Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Chính trị thế giới / CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM

[featured_image]
Download
Download is available until [expire_date]
  • Version
  • Download 208
  • File Size 12.00 KB
  • File Count 1
  • Create Date 19/03/2023
  • Last Updated 20/03/2023

CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 63 của tủ sách SOS2,* cuốn CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM: Những Thiết kế Biến đổi cho Cai quản Thảo luận cân nhắc (LEGISLATURE BY SORTITION: Transformative Designs for Deliberative Governance) do John Gastil và Eric Olin Wright biên tập, được VERSO xuất bản trong năm 2019.

Đây là cuốn thứ hai trong tủ sách này về việc xây dựng các cơ quan lập pháp bằng rút thăm sau cuốn thứ 62 của David Van Reybrouck.

Cuốn sách này gồm 17 chương do hàng chục học giả hàng đầu về lĩnh vực này viết, phản ứng lại tiểu luận dẫn đề của John Gastil và Eric Olin Wright đề xuất một viện rút thăm bên cạnh một viện được bàu trong một hệ thống lập pháp lưỡng viện. Tiểu luận dẫn đề được viết trước và được gửi cho những người tham dự để bình luận trong các tiểu luận riêng của họ và được trình bày trong một hội thảo tháng Chín 2017. Các tác giả và những người đóng góp đã thảo luận, bình luận về tiểu luận dẫn đề và các tiểu luận của nhau. Sau hội thảo họ đã sửa đổi, trau chuốt các tiểu luận của mình và chúng tạo thành các chương của cuốn sách này.

Đề xuất của John Gastil và Eric Olin Wright về cơ quan lập pháp lưỡng viện, được họ tóm tắt như:

  • Cơ quan lập pháp sẽ có hai viện, một gồm các đại diện được bàu và viện kia là một “hội đồng rút thăm” của các công dân được chọn ngẫu nhiên.
  • Hai viện sẽ có các quyền lực ngang nhau, mỗi viện có khả năng khởi xướng luật và bỏ phiếu về luật được viện kia thông qua.
  • Các thành viên của viện rút thăm sẽ được đền bù tốt để làm cho sự tham gia là hấp dẫn cho những người được chọn ngẫu nhiên cho công vụ.
  • Các sự chỉ định rút thăm sẽ là cho một số năm, với một nhóm mới được chọn mỗi năm khi nhóm có thâm niên nhất hoàn thành nhiệm kỳ của nó. Những người được chọn sẽ nhận được sự huấn luyện rộng rãi và đội ngũ nhân viên hỗ trợ chuyên nghiệp.

Lý lẽ của tác tác giả cho đề xuất trên được nêu ra trong phần I gồm 2 chương, chương 1 của cả hai tác giả, còn chương 2 như phụ lục của chương 1 do Eric Olin Wright viết ủng hộ đề xuất nhìn từ quan điểm Marxist.

Những người đóng góp phản ứng với đề xuất, cũng như đưa ra những kinh nghiệm lịch sử, hiện đại, thực tiễn, các lập luận lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn và các đề xuất thay thế trong các chương từ 3 đến 16, rồi John Gastil và Eric Olin Wright đáp lại trong chương cuối của cuốn sách.

Những ý kiến của những người đóng góp là rất khác nhau với đề xuất nêu trên của Gastil và Wright từ ủng hộ cho đến phản đối mạnh mẽ đối với một số điểm hay toàn bộ trong số bốn đặc điểm lớn nêu trên của đề xuất, bên cạnh việc làm rõ các khái niệm, kinh nghiệm lịch sử và đương đại và đưa ra các đề xuất thay thế của riêng họ.

Tuy nhiên, có rất nhiều điểm họ thống nhất với nhau và quan trọng nhất là sự rút thăm có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các chế độ dân chủ; các công dân thường được chọn bằng rút thăm có thể đưa ra các quyết định chính sách am hiểu giúp cải thiện hiệu quả của các nền dân chủ; và cần phổ biến rộng những khái niệm, những kinh nghiệm về sự rút thăm trong đời sống chính trị; cũng như khuyến khích các thử nghiệm như vậy ở nhiều mức (địa phương, vùng, quốc gia, khu vực gồm nhiều quốc gia [như EU]); và trên cơ sở đó cần thể chế hóa các định chế rút thăm.

Tôi chân thành giới thiệu với quý vị cuốn sách rất đáng đọc và phổ biến này của John Gastil và Eric Olin Wright.

19-03-2023

Nguyễn Quang A

* Những cuốn trước:

  1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.
  2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

……….

  1. Triệu Tử Dương, Tù nhân bí mật của Nhà nước – Nhật ký bí mật của Triệu Tử dương, NXB Dân Khí, 2019
  2. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia, NXB Dân Khí, 2019
  3. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của sự Bất công:

………

  1. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021
  2. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021
  3. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021
  4. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022
  5. Ronald Inglehart, Sự Tiến hóa Văn hóa, NXB Dân Khí, 2022
  6. Blanko Milanovic, Bất bình đẳng Toàn cầu, NXB Dân Khí, 2022
  7. Blanko Milanovic, Chủ nghĩa tư bản, Một mình, NXB Dân Khí, 2022
  8. Julia Cagé, Cứu Media, NXB Dân Khí, 2022
  9. Moisés Naím, Sự Trả thù của Quyền lực, NXB Dân Khí, 2022
  10. David Van Reybrouck, Chống Bầu cử - Biện hộ cho Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*