Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Tình hình thế giới / CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Cảnh sát Tư tưởng CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Tình hình thế giới

CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC

 

Các trí thức Tây phương bây giờ phải tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh

 

Janos Kornai

Economists share blame for China’s‘monstrous’ turn, Financial Times, July 10, 2019

‘Phong cách lãnh đạo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gợi nhớ thời Stalinist’ © AP

 

 

Các lãnh đạo Trung Quốc hiện đại sẽ không thoả mãn với việc biến nước họ thành một trong những cường quốc của thế giới đa cực. Mục tiêu của họ là trở thành lãnh đạo bá quyền của thế giới.

Ý tưởng, tất nhiên, không phải là đóng quân Trung Quốc ở mọi nơi. Các công cụ thống trị sẽ khác nhau ở mỗi nước, hệt như trong đế quốc Anh xưa kia. Một số nước theo nghĩa đen sẽ dưới sự chiếm đóng quân sự. Ở nơi khác sẽ là đủ để hình thành các chính phủ phục tùng các ý muốn Trung Quốc.

Những sự thay đổi gây ớn lạnh đang xảy ra bên trong Trung Quốc. Cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã né câu hỏi về chủ nghĩa tư bản đối lại chủ nghĩa cộng sản, bằng cách nói: “Mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột.”

Nhưng nó là quan trọng cho lãnh tụ Trung Quốc hiện thời, Tập Cận Bình. Ông ta muốn Trung Quốc quay lại hệ thống cộng sản cổ điển. Phong cách của ông gợi nhớ lại thời Stalinist. Địa vị của Đặng với tư cách lãnh tụ tối cao đã không được luật hoá trong hệ thống pháp lý. Nhưng ông Tập đã thay đổi luật để cho phép ông làm chủ tịch suốt đời.

Ông Tập đã yêu cầu các đảng uỷ Cộng sản phải được thành lập bên trong tất cả các tổ chức và công ty cỡ lớn. Trong một số lĩnh vực, các uỷ ban này có thể gạt bỏ ban quản lý. Một số bạn đọc có thể nhớ lại rằng trong nội chiến sau cách mạng Soviet 1917, chính uỷ do đảng chọn đã có thể hất cẳng chỉ huy quân sự do các tướng chỉ định.

Các phiên toà trình diễn đang diễn ra, được đánh dấu bởi các đặc trưng của Trung Quốc hiện đại. Bất kể ai có thể bị đưa ra toà vì tham nhũng. Một số người thực sự tham nhũng, những trường hợp khác không rõ vậy. Các tù nhân bị tra tấncác vụ hành quyết lại trở nên phổ biến.

Nhờ internet, chính phủ trung ương đã không (thể) cấm hoàn toàn quyền tự do ngôn luận và báo chí. Các cuộc thảo luận chính trị có thể xảy ra trong các nhóm nhỏ, nhưng mạng cấm đoán đang dày thêm, và những rủi ro liên quan đến sự phê phán đang tăng lên.

Các trí thức Tây phương có chịu trách nhiệm về cơn ác mộng này? Chúng ta đã không chỉ theo dõi sự biến đổi của Trung Quốc với sự tán thành mà đã tích cực đóng góp cho những sự thay đổi này. Chúng ta là phiên bản hiện đại của Frankenstein của Mary Shelley, truyện thế kỷ thứ 19 về một nhà khoa học thực nghiệm người đã đưa một xác chết trở lại cuộc sống bằng việc sử dụng công nghệ của thời đó: cú sốc điện. Sinh vật được phục sinh đã trở thành một quái vật giết người.

Nhiều trong số chúng ta chịu trách nhiệm đạo đức vì đã không chống lại sự phục sinh của con quái vật Trung Quốc, hoặc thậm chí còn tồi hơn bởi vì đã đóng một vai trò tích cực như các cố vấn. Tôi tính cả mình ở đây: tôi đã tham gia hội nghị Bashan trong năm 1985. Bảy nhà kinh tế học Tây phương và các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Trung Quốc đã được đưa lên một chiếc tàu sang trọng trôi trên sông Dương Tử. Tôi đã giảng về làm thế nào nước này chuyển thành một nền kinh tế thị trường. Khi những cải cách thị trường bắt đầu, các ý tưởng được viết và được nói ra của tôi, kể cả cuốn sách Economics of Shortage (Kinh tế học về sự Thiếu hụt), đã có những tác động mạnh mẽ.

Tôi đã không lẻ loi. Nhiều trí thức Tây phương khác đã tụ tập ở hội nghị và đã chia sẻ những suy nghĩ của họ. Tất cả chúng tôi đã đồng ý rằng cuộc sống mới sẽ được đưa vào Trung Quốc, mà đã bị đóng băng dưới thời Mao, bằng cú sốc điện của thị trường hoá và tải sản tư nhân. Tất cả chúng tôi, những người ủng hộ kế hoạch này, đã là các Frankenstein. Bây giờ, con quái vật ghê sợ đang ở đây. Nhiều người hỏi “Chúng ta phải làm gì bây giờ?” Đây là vài lời cảnh báo. Không thể kháng cự nỗ lực bành trướng Trung hoa chỉ bằng việc nâng thuế quan. Trung Quốc đang tiến trên tất cả các mặt trận, bằng việc đưa các công cụ hiện đại nhất vào tay của quân đội lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng nhanh để đổi mới và sử dụng công nghệ mới để ảnh hưởng đến đời sống chính trị và kinh tế của các đối thủ của nó.

Tôi phản đối bất cứ hành động chính phủ và sự tuyên truyền nào mà đối xử các cá nhân với sự nghi ngờ trên cơ sở của các đặc điểm nét mặt, gốc rễ gia đình và các gen của họ. Tuy vậy, cũng là một sự thực rằng cộng đồng Hoa kiều tạo thành một kho nguồn nhân lực khổng lồ từ đó các lãnh đạo nước này có thể chọn người của riêng họ.

Những nhà đầu tư khắp thế giới hăng hái về việc đầu tư ở Trung Quốc. Trong con mắt của họ, một chế độ độc tài ổn định là một môi trường an toàn hơn một nền dân chủ lung lay. May thay các nhà tư bản khác có lương tâm tích cực hơn, và được thúc đẩy bởi tình đoàn kết con người.

Mỗi người phải suy nghĩ hai lần trước khi giúp Trung Quốc làm ra các công cụ mà có thể được dùng trong chiến tranh vật chất hay chiến tranh số. Các cánh cổng của các đại học phải được mở cho các sinh viên Trung Quốc — trừ khi họ tìm cách học làm thế nào để xây dựng một kho vũ khí cho chiến tranh hiện đại.

Vào những năm 1940, nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan đã cho rằng cách tốt nhất để chống chủ nghĩa cộng sản là “chính sách ngăn chặn”. Đến thế và không hơn! Hay chính xác hơn: không hơn theo hướng này! Cái gì đã xảy ra rồi không thể rút lại được. Nhưng chúng ta phải dừng ở đây, và chúng ta phải cẩn trọng hơn nhiều để tránh tiếp tục trong vai trò của Frankenstein.

 

Tác giả là một giáo sư kinh tế học danh dự của Đại học Harvard và Đại học Corvinus Budapest. (Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A)

 

One Comment

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*