sự giảng dạy, cũng giống như nghề nông và nghề thuốc, là một nghệ thuật hợp tác, chứ không phải một nghệ thuật sản xuất.

Nhận thức thứ hai là mọi sự học đều do khám phá mà ra, hoặc là tự mình khám phá, hoặc là sự khám phá nhờ có sự chỉ dẫn, nhưng không bao giờ sự học xảy ra chỉ vì học sinh được truyền dạy.

Nhận thức thứ ba là những mẩu thông tin hay dữ kiện do ký ức giữ lại mà không có sự thấu hiểu, những thông tin, dữ kiện đó không phải là kiến thức, mà chỉ là những ý kiến cá nhân, không hơn gì những thành kiến do tuyên truyền hay các sự nhồi sọ khác tạo nên.

Tôi sẽ giải thích thêm về những nhận thức căn bản nêu trên.

  1. Sự giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác chứ không phải một nghệ thuật sản xuất

Trong số những nghệ thuật có ích, chỉ có ba được coi là nghệ thuật hợp tác. Tất cả các loại nghệ thuật khác đều là sản xuất. Ba loại nghệ thuật hợp tác là nghề nông, nghề thuốc và nghề dạy học.

Hãy lấy một thí dụ về một nghệ thuật hữu ích như sản xuất giày dép, đóng tàu bè, hay làm bàn tủ. Kết quả của nghệ thuật loại này không thể nào hiện hữu được nếu không do các hoạt động của người nghệ sĩ hay người thợ đưa vào-người thợ đóng giày, người thợ đóng thuyền bè, hay người thợ mộc sản xuất ra những sản phẩm này. Những vật liệu dùng để tạo ra những sản phẩm này, nếu cứ để yên ở đó, không thể nào tự biến thành sản phẩm được. Những sản phẩm hữu dụng này chỉ hiện hữu khi có người thợ can thiệp vào để tạo hình cho chúng, hay chuyển đổi những nguyên liệu thành sản phẩm mong muốn. Hoạt động sản xuất của con người ở đây không những là nguyên nhân chính, mà còn là nguyên nhân duy nhất mang lại kết quả là sản phẩm ta định làm ra.

Bây giờ hãy xem những trái cây hay ngũ cốc ta dùng, sức khỏe ta có và những kiến thức hay sự thông hiểu ta thu thập được. Ta có thể gọi những điều này, theo thứ tự, là những sản phẩm của nông nghiệp, của y học, và của giáo dục.

Trong trường hợp trái cây và ngũ cốc cùng những những loại động vật ăn được, người tiền sử đã từng săn thú và thu thập cây trái để làm lương thực.

Điều này có nghĩa là những thức ăn của con người là sản phẩm của thiên nhiên mà con người chỉ việc hái trái về hay giết con thú để dùng làm thực phẩm. Nông nghiệp bắt đầu khi con người thu thập được những kỹ năng để cộng tác với thiên nhiên hầu tạo ra các loại trái cây hay ngũ cốc hay các loại gia súc để làm thực phẩm. Nông nghiệp, do vậy, trở thành một trong những nghệ thuật hợp tác đầu tiên của con người.

Từ rất lâu trước khi có nghệ thuật y khoa, sức khỏe của con người là kết quả của các nguyên nhân thiên nhiên. Y học trở thành nghệ thuật chữa bệnh khi con người thu thập được những kỹ năng giúp con người hợp tác với tiến trình tự nhiên để bảo vệ sức khỏe hay giúp con người mau bình phục sau cơn bệnh.

Sau cùng, ta có sự giảng dạy, và ở đây, chính Socrates là người đầu tiên cho rằng giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác. Socrates so sánh cách dạy của ông với công việc của một bà mụ đỡ đẻ. Chính bà mẹ, chứ không phải bà mụ, mới là người phải chịu đau đẻ để sinh ra đứa bé. Bà mụ chỉ hợp tác trong tiến trình sinh nở ấy, giúp cho bà mẹ sinh con dễ dàng và vệ sinh hơn mà thôi.

Nói một cách khác, thầy giáo, cũng giống như bà mụ, luôn luôn có thể không cần thiết. Trẻ con có thể được sinh ra mà không cần có bà mụ. Kiến thức và sự hiểu biết có thể có được mà không cần có thầy dạy, qua những hoạt động hoàn toàn tự nhiên của tâm trí.

Những thầy cô nào mà tự coi mình là nguyên nhân chính hay duy nhất tạo ra sự học nơi học sinh là những người không hiểu được rằng dạy học là một nghệ thuật hợp tác. Họ cứ nghĩ rằng họ là người sản xuất ra kiến thức hay sự hiểu biết trong tâm trí của học sinh, giống như người thợ đóng giầy làm ra đôi giầy từ miếng gỗ hay miếng nhựa.

Chỉ đến khi nào mà thầy cô ý thức được rằng nguyên nhân chính yếu của sự học là các hoạt động xảy ra trong tâm trí của học trò, thì lúc đó họ mới làm đúng vai trò của người nghệ sĩ hợp tác. Mặc dù hoạt động trong tâm trí của học sinh là nguyên do chính tạo nên sự học, hoạt động này không phải là nguyên do duy nhất. Ở đây người thầy có vai trò là nguyên nhân hợp tác thứ hai đóng góp vào sự học của học sinh.

Nếu, nói theo Hippocrates (ông tổ ngành Y khoa), giải phẫu là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của trị bệnh, thì theo quan điểm của Socrates, việc giảng dạy bằng giáo huấn, truyền thụ thay vì bằng thảo luận và vấn đáp, cũng là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của giáo dục.

  1. Sự học qua giảng dạy và qua sự khám phá

Nếu trong sự học chân chính, hoạt động trong tâm trí của học viên là nguyên do chính tạo nên sự học, thì tất cả mọi sự học đều có được qua khám phá.

Sự học chân chính có thể xảy ra do a) học sinh tự mình khám phá ra, hay b) sự khám phá có sự trợ giúp của người thầy, các hoạt động trong tâm trí của học sinh vẫn là nguyên do chính của sự học, nhưng không phải nguyên do duy nhất.

Khi những lời giảng dạy không có những sự khám phá đi kèm theo nơi học sinh, khi những lời giảng dạy chỉ tạo nên những ấn tượng trên ký ức mà không có sự thấu hiểu trong tâm trí, thì sự giảng dạy như vậy không phải là dạy chân chính mà chỉ là sự nhồi sọ. Sự giảng dạy chân chính khác biệt hẳn với sự nhồi sọ ở chỗ nó luôn luôn có những hoạt động của người thầy hợp tác với các hoạt động khám phá do tâm trí của học sinh tạo ra.

III. Tương quan giữa Tâm trí với Ký ức, giữa Kiến thức với Ý kiến

Trong tiếng Hy lạp, tâm trí, nous, đi kèm với sự hiểu biết. Điều gì mà ta không hiểu, ta chỉ giữ lại trong tâm trí như là một điều được ghi nhớ. Ký ức là một phó sản của nhận thức bằng giác quan; hiểu biết là một hành động của trí tuệ. Ta không nên nhầm lẫn những câu nói ta nhớ nằm lòng với những sự kiện được hiểu thấu đáo.

Tương quan với sự khác biệt giữa tâm trí và ký ức là sự khác biệt giữa kiến thức và ý kiến. Khi nói ta biết một điều gì (kiến thức) nghĩa là ta hiểu về điều đó với đầy đủ suy luận và các bằng chứng hỗ trợ cho suy luận, và điều này hoàn toàn khác với việc có ý kiến về một điều gì đó.

Thế thì vì sao mà học sinh lại chỉ có ý kiến thay vì có kiến thức, nhất là trong suốt quá trình đi học?

Lý do là vì các em đã nhận những ý kiến này từ “quyền uy trắng trợn” của thầy cô, những người đã giảng dạy như những nghệ nhân sản xuất thay vì hợp tác-những thầy cô đã nhồi sọ học sinh bằng phương pháp đọc, chép, chứ không có bất kỳ một hoạt động nào khiến học sinh suy nghĩ hay khám phá.

Tôi dùng từ “quyền uy trắng trợn” để chỉ thứ quyền lực mà thầy cô tự chiếm lấy cho mình và bắt học sinh phải chấp nhận những gì mình bảo chúng chỉ vì mình ở trong cương vị làm thầy. Chỉ có một loại quyền uy hợp pháp và hợp lý [trong giáo dục], đó là quyền uy của suy luận xác đáng hoặc của những bằng chứng rõ ràng chứng minh cho những điều cần hiểu.

Những ý kiến được cố gắng ghi nhớ trong ký ức, nhất là khi “học gạo” để thi, là những ý kiến dễ dàng quên nhất.

Ý tưởng một khi đã thông hiểu sẽ ở lại với ta lâu nhất. Những gì ta đã hiểu không thể dễ dàng quên lãng vì đó là một thói quen của trí tuệ, chứ không phải chỉ là một điều để nhớ.

  1. Kết luận

Quan niệm cho rằng thầy cô là những người có kiến thức và truyền lại những kiến thức cho học sinh tiếp thu một cách thụ động là một quan niệm vi phạm bản chất tự nhiên của giáo dục, tức là một nghệ thuật hợp tác. Sự giảng dạy chân chính không thể chỉ được truyền đạt bằng những lời giảng mà không có sự suy nghĩ và hiểu biết cùng với sự khám phá trong tâm trí của học sinh.

________

Mortimer Adler là một triết gia, và là một trong những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ. Adler sinh năm 1902 và mất năm 2001, thọ 99 tuổi. Adler được coi là một trong những triết gia về giáo dục thuộc trường phái Perennialism, một lý thuyết giáo dục chủ trương rằng con người, dù ở bất cứ nơi nào, cùng sở hữu và chia sẻ một bản năng chung-lý tính­-một bản năng xác định con người. Từ nhận định này, Adler chủ trương rằng nền giáo dục phổ thông phải đồng nhất cho mọi học sinh. Mọi học sinh đều phải được dạy để có 3 loại kiến thức: kiến thức phổ thông; kỹ năng tư duy; và hiểu biết về tư tưởng và giá trị. Mỗi loại kiến thức khác nhau đòi hỏi một phương pháp dạy khác nhau. Adler cùng Max Weismann thành lập Trung tâm Nghiên cứu các Tư Tưởng Vĩ Đại và ông cũng đề nghị một chương trình giảng dạy các tác phẩm kinh điển (Great Books) của văn hóa Tây phương cả hai trình độ trung học và đại học tại Mỹ và Canada.

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*