Bài học số 1 của “Chống Chuyên chế, Xây và Củng cố dân chủ” của Timothy Snyder
Hầu hết quyền lực của chủ nghĩa độc đoán được cho không. Trong thời như thế này, các cá nhân nghĩ trước về một chính phủ áp bức hơn sẽ muốn gì, và sau đó tự tuân theo mà không cần phải được yêu cầu. Một công dân chấp nhận theo cách này đang dạy cho kẻ nắm quyền những gì nó có thể làm.
Sự tuân thủ trước là một thảm kịch chính trị. Có lẽ những kẻ cai trị ban đầu đã không biết rằng các công dân đã sẵn sàng thoả hiệp giá trị này hay nguyên tắc nọ. Có thể đầu tiên một chế độ mới đã không có các phương tiện trực tiếp để ảnh hưởng đến công dân theo cách này hay cách khác. Sau các cuộc bầu cử Đức năm 1932, mà đã cho phép Adolf Hitler thành lập một chính phủ, hay các cuộc bầu cử Tiệp Khắc năm 1946, nơi những người cộng sản đã chiến thắng, bước quyết định tiếp theo đã là sự tuân thủ trước. Bởi vì đủ số người dân trong cả hai trường hợp đã tự nguyện phục vụ các nhà lãnh đạo mới, những kẻ Nazi và những người cộng sản đã nhận ra như nhau rằng họ có thể chuyển nhanh theo hướng một sự thay đổi chế độ hoàn toàn. Các hành động sơ ý đầu tiên sau đó đã không thể được đảo ngược.
Vào đầu năm 1938, Adolf Hitler, khi đó đã nắm chắc quyền ở Đức, đã đe doạ thôn tính nước Áo láng giềng. Sau khi thủ tướng Áo đầu hàng, chính sự tuân theo trước của những người Áo là cái đã định đoạt số phận của những người Do Thái Áo. Bọn Nazi Áo địa phương đã bắt những người Do Thái và buộc họ kỳ cọ đường phố để loại bỏ các biểu tượng của nước Áo độc lập. Một cách quyết định, những người không phải là Nazi đã đứng xem với sự quan tâm và thích thú. Bọn Nazi mà đã có danh mục tài sản Do Thái đã ăn cắp những thứ chúng có thể. Một cách quyết định, những người khác không phải Nazi đã tham gia vào sự trộm cắp. Như nhà lý luận chính trị Hannah Arendt nhớ lại, “khi các đội quân Đức xâm lăng đất nước và các hàng xóm không Do Thái đã bắt đầu cướp bóc tại các gia đình Do Thái, những người Do Thái Áo đã bắt đầu tự tử.”
Sự tuân theo trước của những người Áo trong tháng Ba 1938 đã dạy ban lãnh đạo cấp cao Nazi về cái đã có thể. Chính ở Vienna tháng Tám đó mà Adolf Eichmann đã thành lập Văn phòng Trung tâm cho Di cư Do thái. Trong tháng Mười một 1938, noi gương tháng Ba của Áo, bọn Nazi Đức đã tổ chức cuộc tàn sát toàn quốc được biết đến như Kristallnacht (Đêm thuỷ tinh vỡ).
Năm 1941, khi Đức xâm chiếm Liên Xô, lực lượng SS đã đề xuất việc nghĩ ra các phương pháp giết người hàng loạt mà không có lệnh để làm vậy. Chúng đã phỏng đoán cái các thượng cấp của chúng muốn và đã chứng minh cái gì là có thể. Nó đã vượt xa cái Hitler đã nghĩ đến.
Ngay từ đầu, sự tuân theo trước có nghĩa là sự thích nghi một cách bản năng, mà không có suy ngẫm, với một tình hình mới. Chỉ những người Đức mới làm những thứ như vậy? Nhà tâm lý học của Đại học Yale, Stanley Milgram, suy ngẫm về các sự tàn bạo Nazi, đã muốn chứng minh rằng đã có một tính cách độc đoán cá biệt giải thích vì sao những người Đức đã ứng xử như họ đã làm. Ông đã nghĩ ra một thí nghiệm để kiểm tra định đề đó, nhưng đã không nhận được phép để tiến hành thí nghiệm ở Đức. Cho nên ông đã tiến hành nó trong một toà nhà của Đại học Yale trong năm 1961—vào khoảng cùng thời gian mà Adolf Eichmann bị xử án ở Jerusalem vì phần của hắn trong thảm hoạ Holocaust của Nazi với những người Do Thái.
Milgram đã bảo các đối tượng thí nghiệm (một số là sinh viên Yale, một số là dân cư New Haven) rằng họ sẽ tra điện những người tham gia khác trong một thí nghiệm về học. Trong thực tế, những người này được gắn dây điện ở bên kia của một cửa sổ trong một sơ đồ với Milgram, và chỉ giả vờ bị sốc. Khi các đối tượng (nghĩ họ) đã gây sốc (những người họ nghĩ là) những người tham gia trong thí nghiệm học, họ thấy một cảnh tượng khinh khủng. Những người mà họ đã không biết, và chống lại những người mà họ đã không có lời than phiền nào, đã có vẻ rất đau— đấm vào kính và kêu đau tim. Ngay cả như vậy, hầu hết các đối tượng đã theo các chỉ dẫn của Milgram và tiếp tục áp dụng (cái họ nghĩ là) các cú sốc lớn hơn cho đến khi các nạn nhân có vẻ chết. Ngay cả những người đã không tiếp tục hết việc (có vẻ) giết các đồng loại của mình đã bỏ đi mà không hỏi về sức khoẻ của những người tham gia khác.
Milgram đã thấu hiểu rằng người dân hết sức dễ tiếp thu các quy tắc mới trong một môi trường mới. Họ sẵn sàng một cách đáng ngạc nhiên để làm hại và giết những người khác để phục vụ cho mục đích mới nào đó nếu họ được một nhà chức trách mới chỉ dẫn như vậy. “Tôi đã thấy nhiều sự tuân thủ,” Milgram nhớ lại, “đến mức tôi hầu như thấy không cần phải tiến hành thí nghiệm ở Đức.”
Vào đây để tải cả cuốn sách
http://tapchidantri.org/wp-admin/post.php?post=326&action=edit
One Comment