Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Nền tảng chính trị / Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Cảnh sát Tư tưởng CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Nền tảng chính trị

Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ

Một sự gần đồng thuận đã nổi lên rằng thế giới đã rơi vào một “suy thoái dân chủ.” Các nhà quan sát hàng đầu và các nhà chủ trương dân chủ mô tả đặc trưng thập kỷ qua như một giai đoạn dân chủ “giảm sút,” “xói mòn,” hay “suy thoái,”1 mà trong đó các nền dân chủ mới đã trở thành nạn nhân của một “làn sóng độc đoán mạnh dội lại.”2 Trong một bài báo có tựa “Sự Tan chảy Dân chủ To lớn,” thí dụ, Joshua Kurlantzick cho rằng tự do toàn cầu đã “rơi thẳng xuống.”3 Một nhà quan sát khác gợi ý rằng “chúng ta có thể thực ra đang thấy sự bắt đầu của sự kết thúc của dân chủ.”4

Tâm trạng ảm đạm được làm cho hiển nhiên trong các báo cáo hàng năm của Freedom House trong Journal of Democracy. Tóm tắt khảo sát hàng năm của Freedom House về tự do, Arch Puddington đã cảnh báo trong năm 2006 về một “sự đẩy lui chống lại dân chủ” tăng lên,5 đã mô tả đặc trưng năm 2007 và 2008 như các năm của “suy thoái” dân chủ,6 đã cho rằng sự xói mòn dân chủ đã “tăng tốc” trong năm 2009,7 và đã mô tả nền dân chủ toàn cầu như “dưới sự câu thúc” trong năm 2010.8 Tiếp sau một thời khắc ngắn của chủ nghĩa lạc quan trong Mùa xuân Arab, Freedom House đã cảnh báo về một “sự rút lui” dân chủ trong năm 2012 và một “sự hồi sinh độc đoán” trong 2013.9

Quả thực đấy là một bức tranh ảm đạm. Tuy vậy, nó không phải là bức tranh chính xác. Có ít bằng chứng rằng bầu trời dân chủ đang rơi hay (tùy thuộc vào sự lựa chọn ngụ ngôn của bạn) rằng con sói của sự hồi sinh độc đoán đã đến.10 Trạng thái của dân chủ toàn cầu vẫn ổn định trong thập kỷ qua, và đã được cải thiện rõ rệt so với các năm 1990. Cảm nhận về một sự suy thoái dân chủ, chúng tôi lý lẽ, có gốc rễ trong một sự hiểu sai về các sự kiện của đầu các năm 1990. Chủ nghĩa lạc quan thái quá và chủ nghĩa duy ý chí, mà đã tràn ngập các phân tích của những chuyển đổi sớm hậu Chiến tranh Lạnh, đã tạo ra những kỳ vọng không thực tế mà, khi không được thực hiện, đã gây ra sự bi quan và u sầu. Thực ra, bất chấp các điều kiện toàn cầu ngày càng bất lợi trong các năm gần đây, các nền dân chủ mới vẫn vững chãi một cách nổi bật.

HỒ SƠ KINH NGHIỆM

Việc ngó vào hồ sơ kinh nghiệm gợi ý ít hay không có bằng chứng nào về nột suy thoái dân chủ. Chúng ta so sánh điểm số của bốn chỉ số dân chủ toàn cầu nổi bật: Freedom House, Polity, Economist Intelligence Unit, và chỉ số dân chủ Bertelsmann.11 Bảng 1 cho thấy mức trung bình dân chủ của mỗi chỉ số (trên một thang được chuẩn hóa từ 0 tới 1) từ 2000 đến 2013. Tất cả các điểm số trung bình về dân chủ của bốn chỉ số đã vẫn như thế hay đã tăng lên trong giai đoạn này. Theo các chỉ số dân chủ dẫn đầu như Freedom House và Polity, thì, thế giới ngày nay là dân chủ hơn thế giới trong năm 2000 (và dân chủ hơn đáng kể so với trong năm 1990 hay bất kể năm nào trước đó). Ngay cả nếu chúng ta lấy giữa các năm 2000–thường được trích dẫn như bắt đầu của sự suy thoái dân chủ–làm điểm xuất phát của chúng ta, ba trong bốn chỉ số cho thấy hoặc không có sự thay đổi nào hay một sự cải thiện nhẹ.12 Chỉ Freedom House cho thấy một sự giảm sút giữa 2005 và 2013, và sự giảm sút đó (từ 0,63 xuống 0,62) là hết sức khiêm tốn.

BẢNG 1. Điểm số Dân chủ Trung bình cho thế giới theo bốn khảo sát

table-1
Ghi chú:  Tất cả các chỉ số đã được chuẩn hóa để các giá trị nằm trong khoảng 0–1. Số điểm các quyền chính trị và tự do dân sự của Freedom House được tính trung bình và đảo ngược.

Nếu chúng ta xem xét số tổng thể của các nền dân chủ trên thế giới, một cách tương tự dữ liệu gợi ý sự ổn định hơn là suy thoái. Bảng 2 cho thấy điểm số của bốn chỉ số cho số tuyệt đối của các nền dân chủ (dòng dưới), cũng như phần trăm của các chế độ trên thế giới mà đã là dân chủ hoàn toàn (dòng trên) giữa 2000 và 2013. Lại lần nữa, Freedom House và Polity cho thấy một sự tăng về số các nền dân chủ kể từ 2000. Chỉ nếu chúng ta ngó tới giai đoạn 2005–13 chúng ta có thấy một sự sụt giảm, và sự sụt giảm đó là rất khiêm tốn. Freedom House cho thấy một sự giảm một nền dân chủ giữa 2005 và 2013. Hình mẫu là tương tự đối với phần trăm của các nền dân chủ trên thế giới: cả Freedom House lẫn Polity cho thấy một sự giảm một điểm phần trăm giữa 2005 và 2013.

Như một số đo thêm, chúng tôi xem xét tất cả các trường hợp thay đổi chế độ đáng kể–được xác định như các nước mà các điểm số Freedom House của nó đã tăng hay đã giảm ba điểm hoặc nhiều hơn–giữa 1999 và 2013. Trong khi 23 nước đã trải qua một sự cải thiện đáng kể trong điểm số Freedom House của họ giữa 1999 và 2013, chỉ có 8 nước đã trải qua một sự giảm sút đáng kể. Ngay cả giữa 2005 và 2013, số các trường hợp được cải thiện đáng kể (10) đã vượt quá số trường hợp giảm sút đáng kể (8). Hơn nữa, hầu hết những sự giảm sút đáng kể đã xảy ra không trong các nền dân chủ mà trong các chế độ đã là độc đoán rồi, như Cộng hòa Trung Phi, Gambia, Guinea-Bissau, và Jordan.

                        BẢNG 2. Số phần trăm và số tuyệt đối của các nền dân chủ theo bốn khảo sát
table-2

Quả thực, điều nổi bật nhất về giai đoạn 2000–13 là có ít nền dân chủ đến thế nào đã thực sự sụp đổ. Bảy nước mà Freedom House đã phân loại như Tự do trong cuối các năm 1990 không còn được phân loại như Tự do hôm nay: Bolivia, Ecuador, Honduras, Mali, Philippines, Thái Lan, và Venezuela.13 Trong bảy trường hợp này, các điểm số cho Ecuador, Bolivia, và Philippines đã giảm chỉ một chút, và cả ba chế độ đã vẫn là các nền dân chủ sát ranh giới (có chất lượng thấp) trong năm 2014 (thực ra, Philippines đã tái dân chủ hóa; quyết định của Freedom House để liệt nó như Tự do Một phần dường như để phản ánh các vấn đề tham nhũng, không vi phạm các quy tắc dân chủ của trò chơi). Honduras và Mali đã chịu các cuộc đảo chính quân sự trong 2009 và 2012, một cách tương ứng, nhưng cả hai sự quay lại độc đoán sau đó đã được đảo ngược.14 Điều đó để Thái Lan và và Venezuela như các chế độ dân chủ rõ ràng mà đã sụp đổ và vẫn là độc đoán trong năm 2014.

Danh sách các nước sụp đổ đã có thể được mở rộng để bao gồm Nicaragua và Sri Lanka, hai nước gần-dân chủ (được Freedom House phân loại như Tự do Một phần trong cuối các năm 1990) mà đã sa sút thành độc đoán trong các năm 2000. Người ta cũng có thể kể thêm Hungary (vẫn được Freedom House phân loại như Tự do trong 2013), mặc dù, trong tình hình xấu nhất, nó vẫn là một trường hợp sát ranh giới. Thổ Nhĩ Kỳ, đôi khi được dán nhãn sụp đổ dân chủ, đã trải qua một chuyển đổi từ một chế độ lai sang chế độ lai khác. Mặc dù chính phủ của đảng AKP đã cho thấy các xu hướng độc đoán rõ ràng, chế độ trước nó–được đánh dấu bởi ảnh hưởng quân sự rộng lớn, sự hạn chế các đảng Kurdish và Islamist, và sự đàn áp nặng nề media–đã chưa bao giờ là dân chủ (thực ra, điểm số Freedom House của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2013 đã tốt hơn điểm số trước thắng lợi bầu cử đầu tiên của AKP trong năm 2002).

Cho dù chúng ta phân loại tất cả các trường hợp này như những sự đổ vỡ dân chủ, bất chấp hầu hết chúng là các trường hợp sát ranh giới (Bolivia, Ecuador, Hungary, Philippines) hoặc các trường hợp trong đó sự rẽ sang độc đoán sau đó đã đảo ngược (Honduras, Mali, Philippines), thì số đổ vỡ sánh được với các trường hợp tiến bộ dân chủ. Tám nước–kể cả một số nước rất quan trọng–đã lọt vào loại Tự do của Freedom House trong các năm 2000 và vẫn ở đó ngày nay: Brazil, Croatia, Ghana, Indonesia, Mexico, Peru, Senegal, và Serbia.15 Danh sách này không bao gồm các nước như Chile, mà đã được phân loại như Tự do nhưng đã trải qua những tiến bộ dân chủ lớn (trong trường hợp Chile, sự thiết lập sự kiểm soát dân sự đầy đủ đối với quân đội). Nó cũng chẳng bao gồm các nước như Nepal, Pakistan, hay Tunisia, mà đã trở nên dân chủ hơn đáng kể sau giữa các năm 2000 nhưng vẫn ở trong loại Tự do Một phần của Freedom House.

Bức tranh lớn suốt thập kỷ qua, như thế, là bức tranh của sự ổn định thuần. Mặc dù chắc chắn có thể nhận diện những trường hợp thụt lùi dân chủ, sự tồn tại của con số ngang thế hay lớn hơn của những tiến bộ dân chủ chứng tỏ bất kể quan niệm nào về một sự “tan chảy” dân chủ toàn cầu là sai. Như các bảng 1 và 2 làm cho rõ ràng, sự thay đổi thuần từ giữa các năm 2000 về cơ bản là zero. Thái Lan, Venezuela, và có lẽ Hungary chịu suy thoái dân chủ. Nhưng những lời xác nhận về suy thoái dân chủ toàn cầu thiếu căn cứ kinh nghiệm.

ẢO TƯỞNG VỀ TRƯỢT LÙI

Vì sao nhiều nhà quan sát cảm thấy có một sự suy thoái dân chủ khi bằng chứng về một sự suy thoái như vậy lại yếu đến thế? Phong cảnh chế độ toàn cầu nhìn bị đen tối ngày nay bởi vì các nhà quan sát đã nhìn các sự kiện của giai đoạn ban đầu sau Chiến tranh Lạnh qua mắt kính được tô hồng. Trong đầu các năm 1990, nhiều nhà quan sát đã tuột vào một não trạng lạc quan thái quá–thậm chí mục đích luận–trong đó mọi hình thức khủng hoảng hay bất ổn chế độ độc đoán đã bị trộn lẫn với dân chủ hóa.16

Sự lạc quan thái quá của đầu các năm 1990 một phần đã được định hình bởi những cuộc dân chủ hóa thành công lạ thường của giai đoạn đầu của “làn sóng thứ ba” (1974–89). Ở Nam Âu (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Chile, Uruguay), và Trung Âu (Bulgaria, Czechoslovakia, Hungary, Ba Lan), các khủng hoảng độc đoán đã nhất quán dẫn tới dân chủ hóa. Những sự mở cửa độc đoán ban đầu hầu như luôn luôn thoát khỏi sự kiểm soát của các elite chế độ và tiến triển thành những chuyển đổi toàn diện. Và khi các chế độ độc đoán sụp đổ, chúng đã hầu như luôn luôn được thay thế bằng các nền dân chủ.

Nhìn lại, là rõ, rằng các chuyển đổi làn sóng thứ ba sớm này đã khác rõ rệt với các chuyển đổi muộn hơn ở châu Phi và Liên Xô trước đây. Các chuyển đổi ở Nam Âu, Nam Mỹ, và Trung Âu đã xảy ra dưới các điều kiện thuận lợi cho dân chủ hóa thành công, kể cả các mức phát triển tương đối cao, các phong trào công dân và đối lập vững chãi, các nhà nước hoạt động, và các mối quan hệ rộng với phương Tây. Thế nhưng các nhà quan sát đã khái quát hóa từ các trường hợp này, rút ra chí ít hai bài học sai mà đã định hình mạnh mẽ cách mà họ đã diễn giải các chuyển đổi của các năm 1990.17

Thứ nhất, các nhà quan sát đã bắt đầu trộn lẫn sự sụp đổ độc đoán với dân chủ hóa. Sự sụp đổ của một chế độ độc tài có thể mang lại các kết cục khác nhau, từ dân chủ (Ba Lan sau 1989) đến sự thiết lập một chế độ độc đoán mới (Iran sau 1979) đến sự sụp đổ nhà nước và tình trạng hỗn loạn (Libya sau 2011). Về lịch sử, thực ra, hầu hết các sụp đổ độc đoán đã không gây ra dân chủ hóa.18 Như thế, dù sự sụp đổ của một chế độ độc tài tạo ra các cơ hội cho dân chủ hóa, nhưng không có cơ sở lý thuyết hay kinh nghiệm nào cho việc giả định một kết cục như vậy. Thế mà đó chính xác là cái nhiều nhà quan sát đã làm trong các năm 1990. Bất cứ ở đâu chế độ độc tài đổ và các nhóm đối lập lên nắm quyền, sự chuyển đổi đều được mô tả như dân chủ hóa và chế độ tiếp sau được dán nhãn “nền dân chủ mới.”

Thứ hai, mọi sự mở độc đoán đã được giả định để đánh dấu sự bắt đầu của một chuyển đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến dân chủ. Như thế ngay cả những sự mở hạn chế nhắm tới làm trệch áp lực quốc tế đã được kỳ vọng để thoát khỏi sự kiểm soát của các nhà chuyên quyền và bắt đầu một cuộc sống riêng của chúng, như đã xảy ra ở các nước như Brazil, Chile, Hungary, Ba Lan, và Tây Ban Nha. Những kỳ vọng như vậy đã bỏ qua sự thực rằng các nhà chuyên quyền có thể (và thường) tiến hành những cải cách “giả tạo” nhắm tháo ngòi các khủng hoảng ngắn hạn và rồi tiếp tục kiểm soát quân đội, cảnh sát, và các nguồn thu nhập chính để tái củng cố quyền lực một khi khủng hoảng qua đi.

Xu hướng trộn lẫn khủng hoảng độc đoán và chuyển đổi dân chủ được củng cố mạnh mẽ bởi cái chết của chủ nghĩa cộng sản. Sự sụp đổ của bức tường Berlin và của Liên Xô đã gây ra một cảm nhận phổ biến rằng dân chủ khai phóng đã là “trò chơi duy nhất trong phố.” Bởi vì tất cả mọi con đường đã dường như dẫn tới dân chủ, các nhà quan sát đã bắt đầu diễn giải mọi khủng hoảng chế độ như các chuyển đổi dân chủ chớm nở.

Não trạng lạc quan thái quá này đã dẫn các nhà quan sát đến mô tả đặc trưng nhầm nhiều khủng hoảng chế độ hậu Chiến tranh Lạnh. Mặc dù các năm 1990 đã được xem như một thập kỷ của dân chủ hóa chưa từng thấy, chúng được mô tả chính xác hơn như một giai đoạn của khủng hoảng độc đoán chưa từng thấy. Sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh đã đặt ra một thách thức khổng lồ cho các nhà chuyên quyền. Cả các nhà nước chư hầu Soviet lẫn các chế độ độc tài chống cộng được phương Tây hậu thuẫn đã mất sự ủng hộ bên ngoài. Các nền dân chủ Tây phương đã nổi lên như trung tâm chi phối sức mạnh quân sự và kinh tế, và Hoa Kỳ và EU đã bắt đầu thúc đẩy dân chủ ở mức độ chưa từng thấy. Đồng thời, các cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc đã khiến các nhà chuyên quyền bị tước mất các nguồn lực cần thiết để duy trì bản thân họ trên quyền lực. Các nhà nước trên thực tế đã phá sản khắp phần lớn châu Phi và Liên Xô trước đây, để lại các chính phủ không có khả năng trả lương cho binh lính, cảnh sát, và các công chức. Trong nhiều trường hợp (Albania, Benin, Cambodia, Georgia, Haiti, Liberia, Madagascar, Tajikistan, Zaire), nhà nước hoặc đã sụp đổ hay đã đến bên bờ sụp đổ.

Các điều kiện trong đầu các năm 1990 như thế chẳng khác gì một “cơn bão hoàn hảo” đối với các chế độ độc tài. Khắp châu Phi, Liên Xô trước đây, và ở nơi khác, những kẻ chuyên quyền đã đối mặt với các khủng hoảng nghiêm trọng, các nhà nước yếu hay suy sụp, và áp lực quốc tế mạnh cho các cuộc bầu cử đa đảng.

Thiếu các nguồn lực, các đồng minh bên ngoài, hay các định chế ép buộc đáng tin cậy, nhiều chế độ chuyên quyền này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Kết quả là “chủ nghĩa đa nguyên do mặc định”19 phổ biến, mà trong đó sự cạnh tranh–và thậm chí sự luân chuyển [chính phủ]–đã xảy ra bởi vì các chính phủ đã thiếu ngay cả phương tiện sơ đẳng để đàn áp các thách thức đối lập. Các nhà chuyên quyền đã mất quyền lực ở Albania, Belarus, Benin, Cộng hòa Trung Phi, Congo-Brazzaville, Georgia, Madagascar, Malawi, Mali, Moldova, Niger, Ukraine, và Zaire, không phải chúng đã đối mặt với các phong trào dân chủ vững chãi, mà bởi vì chúng đã phá sản, các nhà nước của chúng đã bị xáo trộn, và trong nhiều trường hợp chúng đã mất kiểm soát bộ máy cưỡng bức. Cũng thế, các chính phủ ở Cambodia, Cam- eroon, Gabon, Kyrgyzstan, Mozambique, Nga, và các nơi khác đã chịu đựng các cuộc bầu cử đa đảng cạnh tranh bởi vì họ đã thiếu ngay cả năng lực tối thiểu để cưỡng lại chúng.

Các thời điểm này của sự yếu độc đoán và bất ổn định đã bị đánh đồng một cách rộng rãi với dân chủ hóa. Như thế sự lên nắm quyền của những người không cộng sản ở Nga và các nhà nước hậu-Soviet, cũng như sự sụp đổ của những kẻ chuyên quyền ở Madagascar, Malawi, Niger, Zambia, và các nhà nước Phi châu khác, đã thường xuyên được mô tả như các chuyển đổi dân chủ. Tương tự việc tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng ở Angola, Cambodia, Cameroon, Gabon, Guinea-Bissau, Kenya, Mozambique, và Tanzania được nói là đánh dấu sự bắt đầu của chuyển đổi dân chủ, dẫu “bất toàn” hay “kéo dài” thế nào. Gần như tất cả các chế độ này đã được mô tả như “các nền dân chủ mới” hay, tối thiểu, như kiểu phụ bị hạ bớt nào đó của dân chủ (thí dụ, dân chủ bầu cử, không khai phóng, chưa được củng cố).20 Sự lạc quan này được chia sẻ bởi Freedom House, mà đã nâng cấp các chế độ chuyên quyền ở Gabon, Jordan, Kazakhstan, Uzbekistan, và thậm chí Turkmenistan toàn trị lên địa vị Tự do Một phần trong đầu các năm 1990.

Những đánh giá như vậy phần lớn đã sai lầm. Nhiều khủng hoảng độc đoán của đầu và giữa các năm 1990 đã không tạo thành phong trào đến dân chủ có ý nghĩa. Vô số các nền chuyên quyền đã sụp đổ bởi vì các nhà nước hoặc đã sụp đổ (thí dụ, Azerbaijan, Georgia, Sierra Leone, Tajikistan, Zaire) hay đã bị yếu đột ngột (thí dụ, Belarus, Madagascar, Malawi, Ukraine). Sự thất bại nhà nước gây ra bạo lực và sự bất ổn định; nó hầu như chẳng bao giờ mang lại dân chủ hóa. Nhiều “sự mở” chế độ khác, trên thực tế, đã là những lúc yếu lạ thường của những người đương chức, không phải do áp lực xã hội vì dân chủ mà đúng hơn do khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng, nhà nước yếu, hay tính dễ tổn thương bên ngoài gây ra. Thí dụ, chính trị Nga đã có tính cạnh tranh trong đầu các năm 1990 không phải bởi vì Boris Yeltsin đã chủ trì một chuyển đổi dân chủ mà bởi vì ông đã chủ trì một nhà nước lộn xộn, mà đã bỏ mặc ông không có khả năng kiểm soát các lực lượng an ninh của chính ông, bộ máy nhà nước, và các chính quyền vùng. Cũng thế, các cuộc bầu cử cạnh tranh 1993 của Cambodia  đã là một sản phẩm của sự sụp đổ thực tế của nhà nước sau sự rút lui của Việt Nam và Soviet. Sự phá sản và sự cô lập quốc tế đã buộc chính phủ Hun Sen nhường lại sự kiểm soát quá trình bầu cử cho Liên Hiệp Quốc. Tương tự, các nhà chuyên quyền ở Cameroon và Gabon, đối mặt với các khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng, các cuộc nổi loạn, và bóng ma của sự cô lập quốc tế, đã buộc phải tổ chức các cuộc bầu cử cạnh tranh không thông thường trong đầu các năm 1990.

Đối với các nhà quan sát mà đã xem các trường hợp về chủ nghĩa đa nguyên do mặc định này như các chuyển đổi dân chủ, thì những diễn tiến của các năm 2000 nhất định là thất vọng. Các điều kiện “cơn bão hoàn hảo” của giai đoạn ban đầu hậu Chiến tranh Lạnh cuối cùng đã qua đi. Thứ nhất, các nền kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển đã được cải thiện trong các năm 1990, và nhờ giá hàng hóa vút cao, nhiều trong số chúng đã phất lên trong các năm 2000. Do đó, các chính phủ mà một thập kỷ trước thiếu tiền để duy trì các mạng lưới bảo trợ hay thậm chí để trả lương cho binh lính và công chức bây giờ đầy nguồn lực–giúp khôi phục mức tối thiểu năng lực nhà nước.

Thứ hai, những kẻ chuyên quyền đã thích nghi với môi trường hậu Chiến tranh Lạnh. Các nhà cai trị mà không biết làm thế nào để sống sót trong bối cảnh của các cuộc bầu cử đa đảng gần như phải trả giá bằng quyền lực trong đầu các năm 1990 cuối cùng đã học được cách quản lý các cuộc bầu cử cạnh tranh, thâu nạp các đối thủ và media độc lập, kiểm soát khu vực tư nhân, và bỏ đói các nhóm dân sự và đối lập bằng chặn các nguồn lực mà không phải dùng đến loại đàn áp trần trụi hay sự gian lận mà đã có thể kích khủng hoảng tính chính đáng trong nước và sự cô lập quốc tế.21

Thứ ba, môi trường địa chính trị đã thay đổi. Ảnh hưởng lạ thường của Hoa Kỳ và EU, mà đã lên đỉnh điểm trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh, đã giảm đi trong các năm 2000. Đồng thời, ảnh hưởng nổi lên của Trung Quốc, Nga, và các cường quốc khu vực khác, cùng với giá dầu vút cao, đã tạo ra nhiều không gian hơn cho các nhà chuyên quyền ở châu Á, Liên Xô trước đây, và châu Phi.

Vào các năm 2000, sự phục hồi kinh tế, việc xây dựng nhà nước, và môi trường quốc tế dễ dãi hơn đã làm giảm mức yếu kém độc đoán và sự bất ổn định đã đặc trưng nhiều cho châu Phi, Liên Xô trước kia, và châu Á trong giai đoạn ban đầu hậu Chiến tranh Lạnh. Ít dễ bị tổn thương hơn với áp lực quốc tế và với thu nhập lớn hơn và các nhà nước hiệu quả hơn sẵn có để sử dụng, các chế độ chuyên quyền rất dễ bị tổn thương trong các năm 1990, trong nhiều trường hợp đã có khả năng củng cố quyền lực. Thí dụ, ở Cambodia, tài chính được cải thiện và áp lực quốc tế giảm đi đã cho phép chính phủ Hun Sen tái lập ưu thế độc đoán. Không có những ràng buộc tài khóa và bên ngoài cùng cực của đầu các năm 1990, Đảng Nhân dân Cambodia cai trị đã có khả năng đàn áp các đối thủ và gian lận các cuộc bầu cử với sự miễn trừ hình phạt lớn hơn. Cũng thế, các Tổng thống Paul Biya ở Cameroon và Omar Bongo ở Gabon đã tái củng cố quyền lực trong cuối các năm 1990 và đầu các năm 2000, đảo ngược các nhượng bộ trước kia–như các giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp–mà nhiều nhà quan sát đã diễn giải như “những sự mở” dân chủ. Các quá trình tương tự về sự tái củng cố độc đoán đã xảy ra ở Algeria, Angola, Burma, Congo-Brazzaville, Mozambique, và nơi khác.

Hình mẫu như nhau đã có thể thấy ở Liên Xô trước kia, nơi các chế độ đã yếu rõ rệt và bất ổn trong giai đoạn hậu cộng sản ban đầu đã được củng cố trong các năm 2000. Ở Nga, chẳng hạn, việc xây dựng lại nhà nước và giá dầu tăng vút đã cho phép chính phủ Putin kết nạp khu vực tư nhân và media, đàn áp những người đối lập, và thao túng các cuộc bầu cử đến mức không thể tưởng tượng nổi một thập niên trước.22 Ở Belarus, chính phủ Alyaksandr Lukashenka đã thiết lập sự kiểm soát rộng lớn trên nền kinh tế trong nửa sau của các năm 1990, mà đã cho phép ông ta bỏ đói các đối thủ của ông do bị cắt các nguồn lực. Các chế độ độc đoán cũng đã được củng cố ở Armenia, Azerbaijan, và Tajikistan.

Nói tóm lại, tài chính được cải thiện, sự xây dựng lại nhà nước, và, một mô trường quốc tế ít thù nghịch hơn đã cho phép nhiều chế độ độc đoán, mà đã yếu và bất ổn trong giai đoạn ban đầu hậu Chiến tranh Lạnh, để ổn định hóa và thậm chí củng cố trong cuối các năm 1990 và đầu các năm 2000. Không ngạc nhiên, các nước như Azerbaijan, Belarus, Cambodia, Cộng hòa Trung Phi, Congo-Brazzaville, Gabon, Guinea-Bissau, Jordan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan, mà tất cả đã được Freedom House nâng cấp một cách lạc quan lên địa vị Tự do Một phần trong đầu các năm 1990, đã bị xuống cấp thành Không tự do.

Các chuyển đổi này từ chủ nghĩa độc đoán yếu hay bất ổn sang sự cai trị độc đoán ổn định hơn thường đã được xem như các trường hợp thất bại dân chủ và được coi như bằng chứng của một sự suy thoái dân chủ. Những mô tả đặc trưng như vậy làm lạc lối. Nhiều trong số các chế độ này đã chẳng bao giờ dân chủ chút nào, và trong một số (thí dụ, Azerbaijan, Cambodia, Jordan, Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan), dân chủ đã chẳng bao giờ ở ngay cả trên chương trình nghị sự một cách nghiêm túc. Hệt như khủng hoảng độc đoán không được đánh đồng với chuyển đổi dân chủ, sự (tái) củng cố độc đoán không được đánh đồng với sự thụt lùi dân chủ.

Trong những trường hợp khác, sự bất ổn định chế độ–thường có gốc rễ trong sự thất bại nhà nước–đã tạo ra “các thời khắc” dân chủ ngắn mà trong đó áp lực quốc tế mạnh hay sự yếu kém tột độ của tất cả các diễn viên chính trị chính đã cho phép các cuộc bầu cử cạnh tranh và sự luân phiên (thí dụ, Bangladesh 1991; Haiti 1991; Congo-Brazzaville 1992; Belarus 1994; Niger 1999; Guinea-Bissau 2000; Madagascar 2002; Burundi 2005). Mặc dù các trường hợp này đã có thể là “dân chủ” một cách tối thiểu trong ngày bầu cử, chúng đã không còn thế sau khi chính phủ mới nhậm chức–và như thế đã không thể được mô tả như các chế độ dân chủ. Thực ra, sự luân phiên đã xảy ra dưới các điều kiện thiên vị một cách áp đảo các kết cục phi dân chủ: các định chế dân chủ đã tồn tại chỉ trên giấy (trong nhiều trường hợp, chúng đã chẳng bao giờ được kiểm thử); nhà nước đã yếu hay đang sụp đổ, dẫn đến chủ nghĩa gia sản mới tràn lan và sự thiếu pháp trị; các khu vực tư nhân đã yếu và phụ thuộc nhà nước; xã hội dân sự và các đảng đối lập đã yếu và không được tổ chức. Sự kết hợp của các nhà nước tân gia sản chủ nghĩa và các xã hội bị bần cùng đã cho những người đương chức các lợi thế nguồn lực bao la từ ngày đầu, và do thiếu các định chế dân chủ hoạt động, xã hội dân sự, hay một đối lập được tổ chức, các ràng buộc lên sự lạm dụng độc đoán đã là tối thiểu. Dưới những điều kiện như vậy, các chính phủ mới hầu như không thể tránh khỏi lạm dụng quyền lực, kích hoặc sự bất ổn chế độ hay một vòng khác của chủ nghĩa độc đoán.

“Thời khắc dân chủ” như thế đã tỏ ra chóng tàn, nếu không phải viển vông, trong mỗi trường hợp được liệt kê ở trên. Thí dụ, Congo-Brazzaville đã trải qua sự luân phiên bầu cử trong 1992, nhưng tổng thống mới Pascal Lissouba ngay lập tức đã giải tán quốc hội và tổ chức các cuộc bầu cử thiếu sót mà đã kích đối lập tẩy chay và cuối cùng sa thành nội chiến và chế độ độc tài. Tương tự, các cuộc bầu cử cạnh tranh của Burundi trong năm 2005 đã dẫn Freedom House đến dán nhãn “nền dân chủ bầu cử” cho nó, nhưng Tổng thống Domitien Ndayizeye lập tức bắt giam các lãnh tụ đối lập và các nhà báo, và các cuộc bầu cử tiếp sau đã bị xây xát bởi sự gian lận và đàn áp. Ở Guinea-Bissau, việc lật đổ João Bernardo Vieira năm 1999 đã dẫn đến các cuộc bầu cử do quốc tế đỡ đầu và lãnh tụ đối lập Kumba Yala đã thắng (khiến Freedom House dán nhãn một nền dân chủ bầu cử cho nước này). Nhưng Yala đã là một kẻ độc đoán như người tiền nhiệm, đóng cửa báo chí và bắt giam các lãnh tụ đối lập và chánh án Tòa án Tối cao trước việc lật đổ ông trong một cuộc đảo chính 2003.

Các tổng thống mới được bầu cũng lập tức lạm dụng quyền lực ở Bangladesh, Belarus, Cộng hòa Trung Phi, Haiti, Madagascar, Niger, và nơi khác. Các chế độ này đã chẳng bao giờ là các nền dân chủ theo bất cứ nghĩa nào, trong bất kể giai đoạn có ý nghĩa nào. Đi dán nhãn cho chúng như các trường hợp “sụp đổ dân chủ” sau đó, vì thế, là hoàn toàn lầm lẫn. Và thế mà hầu hết các sự sụp đổ được trích dẫn bởi những người ủng hộ luận điểm suy thoái dân chủ chính xác là thuộc loại này –xem danh sách về 25 sự đổ vỡ sau 2000 của Larry Diamond.

table-trang-103

Gần hai phần ba của các sự đổ vỡ này đã là của các chế độ mà (giỏi nhất) đã không hơn “các thời khắc dân chủ” phù du. Nếu chúng ta giới hạn phân tích cho các chế độ dân chủ thực sự–được định nghĩa, thí dụ, như các chế độ mà trong đó ít nhất một chính phủ được bầu một cách dân chủ tổ chức các cuộc bầu cử tự do và nhường quyền một cách hòa bình cho một chính phủ kế nhiệm được bầu–16 trong 25 “đổ vỡ dân chủ” của Diamond biến mất. Trong số chín trường hợp đổ vỡ còn lại,23 chỉ năm vẫn đã có chế độ độc đoán trong 2014, và một trong số đó đã là một vi quốc gia.

KHÔNG DÂN CHỦ HÓA TRONG CÁC NĂM 2000

Chủ nghĩa bi quan đương thời về số phận của dân chủ toàn cầu cũng đã có gốc rễ trong chủ nghĩa duy ý chí thái quá. Nhiều trong những người cho rằng dân chủ thoái lui đã chú tâm ít đến sự trượt lùi dân chủ hơn đến sự thiếu tiến bộ dân chủ. Thực tế, sự không dân chủ hóa ở Trung Quốc, Trung Đông, hay Trung Á đã được xem như sự thụt lùi. Thí dụ, báo cáo 2009 của Puddington trong Journal of Democracy đã cho rằng “có lẽ diễn tiến gây thất vọng nhất” ở châu Á trong 2008 đã là “sự thất bại của Trung Quốc để ban hành những cải cách dân chủ quan trọng … trong năm nó làm chủ nhà của Thế vận Hội.”24 Năm sau, ông đã dẫn thất bại của chính phủ Kazakh để tiến hành cải cách chính trị như bằng chứng của một “xoắn ốc đi xuống” ở Trung Á và đã chỉ ra sự thiếu tự do hóa chính trị ở Cuba như bằng chứng của “sự xói mòn tiếp tục của quyền tự do toàn thế giới.”25 Báo cáo gần đây nhất của Puddington trên Journal of Democracy công khai dẫn những kỳ vọng không được thỏa mãn–ngược với sự thụt lùi thực sự–như một nguồn của sự ảm đạm dân chủ, viết rằng dù các nhà quan sát đã “tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ khá nhanh tiến hóa tới một hệ thống khai phóng hơn và có lẽ dân chủ,” thay vào đó chính phủ đã đề ra các chiến lược mới “được thiết kế để duy trì sự cai trị độc đảng cứng nhắc.”26

Sự thất bại của các chế độ độc đoán ở Trung Quốc, Trung Đông, hay Trung Á để dân chủ hóa phải không được coi như bằng chứng về sự rút lui dân chủ (làm thế sẽ giống như lấy một cốc đầy một nửa và tuyên bố nó không phải nửa trống mà đang đổ ra). Nó chẳng làm chúng ta ngạc nhiên. Vào giữa các năm 2000, gần như mọi nước với những điều kiện thuận lợi tối thiểu cho dân chủ đã dân chủ hóa rồi. Với một nhúm ngoại lệ (thí dụ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và bây giờ Venezuela), quả ở thấp đã được hái rồi. Ngày nay, hầu hết các chế độ phi dân chủ của thế giới tồn tại ở các nước mà lý thuyết hiện tồn gợi ý là không chắc sẽ dân chủ hóa.27

Theo nhiều nghiên cứu quan trọng, dân chủ hóa ổn định là không chắc trong các nước rất nghèo với các nhà nước yếu (thí dụ, phần lớn của châu Phi hạ-Sahara), các nền quân chủ triều đại với dầu và sự ủng hộ phương Tây (thí dụ, các nước vùng Vịnh Persia), và các chế độ độc đảng với các nhà nước mạnh và tỷ lệ tăng trưởng cao (Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore). Nghiên cứu riêng của chúng tôi gợi ý rằng dân chủ hóa ít chắc xảy ra trong các nước với mối liên kết rất thấp đến phương Tây (thí dụ, Trung Á, phần lớn châu Phi) và trong các chế độ được sinh ra từ cách mạng bạo lực (Trung Quốc, Ethiopia, Eritrea, Việt Nam, Cuba, Iran, Lào, Bắc Triều Tiên). Nếu chúng ta nghiêm túc rút ra những bài học được tạo ra bởi nhiều thập kỷ nghiên cứu, tương đối ít nước hiện nay có thể được xem là các nền dân chủ kém cỏi thật. Trong khi sự đình trệ về tổng số các nền dân chủ trên thế giới có thể gây khó chịu về mặt chuẩn tắc, nó hoàn toàn phù hợp với lý thuyết hiện tồn.

Thế thì vì sao sự thiếu mở rộng dân chủ kể từ giữa các năm 2000 lại đã kích nhiều sự bi quan và ảm đạm đến vậy? Một lý do là các kỳ vọng không có cơ sở do sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản gây ra. Sau các sự kiện phi thường của 1989-91, nhiều nhà quan sát đơn giản đã giả định rằng làn sóng tiến bộ dân chủ của các năm 1980 và 1990 sẽ tiếp tục.

Một lý do khác cho sự thất vọng hiện thời là chủ nghĩa duy ý chí thái quá. Những sự dân chủ hóa làn sóng thứ ba ban đầu đã giáng một đòn mạnh lên các lý thuyết cấu trúc luận cổ điển mà đã chiếm ưu thế trong các năm 1960 và 1970. Các lý thuyết này đã nhấn mạnh những trở ngại xã hội, kinh tế, và văn hóa đối với dân chủ hóa trong thế giới đang phát triển và cộng sản. Dân chủ hóa ở các nước giống Bolivia, El Salvador, Ghana, và Mongolia đã làm rõ, rằng dân chủ hóa đã có thể ở bất cứ đâu. Thế nhưng sự nghi ngờ lành mạnh này đối với phân tích cấu trúc luận thái quá đã biến thành chủ nghĩa duy ý chí được phóng đại. Bằng chứng rằng các nhân tố cấu trúc như sự giàu có, sự bất bình đẳng thấp, hay một xã hội dân sự vững chãi không phải là cần thiết cho dân chủ hóa đã dẫn nhiều nhà quan sát đến kết luận rằng chúng là không quan trọng về mặt nhân quả. Nói cách khác, bài học quan trọng rằng dân chủ hóa có thể xảy ra ở bất cứ đâu đã được một số nhà quan sát hiểu rằng nó phải xảy ra ở mọi nơi.

Đơn giản không có cơ sở lý thuyết hay kinh nghiệm nào cho những kỳ vọng như vậy. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các nhân tố cấu trúc như mức phát triển, sự bất bình đẳng, thành tích kinh tế, sự giàu có tài nguyên thiên nhiên, năng lực nhà nước, sức mạnh của xã hội dân sự, và các mối quan hệ với phương Tây tiếp tục có tác động mạnh mẽ đến khả năng đạt được và duy trì dân chủ. Không phải là sự trùng khớp ngẫu nhiên rằng hầu hết các chế độ phi dân chủ còn lại của thế giới tụ thành cụm ở Trung Đông, châu Phi hạ-Sahar, và Liên Xô trước đây. Nhiều nước trong các vùng này được mô tả đặc trưng bằng nhiều nhân tố mà các học giả đã gắn với chủ nghĩa độc đoán. Ta có thể hy vọng (và làm việc) cho dân chủ hóa ở các nước giống Cambodia, Ethiopia, Kazakhstan, Libya, hay Iraq, nhưng những kỳ vọng rằng dân chủ hóa sẽ xảy ra trong các trường hợp như vậy thiếu cơ sở lý tuyết hay kinh nghiệm. Và sự tan vỡ của những kỳ vọng vô căn cứ không được lẫn lộn với suy thoái dân chủ.

SỨC BẬT ĐÁNG NGẠC NHIÊN CỦA DÂN CHỦ

Sự thất vọng về thiếu dân chủ hóa ở các nước nơi dân chủ không chắc nổi lên không được làm mờ các thành tựu dân chủ phi thường của một phần tư thế kỷ qua. Khi tạp chí Journal of Democracy được khai trương trong năm 1990, đã có 38 nước đang phát triển và hậu cộng sản được Freedom House phân loại như Tự do. Trong năm 2014, số đó là 60.

Cũng ấn tượng như bề rộng của làn sóng thứ ba đã là tính vững chãi của nó. Vào lúc số khai trương của Journal of Democracy, các chế độ dân chủ mới ở Mỹ Latin và Trung Âu đã được xem một cách rộng rãi như bấp bênh. Các học giả về dân chủ hóa đã nghi ngời rằng nhiều trong số đó sẽ kéo dài. Trong cuốn sách kinh điển của họ về chuyển đổi từ sự cai trị độc đoán, thí dụ, Guillermo O’Donnell và Philippe Schmitter đã mô tả đặc trưng các trường hợp Mỹ Latin như “các nền dân chủ không chắc chắn.”28 Cũng thế, ít học giả đã kỳ vọng rằng các chuyển đổi 1989 ở Trung Âu sẽ tạo ra các chế độ dân chủ ổn định hầu như đồng đều. Thế mà với vài ngoại lệ ngắn (thí dụ, Peru, 1992–2000), các nền dân chủ mà đã nổi lên ở Nam Mỹ và Trung Âu bây giờ đã sống sót một phần tư thế kỷ hoặc hơn. Vả lại, chúng đã sống sót bất chấp những khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và các cuộc cải cách kinh tế cấp tiến mà nhiều học giả đã tin rằng không tương hợp với dân chủ. Giữa 1990 và 2000, nhiều nước quan trọng khác đã dân chủ hóa, kể cả Croatia, Ghana, Indonesia, Mexico, Serbia, Slovakia, Nam Phi, và Đài Loan. Mặc dù một số các nền dân chủ mới này đã được đánh dấu bởi những sự chia tách chủng tộc hay sắc tộc sâu sắc, chúng cũng đã tỏ ra vững chãi một cách đáng ngạc nhiên.

Những hình mẫu này đã không thay đổi về căn bản sau năm 2000. Những sự đổ vỡ dân chủ vẫn đã hiếm, thường ngắn, và nhìn chung không có tính đại diện của các xu hướng rộng hơn. Mặc dù dân chủ đã rút lui ở Sri Lanka, Thái Lan, và Venezuela, nó đã sống sót trong một dải các nước có thu nhập trung bình quan trọng, kể cả Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Croatia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Ba Lan, Serbia, Nam Phi, Hàn Quốc, và Đài Loan. Dân chủ cũng đã sống sót ở nhiều nước với các điều kiện rõ ràng không thuận lợi, bao gồm Benin, Cộng hòa Trung Phi, El Salvador, Ghana, Guyana, Mongolia, và Romania. Đấy là các nước với ít hay không có truyền thống dân chủ, nhà nước yếu, các mức nghèo và bất bình đẳng cao, và trong vài trường hợp xã hội bị chia rẽ sâu sắc. Thế mà các nền dân chủ của họ đã kéo dài, và vài trong số đó bây giờ đã hơn hai mươi tuổi.

Trong nhiều nước quan trọng, dân chủ đã không chỉ sống sót mà đã mạnh lên trong các năm 2000. Ở Brazil, mà đã chịu các vấn đề quản trị nghiêm trọng trong các năm 1980 và đầu các năm 1990, tính ổn định và chất lượng dân chủ đã được cải thiện rõ rệt trong các năm 2000; ở Ấn Độ, các tỷ lệ tham gia đang mở rộng, đặc biệt giữa những người nghèo hơn và các công dân thuộc caste thấp hơn, đã tạo ra một nền dân chủ ngày càng dung nạp; ở Chile, cải cách hiến pháp 2005 đã loại bỏ các vùng biệt lập độc đoán còn lại và đã thiết lập sự kiểm soát dân sự đầy đủ đối với quân đội; ở Croatia, Ghana, Mexico, và Đài Loan, các đảng độc đoán cai trị trước kia đã quay lại nắm quyền và đã cai trị một cách dân chủ–một bước cốt yếu tới sự củng cố. Và tại Colombia và Ba Lan, các định chế dân chủ đã kiểm soát hữu hiệu các tham vọng của các tổng thống có thiên hướng độc đoán (Alvaro Uribe ở Colombia, Lech Kaczyñski ở Ba Lan). Đấy đã là những thành công dân chủ lớn, nhiều trong số đó đã xảy ra ở các nước lớn và có ảnh hưởng. Thế mà chúng đã nhận được ít sự chú ý hơn sự trượt lùi dân chủ ở Thái Lan và Venezuela và sự không dân chủ hóa ở Trung Quốc rất nhiều.

Những thành công này gợi ý một cách thay thế về xem xét các sự kiện của các năm 2000. Trong thập kỷ qua, nhiều diễn tiến toàn cầu đã đặt ra một sự đe dọa nghiêm trọng cho các nền dân chủ mới. Chúng đã bao gồm khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng sau-2008 ở các nền dân chủ Tây phương, sự giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ và EU, sức mạnh và sự tự tin tăng lên của Trung Quốc và Nga, và giá dầu vút lên. Thế mà số các sự sụp đổ dân chủ thật sự đã thấp một cách ấn tượng.

Thế thì có lẽ câu chuyện thực của thập niên vừa qua không phải là “sự tan chảy” dân chủ mà đúng hơn là sức bền dân chủ đối mặt với một phong cảnh địa chính trị đen tối đi. Sức bền này đáng được nghiên cứu thêm. Việc hiểu các nguồn của nó có thể giúp các nhà chủ trương dân chủ chuẩn bị cho ngày khi con sói của sự hồi sinh độc đoán, thực sự, đến.

STEVEN LEVITSKY VÀ LUCAN WAY

 

CHÚ THÍCH

1. Xem Larry Diamond, “The Democratic Rollback: The Resurgence of the Predatory State,” Foreign Affairs 87 (March–April 2008): 36–48; Dia- mond, “Democracy’s Deepening Recession,” Atlantic.com, 2 May 2014; Arch Puddington, “The 2008 Freedom House Survey: A Third Year of Decline,” Journal of Democracy 20 (April 2009): 93–107; Puddington, “The Freedom House Survey for 2009: The Erosion Accelerates,” Journal of Democracy 21 (April 2010): 136–50; Joshua Kurlantzick, “The Great Democracy Meltdown,” New Republic, 9 May 2011, 12–15, available at tnr.com.
2. Diamond, “Democratic Rollback,” 36.
3. Kurlantzick, “Great Democracy Meltdown.”
4. Xem Robert Battison, “The ‘Democratic Recession’ Has Turned into a Modern Zeitgeist of Democratic Reform,” OpenDemocracy 21 (Decem- ber 2011).
5. Arch Puddington, “The 2006 Freedom House Survey: The Pushback Against Democracy,” Journal of Democracy 18 (April 2007): 125–37.
6. Puddington, “Third Year of Decline.”
7. Puddington, “Erosion Accelerates.”
8. Arch Puddington, “The Freedom House Survey for 2011: Democracy Under Duress,” Journal of Democracy 22 (April 2011): 17–31.
9. Arch Puddington, “The Freedom House Survey for 2012: Breakthroughs in the Balance,” Journal of Democracy 24 (April 2013): 49; Arch Pudding- ton, “The Freedom House Survey for 2013: The Democratic Leadership Gap,” Journal of Democracy 25 (April 2014): 90.
10. Jay Ulfelder đưa ra một lý lẽ tương tự. Xem Ulfelder, “The Democratic Recession That *Still* Isn’t,” http://dartthrowingchimp.wordpress.com /2014/01/23/the-democratic- recession-that-still-isnt.
11. Về dữ liệu Freedom House, xem freedomhouse.org; dữ liệu Polity: systemic peace.org/polity/polity4.htm; dữ liệu Economic Intelligence Unit: www.eiu.com/public/topical_report.aspx?campaignid=Democracy0814; dữ liệu  Bertelsmann: www.bti-project.org/index/. Tất cả điểm số cho các năm thực hơn là năm báo cáo.
12. Chỉ số Varieties of Democracy, mà không được giới thiệu ở đây, cũng không thấy sự suy thoái nào. Xem Staffan I. Lindberg et al., “V-Dem: A New Way to Measure Democracy,” Journal of Democracy 25 (July 2014): 162–63.
13. Chúng tôi loại ra các vi quốc gia như Fiji (mà Freedom House đã phân loại như Tự do cho một năm 1999 nhưng có thể cho rằng nó đã chưa bao giờ thiết lập một chế độ dân chủ) và Solomon Islands. Hai nước khác–Argentina và Guyana–trong thời gian ngắn đã ra khỏi loại Tự do của Freedom House trong các năm 2000 nhưng đã quay lại trong vòng một năm.
14. Tương tự, Ukraine (được phân loại như Tự do Một phần trong cuối các năm 1990 nhưng đã dân chủ hóa trong giữa các năm 2000) đã trượt vào chủ nghĩa độc đoán cạnh tranh trong 2010, nhưng chế độ sụp đổ trong năm 2014.
15. Freedom House đã chuyển Mexico quay lại hạng Tự do Một phần trong năm 2011 do bạo lực ma túy. Tuy vậy, có sự đồng thuận học giả rộng rãi rằng Mexico vẫn duy trì một chế độ dân chủ. Senegal cũng đã trượt vào hạng Tự do Một phần trong giữa các năm 2000 nhưng đã lấy lại được địa vị Tự do trong năm 2013.
16. Về một phê phán tương tự, xem Thomas Carothers, “The End of the Transi- tion Paradigm,” Journal of Democracy 13 (January 2002): 5–21; cả Marc Howard and Meir R. Walters, “Mass Mobilization and the Democracy Bias: A Comparison of Egypt và Ukraine,” Georgetown University (unpubl. ms.).
17. Xem Carothers, “End of the Transition Paradigm.”
18. Xem Milan Svolik, The Politics of Authoritarian Rule (New York: Cambridge University Press, 2012).
19. Lucan Way, “Pluralism by Default: Weak Autocrats and the Rise of Competitive Politics,” University of Toronto (unpubl. ms.).
20. Xem David Collier and Steven Levitsky, “Democracy with Adjectives: Conceptual Innovation in Comparative Research,” World Politics 49 (April 1997): 430–51.
21. Michael Bratton and Daniel Posner, “A First Look at Second Elections in Africa, with Illustrations from Zambia,” in Richard A. Joseph, ed., State, Conflict, và Democracy in Africa (Boulder, CO: Lynne Rienner, 1999), 387; Lucan Way, “Deer in Headlights: Incompetence and Weak Authoritarianism After the Cold War,” Slavic Review 71 (Fall 2012): 619–46.
22. Xem Mikhail Myagkov, Peter C. Ordeshook, and Dimitri Shakin, The Forensics of Election Fraud: Russia and Ukraine (New York: Cambridge University Press, 2009).
23. Đấy là Venezuela và Thái Lan trong 2005, Solomon Islands, Honduras, Philippines, Sri Lanka, Nicaragua, Ukraine, và Mali.
24. Puddington, “Third Year of Decline,” 103.
25. Puddington, “Erosion Accelerates,” 137, 141.
26. Puddington, “Democratic Leadership Gap,” 90–91.
27. Marc F. Plattner, “The End of the Transitions Era?” Journal of Democracy 25 (July 2014): 5–16.
28. Guillermo O’Donnell and Philippe C. Schmitter, Transitions from Authoritarian Rule: Tentative Conclusions About Uncertain Democracies (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1986).

Comments are closed.