Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Tình hình thế giới / TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Tình hình thế giới

TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8

Cộng hoà Philippines và Hợp chủng Quốc Mỹ đã tổ chức Đối thoại song Phương lần thứ Tám từ 15 đến 16 tháng Bảy 2019 tại Manila, Philippines. Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính sách Enrique Manalo và Thứ trưởng Quốc Phòng Cesar Yano đồng-dẫn đầu đoàn đại biểu Philippine.  Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao về Công việc Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell và Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng về Công việc An ninh Ấn độ-Thái Bình Dương Randall Schriver cùng-dẫn đầu đoàn đại biểu Hoa Kỳ.

Đối thoại Chiến lược song Phương là diễn đàn chính cho việc thảo luận toàn bộ sự hợp tác chính trị, an ninh, và kinh tế giữa Philippines và Hoa Kỳ, gồm bốn nhóm công tác: 1) Quốc phòng và An ninh; 2) Kinh tế, Phát triển, và Thịnh vượng; 3) Can dự Ngoại giao Khu vực và Toàn cầu; và, 4) Luật Trị (Rule of Law) và Thực thi Luật.

Những cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro L. Locsin, Jr. và Bộ trưởng Ngoại giao Michael Pompeo trong tháng Ba 2019 và Tuyên bố Chung từ cuộc gặp ở Manila giữa Tổng thống Rodrigo R. Duterte và Tổng thống Donald J. Trump trong tháng Mười Một 2017 đã cung cấp hướng chiến lược cho Đối thoại.

Hai bên đã công nhận tầm quan trọng của một liên minh Philippines-Hoa Kỳ mạnh trong việc nâng cao hợp tác an ninh và thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng khu vực. Họ đã nhắc lại các tuyên bố của Bộ trưởng Pompeo về Hiệp ước Phòng thủ Chung (Mutual Defense Treaty-MDT) 1951 trong cuộc viếng thăm của ông tháng Ba 2019 tới Manila, đặc biệt sự làm rõ rằng Biển Nam Trung hoa (SCS) ở trong Thái Bình Dương, và rằng bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại các lực lượng vũ trang, các tàu thuyền công, hay máy bay Philippine ở SCS sẽ kích Điều IV của Hiệp ước Phòng thủ Chung. Lưu ý đến điều này, các quan chức cấp cao đã thảo luận rất nhiều vấn đề cùng quan tâm và đã tái khẳng định sự cam kết của họ cho việc làm sâu sắc liên minh và mở rộng các lĩnh vực hợp tác.

Philippines và Hoa Kỳ đã cam kết để nâng cao sự hợp tác phòng vệ vững chãi rồi, kể cả bằng việc cải thiện hạ tầng cơ sở phòng vệ, việc cập nhật các thủ tục nhân sự và hậu cần, và việc tăng liên lạc lẫn nhau và sự phối hợp về các yếu tố tác nghiệp của an ninh khu vực.  Trong khung cảnh này, cả hai bên cam kết để bắt đầu lập kế hoạch trên một loạt hoạt động để cải thiện nhận thức lĩnh vực hàng hải.

Cả hai bên đã khẳng định lại cam kết của mình để giữ quyền tự do hàng hải, quyền bay trên, và những việc sử dụng hợp pháp khác của SCS, và đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình phù hợp với luật quốc tế, như được phản ánh trong Luật về Công ước Biển.  Cả hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ký kết một Bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct-COC) có hiệu lực và thực chất mà sẽ không có định kiến về các quyền dưới luật quốc tế của cả các nhà nước có yêu sách lẫn các nhà nước không có yêu sách trong SCS.

Các đoàn đại biểu Philippines và Hoa Kỳ đã khẳng định lại cam kết của họ để làm sâu sắc quan hệ kinh tế rộng giữa hai nước và đã tiến hành những cuộc thảo luận thực chất về việc hợp tác trong các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngư nghiệp, sức khoẻ, môi trường, năng lượng, hạ tầng cơ sở, sự kết nối, và an ninh mạng, giữa những thứ khác.

Philippines và Hoa Kỳ đã công nhận tầm quan trọng của Thoả thuận Khung Thương mại và Đầu tư (Trade and Investment Framework Agreement-TIFA) song phương, mà đã cho phép cả hai nước đạt tiến bộ cụ thể và đáng kể về các vấn đề thương mại song phương nổi bật.  Họ cũng mong đợi các cuộc thảo luận thêm nữa dưới cơ chế TIFA, nhắc lại các tuyên bố của các lãnh đạo của cả hai nước về ủng hộ thương mại tăng lên theo cách tuân theo các nguyên tắc của thương mại tự do, công bằng và có đi có lại.

Các đoàn đại biểu Philippine và Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của luật trị (rule of law), các quyền con người, và các quyền tự do cơ bản. Các quan chức cấp cao đã hứa tiếp tục làm việc với nhau để loại bỏ một cách hữu hiệu việc buôn người và trong khía cạnh này, đã lưu ý sự xếp thứ bậc 1 được Philippines duy trì trong Báo Cáo Buôn Người 2019. Cả hai bên đã cam kết để cộng tác mật thiết hơn về việc nâng cao các dịch vụ hỗ trợ pháp lý cũng như về chống lại tội phạm xuyên quốc gia như buôn người và ma tuý.

Các quan chức cao cấp đã hứa làm sâu sắc công việc của họ để chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan hung bạo qua việc chia sẻ thông tin được cải thiện, và an ninh cảng và hàng không, nhằm để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố bên trong Philippines, và sự quá cảnh của các chiến binh khủng bố nước ngoài vào và bên trong Philippines.  Ngoài ra, cả hai đoàn đại biểu đã cam kết giữ vững các thực hành quốc tế tốt nhất để phát hiện và chống lại việc rửa tiền và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

Hoa Kỳ thừa nhận tầm quan trọng của cách Nhìn ASEAN (ASEAN Outlook) về Ấn độ-Thái Bình Dương và công nhận tính trung tâm ASEAN như phần không tách rời của Chiến lược Ấn độ-Thái Bình Dương của nó.  Cả hai bên đã cam kết làm sâu sắc sự can dự của họ với các đối tác trong khu vực dựa vào tính bao hàm (inclusiveness), tính mở, luật trị, quản trị tốt, và sự tôn trọng luật quốc tế.

Philippines đã bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với Hoa Kỳ vì việc trao lại các quả Chuông Balangiga trong tháng Mười Hai 2018.  Hành trình trở về nước của chúng đã khẳng định lại sự tôn trọng lẫn nhau và tình hữu nghị sâu sắc giữa hai nước và nhân dân hai nước. Để ủng hộ liên minh, Hoa Kỳ đã công bố một “Học bổng Liên minh Philippines-Hoa Kỳ” mới cho các học giả trẻ Philippine. Cả hai bên đã tiến hành những bước để tăng cường những sự trao đổi văn hoá giữa hai nước chúng ta, kể cả việc phát triển một dự án pilot chung để hỗ trợ các giáo viên đến Hoa Kỳ từ Philippines theo Chương trình Trao Đổi Khách.

Tại buổi kết thúc BSD, Philippines và Hoa Kỳ đã ký các văn kiện sau đây:

  • Tuyên bố Chung về Hợp tác Giáo dục bậc Cao; và,
  • Một Hiệp định Khoa học và Công nghệ.

Philippines và Hoa Kỳ đã khẳng định lại tầm quan trọng của các cuộc tham vấn cấp cao thường xuyên và cơ hội để có một sự hiểu biết chung về các vấn đề, và như thế có ý định để nhóm họp BSD lần thứ chín tại Washington, D.C. trong năm 2020 để tiếp tục các cuộc thảo luận này để đẩy mạnh việc rèn đúc một mối quan hệ đối tác còn mạnh hơn dưới liên minh Philippines-Hoa Kỳ.

 

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*