- Version
- Download 83
- File Size 3.47 MB
- File Count 1
- Create Date 27/05/2024
- Last Updated 27/05/2024
Thế giới quan của Trung Quốc
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 68 của tủ sách SOS2, cuốn Thế giới quan của Trung Quốc với tiêu đề phụ Làm rõ Trung quốc để tránh xung đột toàn cầu (China’s World view - Demystifying China to prevent global conflict do W. W. Norton & Company xuất bản 2024) của David Daokui Li (李稻葵 Lý Đạo Quỳ) giáo sư Đại học Thanh hoa, Trung Quốc.
Giáo sư Lý viết cuốn sách này cho các độc giả Tây phương, nhất là các độc giả Mỹ, mà theo Giáo sư là những người “có thể không có khả năng chỉ ra trên một bản đồ Đài Loan và Biển Đông ở đâu” (trang 244), với luận đề rất rõ ràng “sự trỗi dậy của Trung Quốc là tốt cho nhân dân thế giới” chứ không phải là mối đe dọa cho thế giới. Nó là cuốn sách tuyên truyền cho chính quyền Trung quốc, luôn ủng hộ chính sách của Đảng Cộng sản Trung quốc (kể cả khi phê phán Cách mạng Văn hóa) không giống những cuốn sách khác về Trung Quốc trong tủ sách này, như Hồi ký Triệu Tử Dương hay Roulett Đỏ, thường phê phán chính sách của Trung Quốc.
Những phần về cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Trung quốc, tổ chức chính quyền các cấp, sự quản lý toàn diện của Đảng, cũng như những căn bệnh hệ thống của cả hai chế độ như tham nhũng là khá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, nhưng đúng là khó hiểu với các bạn đọc phương Tây. Bạn đọc Việt Nam có thể thấy khá nhiều sự giống nhau giữa cách tổ chức nhà nước ở Việt Nam và Trung Quốc, dù các tên gọi của các tổ chức nhà nước có thể khác nhau đôi chút, nhưng cũng nên để ý những sự khác biệt. Nói cách khác “mô hình Trung quốc” được Việt Nam học hỏi và sao chép rất kỹ.
Các bạn đọc Việt Nam có thể nghi ngờ hay tranh cãi những luận điểm của Giáo sư Lý (về lịch sử, về tính không bành trướng của Trung Quốc, về chính sách ngoại giao lấy sự kính trọng làm trung tâm,… mà đôi khi người dịch cũng bình thêm trong các chú thích dưới trang được đánh dấu *). Các ghi chú cuối chương là của nguyên bản.
Trung Quốc là một láng giềng lớn của Việt Nam, người Việt cần hiểu kỹ Trung Quốc để có ứng xử thích hợp nhằm để “tránh xung đột”. Và cuốn sách này có thể giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về Trung Quốc, và chúng ta cũng có thể học được nhiều điều từ Trung Quốc dù chúng ta có thể không đồng ý với một số lập luận của tác giả. Trên tinh thần đó tôi chân thành giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc tiếng Việt.
Hà Nội 27-5-2024
Nguyễn Quang A