Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Điểm sách / Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao)
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Cảnh sát Tư tưởng CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Điểm sách, Nền tảng chính trị

Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao)

Bấm vào đây để tải sách về.

 

Jamie Bartlett là một nhà báo Anh trẻ rất giỏi. Anh sành công nghệ và là giám đốc Trung tâm Phân tích Truyền thông Xã hội của think tank Demos, blogger công nghệ cho tạp chí The Spectator, làm phim thời sự về những bí mật của Thung lũng Silicon cho BBC và tác giả của bốn cuốn sách về chính trị liên quan đến các mạng ngầm, các phong trào dân tuý, chủ nghĩa cực đoan tận dụng internet ra sao và internet ảnh hưởng đến dân chủ thế nào.

Khi nói đến công nghệ trong cuốn sách này tác giả chỉ giới hạn ở các công nghệ số gắn với Silicon Valley – các platform (nền tảng, diễn đàn) truyền thông xã hội (social media), dữ liệu lớn (big data), công nghệ di động và trí tuệ nhân tạo (AI), chứ không nói đến công nghệ nói chung. Hiểu như vậy thì cuốn sách này chỉ đề cập đến cái lõi công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 (không bàn đến vật liệu mới, công nghệ sinh học và nông nghiệp).

Đừng quên rằng những công nghệ này có đóng góp to lớn cho dân chủ, cho sự phát triển của loài người, nhưng cũng có thể gây ra (và đã gây ra) nhiều thách thức cho dân chủ. Cuốn sách này đi phân tích sâu những thách thức đó.

Xét về góc độ ảnh hưởng của nó đến chính trị và dân chủ, công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, các platform truyền thông xã hội, dữ liệu lớn và công nghệ di động) được bàn trong cuốn sách này có sự phát triển rất nhanh, gây ra quá tải thông tin gây khó khăn cho con người trong xử lý (mà việc xử lý thông tin của con người trong chính trị thường chậm).

Tư duy của con người có thể phân ra hai loại khác biệt: tư duy nhanh và chậm (xem cuốn sách cùng tên của Daniel Kahneman, và do phát hiện này ông đã được Nobel kinh tế 2002). Tư duy nhanh, theo bản năng và xúc cảm được gọi là tư duy “hệ thống một”. Còn, tư duy ‘hệ thống hai’ là chậm, mang tính thảo luận và có logic hơn. Tư duy trong chính trị là tư duy hệ thống hai. Còn tư duy hợp với công nghệ số lại là tư duy hệ thống một, nhanh và xúc cảm. Từ sự xung đột này có thể thấy công nghệ số có thể tạo ra nhiều thách thức cho chính trị và dân chủ.

Kỹ thuật quảng cáo và marketing trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo có thể tinh vi đến mức khiến người ta nghiện và sự nghiện internet, nghiện mạng xã hội cũng một phần do đó mà ra. Quảng cáo là để bán hàng hoá và dịch vụ, nhưng cũng có thể được sử dụng để quảng cáo cho một ý rưởng, một ứng viên, một đảng trong một cuộc đua bầu cử chẳng hạn. Trong những cuộc đua sít sao, khi chỉ một số ít phiếu của những người còn lưỡng lự có thể lật cán cân thắng thua, thì việc thuyết phục (hoặc tồi tệ hơn là thao túng tinh vi) bằng những kỹ thuật quảng cáo như vậy có thể có ảnh hưởng hết sức quan trọng. Và việc này có thể có những hệ luỵ ghê gớm đến chính trị và dân chủ.

Tại Việt Nam người ta nói quá nhiều về “cách mạng công nghiệp 4.0” mà nhiều người, nhất là các chính trị gia chưa hiểu nó là gì, nó ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của thế giới, của Việt Nam và sử dụng cụm từ này như một mốt thời thượng. Chúng ta cũng thường chỉ chú ý đến những mặt tốt của công nghệ mà ít khi xem xét kỹ những ảnh hưởng không đáng mong muốn của nó trừ ảnh hưởng thường bị thổi phồng của nó đến sự đánh mất công ăn việc làm. Hệ luỵ văn hoá, chính trị của chúng thường không được xem xét thấu đáo. Cuốn sách này của Jamie Bartlett có thể giúp chúng ta bổ khuyết những sự sao nhãng đó. Nó có thể giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng thế nào đến dân chủ, đến chính trị thế giới và giúp chúng ta hiểu về những biến động đầy kịch tính trong chính trị thế giới trong những năm vừa qua (từ sự suy thoái dân chủ, sự lên của các phong trào dân tuý và sự trỗi dậy của các chế độ độc đoán,…).

Tuy cuốn sách chỉ nói đến các nền dân chủ đại diện khai phóng (liberal representative democracies) ở các nước phương Tây đã phát triển, nhưng nếu suy nghĩ kỹ, nó có thể đưa ra những gợi ý giúp bạn đọc có thể hiểu về tình hình và những diễn biến cả ở các chế độ phi dân chủ nữa.

Đây là một cuốn sách về chính trị, không phải về công nghệ nhưng cũng có thể giúp các bạn đọc Việt Nam có sự mường tượng về cách mạng công nghiệp 4.0 (hoặc chính xác hơn phần cốt yếu của cách mạng công nghiệp 4.0) ảnh hưởng đến chính trị thế nào.

Nội dung chính của cuốn sách là những công nghệ này làm xói mòn sáu trụ cột chính của dân chủ đại diện khai phóng như thế nào và trong lời bạt tác giả đưa ra 20 ý tưởng để đối phó với những sự làm xói mòn này của công nghệ (củng cố sáu trụ cột đó) nhằm cứu dân chủ.

Sáu trụ cột của dân chủ mà tác giả nhắc đến là:

  • Các công dân năng động, tỉnh táo, có đầu óc độc lập, có khả năng đưa ra những phán xét đạo đức quan trọng.
  • Một văn hoá dân chủ dựa trên một thực tế được đồng ý chung, một bản sắc được chia sẻ và một tinh thần thoả hiệp.
  • Các cuộc bầu cử tự do, công bằng và đáng tin cậy.
  • Sự bình đẳng của những người liên quan (stakeholder equality) với các mức bình đẳng có thể quản lý, kể cả một tầng lớp trung lưu đáng kể.
  • Nền kinh tế cạnh tranh và quyền tự do dân sự với một xã hội dân sự độc lập.
  • Sự tin cậy vào uy quyền, tức là có một quyền lực tối cao có thể thực thi ý chí của nhân dân, nhưng vẫn đáng tin cậy và có trách nhiệm giải trình với nhân dân.

 

Chắc chắn nhiều ý kiến của tác giả có thể gây tranh cãi và chúng ta nên xem xét những ý kiến đó với tư duy phê phán.

Tôi nghĩ cuốn sách này có ích cho các nhà nghiên cứu chính trị và các chính khách, các quan chức nhà nước những người có thể muốn cải tổ hệ thống chính trị hoặc (đáng tiếc) muốn duy trì hệ thống độc đoán vì nó cũng bổ ích cho cả họ nữa. Nó có thể cũng rất bổ ích cho những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền mong muốn xây dựng hệ thống chính trị thực sự dân chủ và nó cũng buộc họ phải suy nghĩ kỹ dân chủ thực sự là thế nào vì dân chủ luôn thay đổi nếu không muốn bị tiêu vong. Cuốn sách này chắc chắn cũng hữu ích cho các sinh viên, thanh niên, các nhà báo và tất cả những ai quan tâm đến chính trị thế giới, đến sự phát triển của đất nước nói chung. Nó có thể rất lý thú với hàng chục triệu người sử dụng internet và mạng xã hội ở Việt Nam: nó khá quen thuộc với những người sử dụng internet (kể cả thuật ngữ và những tiếng lóng) và có thể giúp họ hiểu về ứng xử của chính họ trên mạng, giúp chúng ta hiểu vì sao trên mạng lại có nhiều sự tranh cãi, sự chia rẽ, thậm chí sự thoá mạ đến vậy và giúp chúng ta tìm cách ứng xử văn minh hơn trên mạng.

Cuốn sách vừa được xuất bản vài tháng trước và có thể giúp chúng ta hiểu thêm diễn biến thời sự rất gần đây, từ sự thắng cử của Trump ở Mỹ, kết quả của Brexit ở Anh, đến sự phá sản của Cambridge Analytica công ty có ảnh hưởng đến hai sự kiện trên, thậm chí về kết quả bầu cử ở Italia tháng Ba vừa rồi đã dẫn đến chính phủ liên minh dân tuý và cực hữu của Phong trào Năm Sao và Liên đoàn phương Bắc vừa được thành lập đầu tháng Sáu này và có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của EU, và như thế có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.

Do nội dung của cuốn sách, theo tôi, là tương đối lạ với bạn đọc Việt Nam, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn, tiếng lóng và ngôn ngữ báo chí phương Tây có thể chưa quen với bạn đọc Việt Nam, nên bản dịch chắc chắn còn nhiều thiếu sót và rất mong được sự góp ý của các bạn để làm cho bản dịch được sáng sủa hơn, sát nghĩa hơn. Và điều quan trọng nhất là, hy vọng cuốn sách đang là cuốn bán chạy nhất này, có thể giúp chúng ta hiểu thêm về internet, công nghệ số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng thế nào đến chính trị, đến dân chủ và giúp mỗi chúng ta tận dụng tối đa những tính ưu việt của chúng và tìm mọi cách (thí dụ được gợi ý bởi 20 ý tưởng của tác giả) để khắc phục những thách thức do chúng gây ra trong cuộc sống hàng ngày để góp phần xây dựng dân chủ và phát triển đất nước.

Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách này với các bạn trẻ (và cả những người có tuổi biết sử dụng internet) bởi vì những công nghệ được nêu ở đây đã, đang và sẽ ngày càng ảnh hưởng đến mọi hoạt động của chúng ta, kể cả những hoạt động vụn vặt nhất tưởng chừng chẳng liên quan gì đến chính trị. Mỗi từ chúng ta dùng trên mạng, mỗi hành động của chúng ta trên mạng, như bấm like, như share một post,… đều là các hành động chính trị và có thể ảnh hưởng đến chính chúng ta và con cháu chúng ta vì thế hãy cẩn trọng với mỗi từ và mỗi hành động.

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*