Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Nền tảng chính trị / Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Cảnh sát Tư tưởng CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Nền tảng chính trị

Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền

 

 

 

Kornai János

 

 

 

 

 

 

Tài liệu công tác

 

tháng Bảy 2016

 

Nguyễn Quang A dịch từ:

 

Kornai János

Még egyszer a “rendszerparadigmáról”

 

Tisztázás és kiegészítések a posztszocialista régió tapasztalatainak fényében

 

 

Munkaanyag

2016 július

 

 

 

 

 

Dẫn nhập[1]

Cái gì đã buộc tôi viết tiểu luận này? Tôi dành bài viết này cho những ai, giới độc giả nào? Suốt sự nghiệp khoa học của mình tôi luôn được thúc đẩy trước tiên nhằm để hiểu chúng ta đang sống trong xã hội nào, các tính chất đặc trưng nhất của thế giới bao quanh chúng ta là những gì. Như mọi nhà nghiên cứu, tôi đã áp dụng bộ máy khái niệm và phương pháp luận, đã xem xét chủ đề khảo sát từ quan điểm nào đó. Thế nhưng, giống phần lớn nhà nghiên cứu, tôi đã hiếm khi lựa chọn bản thân phương pháp luận, cách nhìn, phương pháp tiếp cận những thứ điều khiển các nghiên cứu của tôi như đề tài cho một tiểu luận riêng biệt. Trong bài “Paradigme hệ thống” (Kornai, 1999) lần đầu tiên tôi đã thử tóm tắt các nguyên tắc lý luận khoa học của mình. Từ đó 17 năm đã trôi qua và nhiều kinh nghiệm mới đã làm tôi ấn tượng sâu sắc: những thay đổi xảy ra ở Trung Quốc, sự củng cố của hệ thống Putin và – cái đã tác động mạnh nhất lên tôi – những diễn tiến Hungary, sự cai trị của nhóm chính trị do Orbán Viktor lãnh đạo. Đã đến lúc suy nghĩ lại bộ máy khái niệm và vài vấn đề cơ bản khác của lý thuyết hệ thống so sánh.

Bất luận bao nhiêu người, nhiều hay ít, đã nghiên cứu các tác phẩm của tôi, tiểu luận này được viết trước hết cho các bạn đọc quá khứ và tương lại của tôi. Ngoài giới này ra, giới bạn đọc được nhắm tới là các nhà nghiên cứu kinh tế học so sánh, khoa học chính trị so sánh, xã hội học so sánh, các nhà sử học quan tâm đến thời đại hiện nay; các cộng tác viên của các đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, các tổ chức tài chính và các “thinktank,” chính xác hơn trong số đó là các nhà phân tích chuyên nghiệp về những thay đổi đã xảy ra trong khu vực hậu xã hội chủ nghĩa.

Một trong những mục đích của tiểu luận là tóm tắt – lần này toàn diện hơn tiểu luận “Paradigme hệ thống” đầu tiên của tôi đã làm – một số yếu tố của bộ máy khái niệm và phân tích của tôi. Cái tôi công bố bây giờ, không phải là tổng quan, không phải là “survey” về vấn đề này. Nếu giả như tôi làm vậy, tôi buộc phải đề cập một cách cân xứng đến các lập trường, các hệ thống khái niệm và các nguyên lý phương pháp luận mà tôi đồng ý cũng như đến những thứ mà tôi cho là sai. Tôi không gánh vác việc này ở đây, mà tôi chỉ trình bày paradigme riêng của mình. Tôi chỉ nhắc đến công trình của những người khác, nếu tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi có đồng ý không với họ, thậm chí đúng là tôi đã lấy từ họ yếu tố nào đó cho suy ngẫm của tôi. Hoặc nói đến chúng, khi tôi tranh luận với những người khác. Trong chừng mực này tiểu luận là không “cân xứng,” không phi cá tính, cũng không thể thế được.[2]

Tuy các mục tiêu trên đã thúc đẩy tôi, tôi hy vọng rằng ngoài nội dung lý luận khoa học của tôi ra, như một sản phẩm phụ, tiểu luận giúp bạn đọc hiểu vài hiện tượng quan trọng của thời đại chúng ta. Tôi nhắc tới vài thí dụ. Huntington (1991) đã nói về “làn sóng dân chủ thứ ba.” Làn sóng này bây giờ ở đâu? Chảy tiếp, hay đã quay ngược? Hoặc một đề tài khác: vị trí nước Hungary của Orbán Viktor ở đâu trong lý thuyết hệ thống so sánh? “Hungaricum” độc nhất vô nhị, “mô hình Hungary”? Hoặc có không những họ hàng gần hay xa của nó?

 

PHẦN THỨ NHẤT: HỆ THỐNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VERSUS (ĐỐI LẠI) XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

Hệ thống

Từ “hệ thống” được ngôn ngữ hàng ngày và nhiều khoa học sử dụng để gọi tên rất nhiều loại nội dung, từ vũ trụ đến các cơ thể sống, từ các máy móc do con người tạo ra đến các hình thái khác biệt của các cộng đồng người, từ các hệ thống tồn tại trong thế giới thực và có thể quan sát trực tiếp được đến các hệ thống tư tưởng tồn tại trong đầu những con người. Trong mọi trường hợp từ hệ thống ám chỉ rằng nhiều phần nhỏ hơn cùng nhau tạo thành một cái toàn thể gắn bó với nhau; giữa các phần có các tương tác. Không phải là một đống hỗn độn của các phần được quăng lên nhau; có những mối quan hệ có thể hiểu kỹ được giữa các phần; các yếu tố được sắp xếp trong cấu trúc.

Phần đầu của tiểu luận sử dụng thuật ngữ hệ thống theo hai loại ý nghĩa.

Tôi đối sánh hệ thống xã hội chủ nghĩa versus tư bản chủ nghĩa. Đôi nơi tôi chua thêm một tính từ: tôi nói về hai hệ thống lớn.[3] Tính từ “lớn” không chứa đựng sự đánh giá giá trị thuộc bất cứ loại nào; tôi không cúi mình trước sự to lớn của hai hệ thống này.

Tại một nước cho trước, trong một giai đoạn ngắn hay dài cho trước sự kết hợp riêng biệt của các hình thái quyền lực chính trị, của các hệ ý thức thống trị, của các quan hệ tài sản, của sự điều phối các hoạt động xã hội tạo ra một hệ thống cụ thể cá biệt. Theo nghĩa này ta thường nói – cũng phổ biến trong ngôn ngữ thông thường – về hệ thống Putin, hay hệ thống Orbán. Việc sử dụng từ hệ thống ở đây có sức mạnh làm sáng tỏ quan trọng của nó, bởi vì nó đưa sự tương tác giữa một số yếu tố của các trạng thái chung, cấu trúc hoạt động của đất nước và cấu trúc điều khiển của bộ máy quyền lực ra trước ánh sáng đèn chiếu.

Cặp khái niệm “chủ nghĩa tư bản versus chủ nghĩa xã hội” được tôi sử dụng chỉ riêng theo nghĩa thực chứng-mô tả. Tôi không nói về chủ nghĩa xã hội trong trí tưởng tượng; tức là không nói về cái trật tự mà, theo những người xã hội chủ nghĩa hay cộng sản, một hệ thống xã hội chủ nghĩa phải nên là, mà – dùng tiếng lóng của đảng cộng sản một thời – tôi nói về chủ nghĩa xã hội hiện tồn. Tương tự tôi không khảo sát chủ nghĩa tư bản trong trí tưởng tượng, tức là không khảo sát cái trật tự mà, theo các tín đồ thiếu đầu óc phê phán của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản phải nên là, mà tôi khảo sát chủ nghĩa tư bản hiện tồn.

Hai tên gọi có thể thấy trong các tác phẩm của tôi hiển nhiên không do tôi nghĩ ra.

Theo các nhà lịch sử lý luận cả hai tên gọi đã xuất hiện trong tài liệu trước Marx, thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” trong các công trình của Louis Blanc và Pierre-Joseph Proudhon, còn thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội” thì trong tác phẩm của Henri de Saint-Simon. Tuy nhiên sự phổ biến rộng rãi của nó bắt đầu với tác phẩm chính của Marx, với Tư bản (Marx, (1867/1993, 1885/1993, 1893/1997). Cặp khái niệm không chỉ phổ biến giữa các tín đồ của chủ nghĩa xã hội và các kẻ thù của chủ nghĩa tư bản. Nó cũng được nhiều đối thủ ôn hòa hay cực đoan của chủ nghĩa xã hội, thí dụ Ludwig von Mises (1922/1981) và Joseph Schumpeter (1942/2010), sử dụng. Ngày nay nó xuất hiện liên tục trong các bài viết của các chính trị gia và báo chí và cũng vào cả sách giáo khoa nữa.

Đồng thời chúng ta phải biết là nhiều người tránh cặp khái niệm này. Liên quan đến từ “chủ nghĩa tư bản,” nhiều loại nhân tố có thể khiến tránh từ này. Các nhà cộng sản cải cách một thời hổ thẹn rằng do hoạt động của họ lại xuất hiện những hình thái của chủ nghĩa tư bản. Các chính trị gia kinh tế Đức sau chiến tranh Thế giới II, biết tình cảm chống tư bản chủ nghĩa của các tầng lớp rộng rãi, cảm thấy thuận tiện hơn để cho hệ thống quen thuộc từ xưa này một cái tên mới “nền kinh tế xã hội.” Các nhà dân túy bảo thủ không thích gọi cái loài-thể chế riêng của họ là chủ nghĩa tư bản, vì họ thích tỏ ra là chống-lợi nhuận, chống-ngân hàng, chống-tư bản.

Nhiều kiểu suy nghĩ cũng có thể dẫn đến việc chống dùng cách gọi “xã hội chủ nghĩa.” Những người marxist dành từ “chủ nghĩa cộng sản” cho ảo ảnh marxian, mà trong đó mọi người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu của mình. Họ coi chủ nghĩa xã hội hiện tồn là tình trạng quá độ, chỉ tồn tại cho đến khi chủ nghĩa cộng sản được xây dựng.[4] Trong khi đó nhiều người Tây phương, trong số đó nhiều chính trị gia, bác học và nhà báo đã luôn gọi Liên Xô và các nước khác do đảng cộng sản lãnh đạo là các “nước cộng sản” và bây giờ vẫn thế. Cũng chính những người này lại dành từ “xã hội chủ nghĩa” cho việc mô tả các nhà nước phúc lợi do các đảng dân chủ xã hội dựng lên.

Từ quan điểm lý luận khoa học hết sức quan trọng để phân biệt rạch ròi nội dung do khái niệm bày tỏ và tên gọi của nó. Trong thế giới khoa học xã hội và chính trị nhiều tên gọi có giọng điệu chính trị của nó; gắn với nó là những liên tưởng mà trong đó ẩn náu sự đánh giá giá trị và thế giới quan. Trong lĩnh vực này là không thể để hình thành sự đồng thuận về các vấn đề tên gọi. Theo kinh nghiệm của tôi, đặc biệt trong thế giới hàn lâm, người ta thường gắn bó nhiều với từ điển riêng của họ, hơn là với lập trường của họ được bày tỏ bằng các từ của từ điển đó. Sự gắn bó cố chấp bởi vì họ đã nhồi vào đầu mình từ điển này; sự “imprinting-khắc sâu” vào óc của họ đã xảy ra với thuật ngữ chuyên môn sành điệu hơn, với bộ máy khái niệm do các tác phẩm đọc và các bài giảng đầu tiên có tác động lớn nhất đến họ. Nếu Marx hay Max Weber hay Polányi (tùy việc coi ai là bậc thầy chính của mình) đã nói như thế – thì không thể nói theo cách khác. Cũng xảy ra là, chính họ nghĩ ra thuật ngữ yêu thích đó, và vì thế với tư cách nhà sáng tạo ngôn ngữ chuyên môn họ gắn bó với sự sáng tạo từ riêng của mình.

Từ lâu tôi đã từ bỏ rồi các nỗ lực của mình nhằm chấm dứt những rối loạn khái niệm; tôi nghi nhận rằng vì thiếu sự đồng thuận khái niệm nên thường xuyên diễn ra sự đối thoại của những kẻ điếc. Việc này không chỉ liên quan đến việc giải nghĩa cặp khái niệm “chủ nghĩa tư bản versus chủ nghĩa xã hội,” mà cả nhiều thuật ngữ khác nữa mà muộn hơn trong tiểu luận sẽ nói đến (thí dụ, dân chủ versus độc tài). Tôi chỉ cố gắng để ai đọc các tác phẩm của tôi hiểu rõ rằng thuật ngữ này hay nọ trong từ điển riêng của tôi có nghĩa là gì.

 

Các type và các đặc trưng của chúng

Hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa là hai type (loại) hình thái xã hội-chính trị tồn tại trong quá khứ gần và hiện tại.

Việc lập ra các typo học (typology)* là một phần quan trọng nổi bật của khảo sát khoa học. Nó đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều môn học (thí dụ, sinh học, di truyền học, y học, ngôn ngữ học, nhân học và tâm lý học).[5] Type là cấu trúc lý thuyết. Các hình thái lịch sử đơn nhất thật sự (chẳng hạn, nước Đức của Hitler và nước Anh của Churchill) đã khác nhau trong nhiều đặc điểm quan trọng. Theo bộ máy quan niệm của riêng mình tôi vẫn gọi cả hai là nước tư bản chủ nghĩa. Tương tự, nước Nga của Stalin, nước Hungary của Kádár và nước Rumani của Ceausescu đã khác nhau về các tính chất quan trọng. Thế nhưng tôi gọi cả ba là nước xã hội chủ nghĩa. Bên trong cùng một typo học chúng ta phân biệt các type bằng cách mô tả các đặc trưng (của một type) mà khác biệt rõ rệt với các đặc trưng tương tự của type khác.[6] Trong trường hợp của chúng ta như thế phải đưa ra các đặc trưng, mà một mặt khu biệt rõ rệt hai type, hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa, mặt khác lại cho biết cái gì là chung giữa nhiều hiện tượng đơn nhất, trong kết cấu thịnh hành ở các giai đoạn cho trước nào đó của mỗi nước.

Dẫu type là kết cấu lý thuyết chỉ tồn tại trong đầu nhà nghiên cứu, nhưng nó dựa trên sự quan sát thực tế, nó làm nổi bật các tính chất chung quan trọng của các hình thái đã tồn tại hay bây giờ vẫn đang tồn tại về mặt lịch sử. Nhà nghiên cứu tạo ra type với sự hiểu biết về các sự thực hiện cụ thể khác nhau của “hệ thống lớn” theo từng nước và từng giai đoạn lịch sử, với sự khái quát hóa lý thuyết của các đặc trưng chung đó.[7] Như thế, typo học có khả năng hoạt động, có thể dùng được dựa trên sự quan sát thực tế lịch sử; được khoa học xã hội chắt lọc ra từ kinh nghiệm.

Bảng 1

 

Các đặc trưng của hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

 

Vai trò trong hệ thống thứ bậc

của các đặc trưng

 

Số thứ tự  

Hệ thống tư bản chủ nghĩa

 

Hệ thống tư bản chủ nghĩa

 

1.

 

Nhóm chính trị nắm quyền đảm bảo sự chi phối của sở hữu tư nhân và điều phối thị trường

 

Nhóm chính trị nắm quyền, đảng cộng sản áp đặt sự chi phối của sở hữu công và điều phối quan liêu

 

Các đặc

trưng chủ yếu

2. Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu chi phối

 

Sở hữu công là hình thức sở hữu chi phối
  3. Điều phối thị trường là cơ chế điều phối chi phối

 

Điều phối quan liêu là cơ chế điều phối chi phối
 

4.

 

Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ trạng thái chi phối là nền kinh tế dư thừa, tức là thị trường của những người mua

 

 

Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ trạng thái chi phối là nền kinh tế thiếu hụt, tức là thị trường của những người bán

  5. Trên thị trường sức lao động trạng thái chi phối là dư thừa sức lao động Trên thị trường sức lao động trạng thái chi phối là thiếu hụt sức lao động

 

Các đặc trưng

thứ yếu

6. Sự phát triển kỹ thuật nhanh; hệ thống thường xuyên tạo ra đổi mới sáng tạo có tính cách mạng Sự phát triển kỹ thuật chậm; hệ thống rất hiếm khi tạo ra đổi mới sáng tạo có tính cách mạng

 

  7. Bất bình đẳng thu nhập bằng tiền rất lớn Bất bình đẳng thu nhập bằng tiền không lớn

 

  8. Ràng buộc ngân sách của các tổ chức là cứng trong lĩnh vực rất rộng Ràng buộc ngân sách của các tổ chức là mềm trong lĩnh vực rất rộng

 

  9. Chiều của tham nhũng: đa phần người bán hối lộ người mua Chiều của tham nhũng: đa phần người mua hối lộ người bán

 

 

Trong phần tiếp theo của tiểu luận tôi sử dụng cách diễn đạt “hệ thống tư bản chủ nghĩa” và “chủ nghĩa tư bản”, cũng như “hệ thống xã hội chủ nghĩa” và “chủ nghĩa xã hội” như những từ đồng nghĩa.[8]

Trong bảng 1 chúng ta xét qua các đặc trưng của hai “hệ thống lớn,” hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình tạo type, giữa nhiều nét đặc điểm của các type chúng ta làm nổi bật các nét mà trong đó một type khác biệt rõ rệt với type khác. Chúng ta không cố gắng đến sự phong phú của sự mô tả. Ngược lại: chúng ta tóm lấy tương đối ít nét rất đặc trưng, nổi bật sắc nét. Tốt nhất nếu chúng ta liệt kê ít nhất – chỉ cần và đủ cho sự phân biệt – tính đặc trưng có thể.[9] Tôi không khẳng định rằng số các đặc trưng phải nên đúng là 9; tôi sẵn sàng để ngỏ cho việc sửa đổi bảng 1 dưới tác động của các lập luận thuyết phục.

Cần thiết là, chúng ta chỉ liệt kê các nét đặc thù hệ thống vào giữa các đặc trưng này. Nhất thiết không thể liệt kê vào bảng so sánh này các hiện tượng tuy quan trọng, có tác động mạnh đến hoạt động của một số định chế, đến đời sống của các công dân, nhưng thường xuyên xuất hiện ở cả hai hệ thống lớn. Thí dụ, không thể xuất hiện ở đây sự đàn áp, với tư cách đặc trưng hệ thống, bởi vì nó không chỉ có trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, mà trong hệ thống tư bản chủ nghĩa cũng đã tồn tại và đang tồn tại các biến thể đàn áp tàn nhẫn: ở nước Đức Hitler, Hungary dưới sự cai trị của bọn nyilas (đảng phát xít chữ thập mũi tên), Tây Ban Nha thời Franco, hay chế độ độc tài quân sự của nhiều nước Mỹ-Latin.

Xảy ra trong cả hai, là những kẻ bất tài leo lên chức vụ lãnh đạo. Các chỉ số kinh tế quan trọng dao động mạnh trong cả hai hệ thống. Các hiện tượng này dẫu quan trọng đến đâu, chúng không là các đặc thù hệ thống.

Tôi không muốn tạo ra vẻ chính xác. Khi giới thiệu các đặc trưng tôi phải thỏa mãn với cách dùng các khái niệm sưu tập, như “sở hữu công” hay “sở hữu tư” chẳng hạn, dù tôi biết rằng cả hai phạm trù này có nhiều kiểu hình thức pháp lý của nó. Xuất hiện lặp đi lặp lại trong bảng các từ như “chi phối” hay “đa phần,” mà không có sự gán số đo định lượng cho các từ này và tuyên bố: nếu 70 %, thì là “chi phối,” còn chỉ 69 %, thì vẫn chưa là thế. Tôi thỏa mãn với việc mô tả định tính các đặc trưng hệ thống, mà không lượng hóa chúng, và tôi nhờ đến trực giác của những người sử dụng bộ máy khái niệm với hy vọng rằng họ cũng cảm nhận được ý nghĩa của các từ không đủ chính xác này.[10] Việc nhiều typo học khoa học cũng làm thế khiến cho lương tâm chuyên môn của tôi đỡ bị cắn rứt. Biết tất cả điều này nên khi áp dụng các typo học như vậy phải thận trọng: có nhiệm vụ phân tích mà nó thích hợp và có việc nó không.

Tôi vui vẻ sử dụng các thuật ngữ, như “chi phối,” hay “đa phần,” cũng bởi vì tôi biết rằng trong một nước có thể được liệt kê vào một type cho trước có thể xảy ra, là cũng có hiện tượng trệch khỏi hiện tượng chi phối, hay ngược lại nữa. Trong nền kinh tế Soviet hay Ba Lan bị khốn khổ do thiếu hụt cũng đã có những hàng hóa không bán được (dư thừa) trên các kệ hàng hay trong nhà kho. Trong thế giới phương tây được đặc trưng bằng nền kinh tế dư thừa thì những người mua cũng vẫn xếp hàng dài để kiếm được vé xem phim đang được giới thiệu hay hứa hẹn là tuyệt vời.

Liệu không phải là sự lẫn lộn mức độ ư, khi so sánh chủ nghĩa tư bản đã tồn tại hàng thế kỷ và chắc chắn vẫn sẽ tồn tại lâu, với chủ nghĩa xã hội, đo bằng thang đo lịch sử chỉ tồn tại mấy thập kỷ và sau đó đã sụp đổ? Không phải sở dĩ tôi nêu việc này, bởi vì trong phần lớn đời mình tôi đã là công dân của hệ thống xã hội chủ nghĩa? Tôi dứt khoát trả lời không cho cả hai câu hỏi này. Bây giờ, 25 năm sau sự sụp đổ tôi vẫn tin rằng sự đối sách có sức mạnh giải thích đáng kể của nó. Lịch sử ở đây – với cái giá đau khổ của hàng triệu người – đã tạo ra một thử nghiệm phòng thí nghiệm: nó đã tạo ra một hệ thống mà khác rõ rệt với chủ nghĩa tư bản. Dưới ánh sáng so sánh chúng ta hiểu kỹ hơn, chủ nghĩa tư bản là thế nào. Các nhánh khác của khoa học cũng học được nhiều từ các thí nghiệm như vậy – theo khía cạnh nào đó được sinh ra một cách ngẫu nhiên. Trong lịch sử nghiên cứu não việc khảo sát nạn nhân của một tai nạn đã là cột mốc quan trọng. Một phần não nạn nhân đã bị tổn thương; các nhà nghiên cứu biết chính xác phần nào của não đã bị tổn thương và từ đó họ đã rút ra kết luận cái phần não này thực hiện các chức năng gì.

Hệ thống thứ bậc của các đặc trưng được hiểu thế nào, các đặc trưng chủ yếu khác các đặc trưng thứ yếu ra sao?[11] Trong dòng tư duy của tôi các đặc trưng chủ yếu xác định cái toàn bộ của hệ thống, và cùng với việc này xác định cả các đặc trưng thứ yếu nữa. Sự cùng xuất hiện của các đặc trưng chủ yếu là điều kiện cần và đủ cho sự xuất hiện của các đặc trưng thứ yếu. Chúng ta cũng có thể nói: các đặc trưng chủ yếu cùng nhau tạo thành các điều kiện tối thiểu của sự tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa, hay xã hội chủ nghĩa. Nếu chúng ta bắt đầu nghiên cứu một nước, trong bước đầu tiên chúng ta nên tập trung chú ý đến các đặc trưng chủ yếu. Những kết quả nhận được trong bước đầu tiên này có sức mạnh tiên đoán của nó. Khả năng là rất cao rằng sau khi nhận diện các đặc trưng chủ yếu của nước được khảo sát thì cũng ở đó chúng ta tìm thấy cả các đặc trưng thứ yếu nữa.

 

Hình 1. Các tương tác giữa các đặc trưng chủ yếu và thứ yếu

kornai-hinh-1

Hình giới thiệu sự tương tác; các đặc trưng chủ yếu và thứ yếu tác động lên nhau. Mũi tên dày tượng trưng: tác động của các đặc trưng chủ yếu có tính quyết định, mũi tên chỉ theo hướng ngược lại là mỏng; tượng trưng rằng tác động phản lại này không mạnh bằng.

Cụm từ “có tính quyết định” không có nghĩa là sự quyết định hoàn toàn, đúng hơn chỉ là thiên hướng. Nhiều cá nhân mà giữa tổ tiên của họ nhiều người bị bệnh tim, thường có thiên hướng bị bệnh tim. Thế nhưng sự xuất hiện thiên hướng này phụ thuộc ở mức độ lớn vào lối sống của người đó; nếu uống rượu, hút thuốc, không rèn luyện thân thể và nhiều lần lâm vào tình trạng stress, thì nhiều khả năng bị bệnh tim nặng hơn là nếu có cách sống điều độ và cẩn trọng, tập thể dục đều, sống bình thản. Mọi hệ thống xã hội chủ nghĩa có thiên hướng đến nền kinh tế thiếu hụt, nhưng cường độ thiếu hụt đã rất mạnh ở Liên Xô, Ba Lan và Rumani của các năm 1980, trong khi ở Đông Đức các hiện tượng thiếu hụt lại xuất hiện ít sắc nét hơn.

Bên trong hai khối có thể thấy trên hình cũng có các tương tác giữa một số đặc trưng. Để đơn giản hóa các lời dẫn giải cả trên hình, lẫn trong bình luận bằng lời văn tôi bỏ qua sự thảo luận chúng.

 

Xếp các nước thuộc khu vực hậu xã hội chủ nghĩa theo typo học

“hệ thống tư bản chủ nghĩa versus xã hội chủ nghĩa” 

 

Hãy áp dụng bộ máy khái niệm được đưa ra trong các đoạn trước cho các nước mà trong năm 1987 được đánh giá là các nước xã hội chủ nghĩa (Kornai 1993/2012, 38-39 p.). Tổng cộng có 47 nước như vậy; hãy gọi diện tích các nước này là khu vực hậu xã hội chủ nghĩa.[12] Tất nhiên từ “khu vực” được dùng không theo nghĩa địa lý, bởi vì không chỉ là về các nước lân cận nhau, mà bên cạnh các nước chủ yếu ở châu Âu và châu Á còn có các nước Phi châu và Mỹ latin cũng thuộc khu vực này.[13]

Vị trí của khu vực hậu xã hội chủ nghĩa trên bản đồ thế giới có thể thấy trên hình 2.

Trên hình các nước thuộc khu vực hậu xã hội chủ nghĩa được tô màu; phần còn lại của thế giới được để trắng đã chẳng bao giờ trải qua pha hệ thống xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản cai trị.

Màu đỏ tượng trưng cho sự thống trị của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Nếu chúng ta tô bản đồ này vào năm 1987, toàn bộ khu vực này có màu đỏ. Bây giờ chỉ có một nước duy nhất, Bắc Triều Tiên còn màu đỏ; một chấm nhỏ trong kích thước của bản đồ thế giới.

Màu hồng là màu của quá độ (chuyển đổi) từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản. Chúng ta sử dụng màu hồng cũng chỉ cho một nước duy nhất, Cuba. Một chấm nhỏ khác xét từ toàn bộ địa cầu.

Màu của phần lớn của khu vực này là màu xanh lá cây: trong các nước này hệ thống tư bản chủ nghĩa ngự trị.

 

 

Vilagterkep-mintak0703-1

Hình 2.

Bản đồ thế giới 2013-2015. Xếp các nước thuộc khu vực hậu xã hội chủ nghĩa

theo typo học “hệ thống tư bản chủ nghĩa versus hệ thống xã hội chủ nghĩa”

 

Phần đáng kể của khu vực có màu xám nhạt. Màu này báo hiệu sự không chắc chắn của chính chúng tôi; tôi không dám đảm trách việc liệt kê các nước này vào giữa các nước được tô màu đỏ, xanh lá cây hay hồng.

Chúng ta sẽ đề cập đến nguồn của các sự liệt kê muộn hơn khi bình luận bản đồ thế giới tiếp theo trên hình 3. Tại đó tôi sẽ làm rõ mối quan hệ giữa hai bản đồ và tư liệu nền được công bố trên trang nhà của tôi.[14]

Có sự đồng thuận rộng nếu không hoàn toàn giữa các nhà chuyên môn rằng trong các thập kỷ qua sự thay đổi hệ thống đã xảy ra trong các nước liên quan này. Tiếng lóng chính trị và ngôn ngữ thường cũng nhiều lần sử dụng cụm từ này. Thuật ngữ nhận được nội dung sắc bén trong khung khổ khái niệm và phân tích được đưa vào ở các phần trước. Trong các nước thuộc nhóm mà dựa vào trạng thái năm 1987 được đánh giá là nước xã hội chủ nghĩa, trừ vài nước, sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản đã xảy ra.

 

Mô tả tĩnh và những sự chuyển đổi

Bản đồ có thể thấy trên hình 2 giới thiệu một bức ảnh tĩnh, cứ như chúng ta chụp một bức ảnh về thế giới và bên trong đó về một nhóm các nước xác định. Bức ảnh giới thiệu trạng thái tĩnh hiện thời. Ngược lại nếu thay máy ảnh chúng ta sử dụng máy quay phim, thì chúng ta có thể hiển thị động học của những sự thay đổi hệ thống.

Bản đồ của chúng ta mô tả đặc trưng hai hệ thống trong thời kỳ lịch sử mà trong đó nó hoạt động bình thường rồi.[15] Nó không mô tả pha ra đời của hệ thống. Tôi mong các bạn lưu ý trước tiên đến điều này liên quan đến đặc trưng 1. Trong sự sinh thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa lĩnh vực chính trị có vai trò khởi xướng; bằng bạo lực đảng cộng sản rất nhanh chóng, đo bằng nhịp độ lịch sử, đã áp đặt sự thống trị của sở hữu công và của điều phối quan liêu lên xã hội. Ngược lại, ở phần lớn các nước sự chuyển đổi từ hình thái tiền-tư bản chủ nghĩa theo hướng hệ thống tư bản chủ nghĩa đã hết sức chậm; ban đầu các lực lượng chính trị nắm quyền đúng hơn đã chỉ chịu đựng, tận dụng các dịch vụ và các nguồn lực của giai cấp tư sản. Quan hệ của quyền lực chính trị với chủ nghĩa tư bản thay đổi từ từ, cho đến khi chưa hình thành trạng thái mà trong đó các lực lượng chính trị cầm quyền trở thành những người bảo vệ tích cực của sở hữu tư nhân và điều phối thị trường, thành những người áp chế việc thực hiện các thỏa thuận tư [của các công dân]. Vai trò của lĩnh vực chính trị lại khác “trên con đường quay lại,” khi xã hội khởi hành trên con đường dẫn tới chủ nghĩa tư bản. Ở đây các lực lượng chính trị thân tư bản chủ nghĩa khởi động và lãnh đạo các quá trình biến đổi.

Trên hình 2 chúng ta tô màu hồng diện tích của một nước duy nhất, tượng trưng rằng nó đang trong chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản. Như tôi đã nhắc đến, khi viết tiểu luận này, trong năm 2016, tôi liệt kê một nước duy nhất, Cuba, vào đây. Dù bây giờ vẫn một thành viên của gia đình Castro ngồi trên đỉnh tháp quyền lực, nước này không còn là Cuba kiểu Fidel Castro xưa kia nữa. Dù với những bước thận trọng, nhưng trong nước này bắt đầu xuất hiện các đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.

Nếu – tiếp tục sự tương tự trước đây – thay cho máy ảnh chúng ta dùng máy quay phim, thì trên các khuôn phim mô tả các năm trước, thí dụ các năm 1990 hay các năm 2000, chúng ta tô màu hồng nhiều nước hơn nhiều. Sự thay đổi đã diễn ra với tốc độ khác nhau theo từng nước, sự biến đổi của các đặc trưng diễn ra theo nhịp điệu khác nhau.

Các sử gia và trí nhớ lịch sử thích gắn – chí ít một cách biểu tượng – sự khởi đầu và sự kết thúc của các giai đoạn lịch sử với mỗi sự kiện có thể đánh dấu một cách chính xác theo lịch. Ngày 7 tháng Mười Một năm 1917 các súng đại bác của tàu Rạng Đông, Aurora, gầm vang – đánh dấu sự bắt đầu của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên nước Nga sa hoàng một thời. Trong thực tế phần lớn sự thay đổi mang tính thời đại có các giới hạn giai đoạn mơ hồ hơn.

Qua lăng kính của bộ máy khái niệm của riêng tôi hình 2 giới thiệu sự thất bại mang tính lịch sử thế giới của chủ nghĩa xã hội. Hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong hình thức “tinh khiết” của bản thân nó ba thập niên trước đã thống trị trên 34,7 phần trăm dân số thế giới, 30,7 phần trăm diện tích thế giới (Kornai 1993, tr.39). Ngày nay khi chỉ ở Bắc Triều Tiên còn hệ thống xã hội chủ nghĩa, các tỷ lệ đã co lại 0,34 phần trăm dân số, và 0,09 phần trăm diện tích thế giới.[16]

 

Sức mạnh giải thích của typo học chủ nghĩa tư bản versus chủ nghĩa xã hội

Khi phân tích nhân quả của các hiện tượng lịch sử-xã hội phức tạp hiếm khi tìm thấy lời giải thích thuyết phục có một nhân tố, theo đó nhân tố duy nhất ấy giải thích thỏa đáng sự xuất hiện và/hoặc sự tồn tại dài của hiện tượng phức tạp ấy. Các hiện tượng phức tạp thường có lời giải thích nhiều nhân tố.

Nhiều hiện tượng phức tạp quan trọng xuất hiện trong đời sống của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội, mà một (trong các) nhân tố giải thích mạnh của nó là hệ thống. Vì mục đích kêu gọi sự chú ý, tôi đã nhấn mạnh từ “một” trong câu trước. Tôi không hề khẳng định: chúng ta có thể nhận được lời giải thích hoàn toàn của mọi hiện tượng phức tạp bằng cách chỉ ra nó có thể quan sát được trong khung khổ của “hệ thống lớn” nào. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, theo một khung khổ của lý thuyết giải thích có nhiều nhân tố, giữa tập hợp các nhân tố cũng có thể thấy những nhân tố đặc thù hệ thống, thậm chí các nhân tố sau có thể tỏ ra là quan trọng nhất trong một số mối quan hệ. Tôi đưa ra hai thí dụ.

Một thí dụ là tốc độ và các đặc tính chất lượng của sự phát triển kỹ thuật. Nhiều nhân tố tác động, thí dụ trình độ phát triển của nước đó, tình hình giáo dục của nó, việc nhà nước hỗ trợ nghiên cứu, v.v. Bên cạnh các nhân tố này các tác động đặc thù hệ thống quan trọng một cách nổi bật. Có thể chứng minh rằng trong khi giữa các khung khổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa đã sinh ra nhiều đổi mới sáng tạo có tính cách mạng ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống con người, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa (trừ lĩnh vực quân sự) tổng cộng đã chỉ tạo ra một đổi mới duy nhất. (Kornai, 2014c, 3-24. p.) Các sáng chế hứa hẹn xuất hiện ở nước xã hội chủ nghĩa đã không tìm thấy nhà đổi mới thực hiện sự phổ biến đại chúng (sản xuất hàng loạt) trong thế giới xã hội chủ nghĩa, nhưng nhà đổi mới tư bản chủ nghĩa bổ nhào kiếm sáng chế là người thực hiện chức năng này. Thí dụ nổi tiếng là sáng chế của Rubik Jenő, một người Hungary, khối Rubik. Tại Hungary xã hội chủ nghĩa khi đó Rubik đã vô vọng giới thiệu sáng tác của mình cho hết lãnh đạo công nghiệp này đến lãnh đạo khác, khối Rubik chỉ bắt đầu con đường chinh phục thế giới của nó, khi các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa tiến hành sản xuất và bán hàng loạt. Quá trình phổ biến tiếp theo sự đổi mới sáng tạo mở đường đầu tiên cũng nhanh không thể so sánh nổi trong các điệu kiện tư bản chủ nghĩa hơn là trong hệ thống chủ nghĩa xã hội.

Thí dụ khác là tình hình của thị trường sức lao động. Trong mọi hệ thống xảy ra các quá trình tìm kiếm; người sử dụng lao động tìm người lao động phù hợp và ngược lại. Ở mọi nơi các sự ma sát gây khó cho việc tìm kiếm; ở mọi nơi đều còn những chỗ hiện thời bị để trống và những người hiện thời sẵn sàng làm việc nhưng không có việc làm. Đây cũng là hiện tượng phức tạp, mà nhiều nhân tố cùng nhau mới giải thích được. Thí dụ, có vai trò là nền giáo dục cung cấp kiến thức mềm dẻo đến đâu, mà có thể nhanh chóng thích nghi với cầu sức lao động thay đổi nhanh. Hoặc một nhân tố khác là sự khéo léo của các tổ chức trung gian môi giới sức lao động. Thế nhưng có các nhân tố giải thích có tầm quan trọng cơ bản là các nhân tố đặc thù hệ thống. Tỷ lệ chung của cầu và cung trên thị trường sức lao động nghiên theo hướng nào? Thiên về dư cung (chủ nghĩa tư bản) hay dư cầu (chủ nghĩa xã hội, ở trạng thái chín muồi, tương đối phát triển của nó)? Việc này phụ thuộc vào, người lao động lệ thuộc đến đâu vào người sử dụng lao động. Người lao động, ngay cả nếu đang làm việc đi nữa, khi liên tục bị nguy cơ sa thải hay thất nghiệp đe dọa, cũng cảm thấy mình bị lệ thuộc hơn người dễ tìm được việc làm. Ở đây chúng ta đã tới những tác động đặc thù hệ thống rất sâu: đến quan hệ sức mạnh quyền lực của người lao động và người sử dụng lao động. (Kornai (1980/2011) và (2014c).

Hai thí dụ còn tạo thuận lợi cho lập luận ủng hộ sức mạnh giải thích của typo học chủ nghĩa tư bản versus chủ nghĩa xã hội từ một quan điểm nữa. 9 đặc trưng đặc thù hệ thống được liệt kê trong bảng 1 được tập hợp lại trong khuôn khổ của cách tiếp cận thực chứng. Chúng không phản ánh các mong muốn, các lựa chọn giá trị của tác giả. Đấy là những đặc trưng của các nước được coi là các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như tư bản chủ nghĩa. Tổng thể đặc trưng được giới thiệu trong bảng 1 cứ như “được chắt lọc ra” từ việc quan sát kinh nghiệm của nhóm các nước này. Và ai chấp nhận điều này, như sự mô tả thực chứng, người đó – chuyển sang thế giới của cách tiếp cận chuẩn tắc – liên quan đến chuyện này có thể hình thành lập trường của riêng trên cơ sở hệ thống giá trị riêng của người đó về cặp đối lập chủ nghĩa xã hội versus chủ nghĩa tư bản. Về phần mình tôi không tạo ra sự đánh giá tổng hợp “hoặc thiên thần hoặc quỷ sứ.” Trong thang giá trị của riêng tôi đức tính tuyệt vời của chủ nghĩa tư bản là tính năng động, sự phát triển kỹ thuật nhanh, tuy nhiên tôi cũng thấy những bất lợi và rủi ro của nó nữa. Ngược lại tính bị lệ thuộc của người lao động là nét đặc điểm khó chịu của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội cũng không chỉ có các đặc trưng ghê tởm của nó, mà cũng có các nét hấp dẫn với nhiều người: tính di động hướng lên xuất phát từ các tầng lớp nghèo tăng lên; trong nhiều khía cạnh khoảng cách xã hội giữa con người giảm đi, thiếu hụt sức lao động tạo sự an toàn cuộc sống cho những người lao động. Typo học được giới thiệu ở trên mang lại sự giúp đỡ phương pháp luận cho sự đánh giá các hệ thống lớn. Phải cân nhắc tất cả các đặc trưng cùng nhau, nếu ai đó muốn tạo ra đánh giá giá trị.

Đại loại như việc khi người ta cho điểm các môn học trong giáo dục. Giả sử rằng từng điểm số phản ánh tốt thành tích của học sinh. Còn việc đưa ra ý kiến về học sinh dựa trên cấu hình nào của các điểm số lại là việc của các giáo viên, phụ huynh, bạn học, hay phòng nhân sự của nơi làm việc tương lai: họ phải quyết định dựa vào điểm số trung bình đơn giản, vào môn học mà người đánh giá cho là quan trọng nhất, hay vào môn mà học sinh rất giỏi. Câu hỏi này sẽ lại được đề cập, nhưng trước khi thảo luận các đánh giá giá trị về các hệ thống lớn tôi phải giới thiệu typo học được tôi dùng về các hình thức chính phủ-chính trị chọn lựa thay thế (alternative).

 

PHẦN HAI: CÁC BIẾN THỂ CỦA HAI HỆ THỐNG LỚN, CÁC HÌNH THỨC     CHÍNH PHỦ-CHÍNH TRỊ LỰA CHỌN THAY THẾ

 

Các biến thể của các hệ thống lớn

Tuy các tiền đề lý thuyết lịch sử của ý tưởng quay lại xa, công trình tiên phong của Peter A. Hall và David Soskice về các biến thể của chủ nghĩa tư bản đã gây sự chú ý xứng đáng trong giới những người phát triển lý thuyết hệ thống so sánh. (Xem tuyển tập tiểu luận tổng kết đầu tiên, Hall and Soskice, 2001.) Đã tỏ ra là ý tưởng hiệu quả, tạo trường phái; ngày nay có lý do để nói về chương trình nghiên cứu có quy mô rộng và đầy sinh lực, để khảo sát các biến thể của chủ nghĩa tư bản.[17]

Mặc dù công trình tạo trường phái đã chỉ đề cập đến các biến thể của hệ thống tư bản chủ nghĩa, theo nghĩa tương tự chúng ta cũng có thể nói về các biến thể của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cuộc tranh luận nhiều mặt và sôi nổi về “các cơ chế kinh tế” thay thế của chủ nghĩa xã hội, về “các mô hình” khác nhau của chủ nghĩa xã hội trước sự thay đổi hệ thống, về các hình thức khả dĩ khác nhau của các cuộc cải cách khi đó, chúng ta có thể bình thản gọi là cuộc thảo luận về các biến thể của chủ nghĩa xã hội, dẫu khi đó từ “biến thể” đã chưa là mốt. Theo nghĩa này phần đáng kể của các công trình riêng của tôi có thể được tôi coi là phần của chương trình nghiên cứu về “các biến thể của các hệ thống”. Tôi làm việc này ngay cả khi, nếu các công trình của tôi có thể được liệt kê vào đây đã chẳng sử dụng thuật ngữ “biến thể” trước sự xuất hiện lần đầu của các công trình của Hall-Soskice hay sau đó khá lâu. Bây giờ, tại tiểu luận này cả tôi cũng dùng thuật ngữ có khả năng làm việc, có thể sử dụng tốt này.

Bên trong kiến tạo tư duy của mỗi hệ thống lớn chúng ta có thể tạo ra các typo học-biến thể dựa trên nhiều loại tiêu chuẩn.[18] Thí dụ, chúng ta có thể lập ra typo học tạo ra các type theo sự phân bố đặc trưng của thu nhập và tài sản. Hay một quan điểm tạo type khác: nhà nước can thiệp bao nhiêu và theo cách nào vào hoạt động của nền kinh tế. Các tiêu chuẩn này nổi lên hàng đầu trong tiểu luận Hall-Soskice, mà đã tạo ra hai type-biến thể chính: nó đối sánh nền kinh tế tự do (liberal) và nền kinh tế được điều phối. Kiểu mẫu trường học của cái trước là nền kinh tế Mỹ, của cái sau là nền kinh tế Đức.

Baumol và các đồng tác giả của mình áp dụng tiêu chuẩn khác cho việc tạo ra các type-biến thể: sáng kiến cá nhân và tinh thần kinh doanh có mạnh hay yếu. Phù hợp với việc này ông cho các tên khác nhau cho các biến thể được ông nêu ra: chủ nghĩa tư bản kinh doanh hay đầu sỏ hay được nhà nước điều khiển (Baumol et al, 2007.)

Bohle – Gerskovits (2012) lại đã thiết kế typo học khác: các biến thể tân-tự do, tân-tự do “được nhúng” (embedded) và tân nghiệp đoàn chủ nghĩa của chủ nghĩa tư bản.

Không phải để thế chỗ cho các typo học-biến thể được nhắc tới, mà để bổ sung cho chúng trong phần còn lại của tiểu luận tôi áp dụng một typo học-biến thể thứ ba, mà quan điểm sắp xếp chính của nó là hình thức chính phủ-chính trị. Không phải tôi nghĩ ra nguyên lý sắp xếp này; khoa học chính trị và triết học chính trị – bắt đầu từ các triết gia Hy Lạp cổ đại, tiếp tục với Machiavelli và cuối cùng với các nhà phát triển đương đại của các môn học này – đã coi việc phân tích các hình thức thay thế (alternative) của quyền lực chính trị là có tầm quan trọng nổi bật. Trong khoa học chính trị và triết học chính trị việc này luôn luôn đứng hàng đầu của những khảo sát. Đáng tiếc là các khoa học xã hội khác, giữa chúng có kinh tế học (trừ các ngoại lệ đáng kính trọng) đã bị tách rời khỏi khoa học chính trị. Tiểu luận có tựa “Paradigme hệ thống” đầu tiên của tôi, được xuất bản năm 1999, đã chỉ vừa chạm đến mối quan hệ của chính trị và kinh tế. Kể từ đó hơn một thập kỷ rưỡi trôi qua đã dạy nhiều điều, giữa chúng là các cấu trúc chính trị và các tư tưởng chính trị có tác động to lớn đến thế nào, sự nghiên cứu chúng một cách chi tiết và sâu sắc là quan trọng đến thế nào cho việc hiểu tiến trình lịch sử và những biến đổi của xã hội. Như thế việc này là cần thiết không chỉ cho việc phân tích sự thay đổi hệ thống lớn, sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản, mà cần cả cho việc làm rõ sự thay đổi lớn đã xảy ra thế nào, hình thái sinh ra như kết quả của những sự thay đổi là thế nào. Mà chỉ vì chuyện này thì tôi cũng đã phải viết tiểu luận-paradigme thứ hai này.

 

Chế độ dân chủ, chế độ chuyên quyền, chế độ độc tài

Khoa học chính trị tạo ra nhiều typo học của các hình thức chính phủ-chính trị. Trong môn học này xuất hiện hiện tượng đã được nhắc tới ở trước: phần đáng kể các tác giả cố bám riết vào hệ thống khái niệm của riêng mình, hay vào việc lấy các khái niệm của một nhà bác học tạo trường phái nào đó. Vì là về chính trị, nên những khác biệt quan điểm chính trị đan xen sâu vào sự tạo khái niệm hay sự diễn giải khái niệm. Tiểu luận hiện thời trong lĩnh vực này cũng không đặt ra cho mình mục tiêu nhằm áp đặt hệ thống khái niệm riêng cho bất cứ ai; trước hết tôi muốn làm rõ sự giải nghĩa các từ của riêng tôi. Nhưng đôi nơi tôi không thể cưỡng lại để lập luận: việc sử dụng từ được tôi lựa chọn có lợi thế gì.[19]

Typo học do tôi lựa chọn phân biệt ba type: chế độ dân chủ, chế độ chuyên quyền và chế độ độc tài. Bảng 2 giới thiệu các đặc trưng của ba type.

Cấu trúc và logic của bảng 2, xét cột đầu tiên, là trùng với của bảng 1; nó tách các đặc trưng chủ yếu và thứ yếu. Sự lặp lại gây mệt mỏi, nhưng vẫn cần, để chúng ta nhấn mạnh lại: nhóm các đặc trưng chủ yếu chứa các điều kiện tối thiểu để phân biệt ba hình thức. Chúng ta không cố gắng để có sự mô tả phong phú. Ngược lại, chỉ các đặc trưng có thể xuất hiện ở đây mà chúng cùng nhau tạo thành điều kiện cần và đủ cho sự tồn tại của một hình thức hay hình thức khác.

Đặc trưng 1 và 2 được Schumpeter diễn đạt đầu tiên trong cuốn sách Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chế độ dân chủ của ông (1942/2010), rồi theo bước chân ông Dahl (1996), và Huntington (1991) đã áp dụng và phát triển tiếp.[20]  Cách tiếp cận này nhấn mạnh phía thủ tục của các quá trình chính trị-quyền lực với tư cách tính đặc trưng chính của dân chủ. Trong nền dân chủ không cần giết kẻ bạo chúa, đảo chính quân sự, hay khởi nghĩa đẫm máu (để thay đổi chính phủ); có một thủ tục hòa bình, văn minh, không đổ máu cho sự thay đổi chính phủ: sự tranh đua của nhiều đảng, rồi bầu cử được tiến hành theo những quy định của luật. Trong nền dân chủ người thua ghi nhận sự thất bại của mình và chúc mừng kẻ thắng.

 

Bảng 2

Các đặc trưng của các chế độ dân chủ, chuyên quyền và độc tài

 

Vai trò trong hệ thống thứ bậc

của các đặc trưng

Số thứ tự  

Dân chủ

 

Chuyên quyền

 

Độc tài

 

1.

 

Có thể thay thế chính phủ bằng thủ tục hòa bình, văn minh

 

 

Không thể thay thế chính phủ bằng thủ tục hòa bình, văn minh

 

 

Không thể thay thế chính phủ bằng thủ tục hòa bình, văn minh

 

 

 

Các đặc

trưng

2. Các định chế, mà cùng nhau đảm bảo tính có thể thay thế của chính phủ, là vững mạnh Các định chế mà cùng nhau đảm bảo tính có thể thay thế chỉ tồn tại hình thức hay là yếu

 

Không có các định chế đảm bảo tính có thể thay thế của chính phủ
chủ yếu 3. Có đối lập hợp pháp ở nghị viện; nhiều đảng tham gia các cuộc bầu cử Có đối lập hợp pháp ở nghị viện; nhiều đảng tham gia các cuộc bầu cử Không có đối lập nghị viện hợp pháp; một đảng tham gia các cuộc bầu cử

 

  4. Không khủng bố (không có các trại lao động cải tạo bắt buộc và tử hình hàng loạt) Không khủng bố (không có các trại lao động cải tạo bắt buộc và tử hình hàng loạt)

 

Có khủng bố (có các trại lao động cải tạo bắt buộc và tử hình hàng loạt)
 

5.

 

Không áp dụng các công cụ đàn áp đối với đối lập nghị viện

 

Có áp dụng các công cụ đàn áp đối với đối lập nghị viện

 

 

Không có đối lập nghị viện

  6. Các định chế “kiểm soát và cân bằng” là tích cực và độc lập

 

Các định chế được cho là có vai trò “kiểm soát và cân bằng” là yếu và không độc lập

 

Không có các định chế “kiểm soát và cân bằng”

 

 

Các đặc

trưng

7. Tương đối ít quan chức được nhóm chính trị cai trị bổ nhiệm Nhóm cai trị bổ nhiệm người của nó vào hầu như mọi chức vụ quan trọng Nhóm cai trị bổ nhiệm người của nó vào mọi chức vụ quan trọng

 

thứ yếu 8. Không có giới hạn pháp luật cho sự phản kháng dân sự đối với chính phủ; khu vực dân sự mạnh Không có giới hạn pháp luật cho sự phản kháng dân sự đối với chính phủ; nhưng khu vực dân sự yếu

 

Luật cấm sự phản kháng dân sự đối với chính phủ
  9. Những người liên quan và các tổ chức của họ tham gia theo nhiều hình thức và mức độ thích hợp vào chuẩn bị các quyết định (sự tham gia xứng đáng)

 

Khung khổ pháp lý của sự tham gia có tồn tại, nhưng trên thực tiễn không phổ biến Không quy định sự tham gia ngay cả về hình thức
  10. Luật đảm bảo quyền tự do báo chí và thực sự có tự do báo chí Hạn chế quyền tự do báo chí bằng các công cụ pháp lý và kinh tế Không có quyền tự do báo chí

 

 

Sự hiện diện cùng nhau của đặc trưng 1 và 2 được liệt kê trong bảng 2 là cần và đủ cho việc khu biệt nền dân chủ và chế độ chuyên quyền ở một đầu của phổ chính trị. Điều kiện 3 và 4 không cần cho việc khu biệt này, bởi vì xét về các khía cạnh này không có sự khác biệt giữa hai hình thức. Nhưng phải chú ý đến cả bốn đặc trưng chủ yếu, nếu chúng ta muốn khu biệt chế độ chuyên quyền và chế độ độc tài ở đầu kia của phổ chính trị. Ở đây đặc trưng 3 nổi lên: trong chế độ chuyên quyền có đối lập hợp pháp, dẫu có yếu đi nữa; trong chế độ chuyên quyền hệ thống đa đảng hoạt động, còn chế độ độc tài dựa trên hệ thống độc đảng.[21] Và ở đây đặc trưng 4 trở nên có tính quyết định: trong chế độ độc tài sự khủng bố ngự trị, quyền lực chính trị bơi trong máu, hàng triệu người trở thành nạn nhân. So với tình trạng này ở chế độ chuyên quyền, trong trạng thái được tổ chức của nó, người ta thực hành quyền lực với các công cụ hầu như hoàn toàn không đổ máu.[22]

Giữa các đặc trưng chủ yếu không có việc hình thức nào đó biểu hiện ý chí của nhân dân đến mức nào. Vì hai kiểu cân nhắc mà chúng ta loại vấn đề này ra khỏi các tiêu chuẩn. Một cân nhắc là sự phân biệt rạch ròi giữa cách tiếp cận thực chứng và cách tiếp cận chuẩn tắc. Tại vị trí này chúng ta không đặt ra câu hỏi: các tính chất đáng mong mỏi của dân chủ nên là những gì? Và chúng ta không đưa thêm vào điều này rằng các chế độ không có các tính chất này có đáng tên dân chủ hay không. Chúng ta chỉ giới hạn vào vấn đề: các đặc trưng nào khu biệt các hình thức chính phủ-chính trị thay thế tồn tại trong thực tế. Còn nếu chúng ta vẫn ở trong thế giới phân tích thực chứng: liệu các nền dân chủ có biểu thị ý chí của nhân dân ở mọi nơi? Đáng tiếc, không hiếm khi tình hình lại hóa ra là bản thân bạo chúa chuyên quyền hay nhà độc tài lại có thể có được sự ủng hộ chân thành của đa số lớn. Hãy nghĩ về các đám đông dân Đức chân thành nhiệt huyết vì Hitler và thực sự thất vọng với nền dân chủ Weimar.

Hai quan điểm chi phối khi lập danh mục gồm không chỉ 4 đặc trưng chủ yếu, mà cả 6 đặc trưng thứ yếu (cũng giống như khi soạn bảng 1). Một-một đặc trưng thực sự xuất hiện ở mỗi thực thể thuộc về type, như thế hãy là tính chất chung của mỗi sự thực hiện lịch sử cụ thể của hình thức chính phủ-chính trị này hay khác. Quan điểm thứ hai: hãy là tính chất, mà chí ít khu biệt rõ rệt với một type thay thế. Có thể là, bên cạnh các đặc trưng được liệt kê còn có thể tìm thấy một-hai cái nữa cũng phù hợp với hai quan điểm này. Có thể là, cần phải mô tả đặc trưng nào đó khác đi. Tôi để ngỏ cho mọi đề xuất theo hướng này. Nhưng điều tôi không thể từ bỏ là mối quan hệ có thể biểu hiện tốt bằng cặp khái niệm chủ yếu-thứ yếu: bên trong các tương tác thì tác động của các đặc trưng chủ yếu là mạnh hơn sự tác động phản lại; các đặc trưng chủ yếu là các đặc trưng xác định lịch sử của một nước theo cách làm thay đổi vận mệnh.

Chế độ chuyên quyền (autocracy), trong paradigm được trình bày tại tiểu luận này không phải là một “dải giữa” bị nhòe giữa hai thái cực, chế độ dân chủ và chế độ độc tài, mà là một type có thể được xác định một cách rõ nét, theo nghĩa mà Weber gọi là “type lý tưởng”. Nó là một cấu trúc lý thuyết, mà cách tiếp cận của riêng tôi tách biệt khỏi hai type khác, chế độ dân chủ và chế độ độc tài.

Có những hiện tượng hết sức quan trọng, tác động mạnh đến số phận của các dân tộc và các cá nhân, mà tôi đã không liệt kê vào giữa các đặc trưng của các hình thức chính phủ-chính trị được mô tả trong typo học. Tôi đưa ra một thí dụ duy nhất: tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc và chính sách được điều khiển từ chủ nghĩa dân tộc. Dân chủ không bảo vệ chúng ta khỏi điều này. Hãy chỉ nghĩ đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất khủng khiếp, mà trước sự nổ ra của nó phần lớn các chính trị gia của cả hai phía đã tham gia vào việc hình thành những căng thẳng chiến tranh, giữa họ đã là cả các lãnh tụ nhà nước lãnh đạo các nền dân chủ Anh và Pháp nữa, khi nổ ra chiến tranh trong hai nền dân chủ này làn sóng dân tộc chủ nghĩa đã tràn ngập phần lớn dân cư. Nhưng tư tưởng quốc tế chủ nghĩa của “vô sản thế giới liên hiệp lại” cũng chẳng làm cho các nước xã hội chủ nghĩa được miễn dịch với chính sách dân tộc chủ nghĩa, mà thí dụ chiến tranh xảy ra trong năm 1979 giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc và Việt Nam là bằng chứng. Tôi là tín đồ của dân chủ, nhưng tôi không cho nó là lý tưởng; như Churchill đã diễn đạt một cách kinh điển: nó là hình thức chính phủ tồi, nhưng không có cái tốt hơn nó. Tôi coi là đức hạnh đặc biệt quan trọng của dân chủ, rằng – trong khi hoạt động – có thể thay đổi chính phủ một cách văn minh.

 

Tính mềm và tính cứng của các chế độ chuyên quyền và độc tài

Nét đặc điểm chung của các chế độ chuyên quyền và độc tài là người ta điều khiển từ trên. Hình thành hệ thống thứ bậc hình-tháp, mà ngồi trên đỉnh của nó đa phần là một cá nhân duy nhất: thủ lĩnh, nhà chuyên quyền, hay nhà độc tài. Không ai ra lệnh cho người đó. Đi từ đỉnh xuống, ở mọi tầng cá nhân ứng xử theo hai cách: với bên trên ngoan ngoãn chấp hành, còn với bên dưới thì ra lệnh. Chỉ ở tầng cuối cùng tình hình là khác; ở đó mọi cá nhân chỉ nhận lệnh, ngược lại không thể ra lệnh cho bất kỳ ai.

Cả trong chế độ chuyên quyền, lẫn trong chế độ độc tài khuynh hướng tập trung mạnh chiếm ưu thế. Nó có thiên hướng đặt càng nhiều hoạt động của xã hội, càng nhiều lĩnh vực của cuộc sống dưới ý chí trung ương.

Có nhiều loại công cụ cho việc thực hiện ý chí trung ương: phần thưởng và hình phạt, trước tiên là những sự ban phát thật và sự thực hiện trừng phạt thật. Nhưng một phần của kho công cụ cũng là lời hứa thưởng và sự đe dọa phạt. Ảnh hưởng sâu rộng đến các hành động của cá nhân là hy vọng rằng với sự trung thành vô điều kiện có thể lấy được cảm tình của các sếp và nỗi sợ hãi về sự trừng phạt hành động không trung thành.

Khi nói về tính mềm hay tính cứng của quyền lực chính trị, thì bằng những thuật ngữ này chúng ta mô tả đặc trưng một cách tóm tắt bản chất của các công cụ áp chế việc thực hiện các lệnh từ trên xuống. Hãy xét đặc trưng số 4 trong bảng 2: giữa các thứ khác cái phân biệt chế độ chuyên quyền với chế độ độc tài là, trong cái trước người ta không áp dụng, còn trong cái sau họ áp dụng các công cụ của sự khủng bố đẫm máu, của sự đàn áp thô bạo. Thế hệ của tôi đã trải qua thời kỳ Stalin, khi hàng đêm công dân đều khiếp sợ để ý đến tiếng động: không phải chiếc ôtô đen đang đến và đưa ta đến phòng tra tấn, đến trại lao động độc ác hay đến nơi hành quyết. Phép thử giấy quỳ đơn giản: nếu sự khiếp sợ này thấm vào linh hồn của phần lớn dân cư, thì chúng ta sống trong chế độ độc tài. Nếu ngược lại – dẫu chúng ta sống trong chính thể bạo ngược – chí ít không cần phải sợ điều này, thì hình thức chính quyền “chỉ” là chế độ chuyên quyền.

Chúng ta có thể phân biệt không chỉ hai type, chế độ chuyên quyền và chế độ độc tài, khỏi nhau bằng kho công cụ của sự thực hiện lệnh và buộc phải trung thành. Có lý do để nói về mức độ mềm-cứng bên trong một type chính phủ-chính trị nữa. Thứ tự của quá trình lịch sử có thể khác nhau. Chế độ độc tài cộng sản dưới sự cai trị của Stalin đã đặc biệt cứng, còn thời kỳ của Brezsnyev và Andropov có thể được mô tả đặc trưng như chế độ độc tài mềm. Vẫn còn mọi đặc trưng của chế độ độc tài, nhưng họ đã áp dụng các công cụ đàn áp với ít máu đổ hơn, ít tàn ác hơn.

Tại Hungary nhiều người cảm thấy: cuộc sống trong thời kỳ cuối của chế độ Kádár đã dễ hơn bây giờ, trong năm thứ sáu của sự cai trị của đảng Fidesz. Đúng, chế độ độc tài mềm đang hướng tới tan rã có thể đảm bảo cho những người không làm chính trị những điều kiện dễ chịu hơn, dễ chịu đựng hơn chế độ chuyên quyền cứng. Quan trọng hơn thế, lý thuyết hệ thống so sánh lưu ý đến đường ranh giữa chế độ chuyên quyền và chế độ độc tài.

Trong các chế độ chuyên quyền có thiên hướng để biến thành chế độ độc tài. Nếu tiểu luận của tôi không tự giới hạn ở các bức ảnh chụp nhanh, mà mô tả động học của lịch sử theo kiểu phim, chúng ta có thể nhận thấy rằng chế độ chuyên quyền biến thành chế độ độc tài nhanh hay chậm. Tuy nhiên, tiểu luận của tôi không đảm nhiệm việc viết lịch sử, mà là việc tạo type theo tinh thần của cách tiếp cận của Weber. Trong khung khổ này là thiết thực để phân biệt một cách rõ rệt chế độ chuyên quyền và chế độ độc tài.

 

Quan hệ của hai typo học

Tiểu luận đã áp dụng hai typo học. Bảng 3 giới thiệu quan hệ giữa hai typo học này.[23]

 

Bảng 3: Quan hệ của hai typo học

 

Hệ thống lớn

Hình thức chính phủ

Hệ thống tư bản chủ nghĩa Hệ thống xã hội chủ nghĩa
 

Dân chủ

 

có thể hoạt động

 

không thể hoạt động

 

Chuyên quyền

 

có thể hoạt động

 

có thể hoạt động

 

Độc tài

 

có thể hoạt động

 

 

có thể hoạt động

 

 

Bảng 3 minh họa nhiều khẳng định quan trọng cơ bản.

Chế độ dân chủ không làm cho xã hội được miễn dịch với các chế độ chuyên quyền và độc tài. Các hoàn cảnh lịch sử không may cùng nhau có thể khiến chế độ dân chủ chuyển thành chế độ chuyên quyền, thậm chí chế độ độc tài. Nhiều bài học lịch sử chứng thực điều này. Tôi chỉ nhắc đến thí dụ bi thảm nhất: nền dân chủ Weimar, mà đã không được bảo vệ đối lại các lực lượng của nền độc tài nazi. Cũng có thí dụ mới hơn. Nền dân chủ chóng tàn Nga đã chỉ hoạt động qua vài năm, rồi chế độ chuyên quyền do Putin thống trị đã thế chỗ nó.

Như khẳng định ở trên nói rằng chủ nghĩa tư bản có thể hoạt động mà không có dân chủ, khẳng định này không thể được đảo ngược. Dân chủ không thể hoạt động mà không có chủ nghĩa tư bản. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa” là không thể.[24] Tất nhiên tuyên bố này phụ thuộc vào sự giải nghĩa của các từ: “định luật bất khả” này là đúng nếu chúng ta sử dụng các từ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội theo giải nghĩa trong bảng 1 và thuật ngữ dân chủ theo giải nghĩa trong bảng 2.

Tuyên bố rằng thiết lập chủ nghĩa tư bản là đủ vì sớm-muộn nó cũng tạo ra dân chủ là tuyên bố sai. Chủ nghĩa tư bản là điều kiện cần, nhưng không đủ của dân chủ. Nội dung của tuyên bố phủ định phụ thuộc vào, chúng ta hiểu “sớm-muộn” là gì. Hàng năm? Hàng thập kỷ? Hàng thế kỷ? Theo quan điểm của tôi Trung Quốc bây giờ có thể được coi là hệ thống tư bản chủ nghĩa, trong khi hình thức chính phủ-chính trị của nó không nghi ngờ gì là chế độ độc tài. Không có đối lập hợp pháp, hệ thống một đảng hoạt động. Sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu hàng thập kỷ trước, nhưng chẳng có dấu hiệu nào rằng họ đã đến gần dân chủ hơn.

Lý thuyết hệ thống toàn trị gắn với tên và cuốn sách của Hannah Arendt (1951/1992). Ý tưởng cơ bản của bà chỉ có thể khớp một nửa vào hệ thống khái niệm của tiểu luận của tôi. Dòng cuối cùng của bảng 3 có thể làm cho hợp với cách sử dụng từ của Arendt. Nước Đức của Hitler và nước Nga của Stalin đã là chế độ độc tài, cụ thể là cả hai có thể coi là sự thể hiện độc ác nhất, cứng rắn nhất của nó. Trong chừng mực này có tên gọi chung là hợp lý. Cả hai đã là toàn trị theo nghĩa, rằng các chủ nhân quyền lực đã không từ bất kể công cụ nào. Cả hai cũng đã là toàn trị cả theo nghĩa, rằng nó muốn xía vào mọi khía cạnh của đời sống, kể cả lĩnh vực tư nữa, từ những công việc riêng tư nhất của con người, sự sinh trẻ em, đời sống gia đình, các sở thích tình dục của cá nhân,…, đến tín ngưỡng của mọi người. Thế nhưng vẫn có những sự khác biệt thật căn bản giữa chúng. Trong khung khổ phân tích hiện thời tôi không cho là sự khác biệt quan trọng nhất, rằng giữa ý thức hệ của hai hệ thống thì cái nào đã là có thể chấp nhận được hơn về mặt đạo đức, hay đê tiện hơn ngay từ trước. Tôi cũng không đo sự khác biệt bằng con số hàng triệu các nạn nhân gây sửng sốt. Sự khác biệt căn bản là, một đã hoạt động trong khung khổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa, còn cái khác đã hoạt động trong khung khổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Điều này là quan trọng không chỉ cho lý thuyết hệ thống so sánh, mà cũng đã có tác động sâu rộng đến đời sống của các công dân nữa.

 

 

 

Liệt kê các nước hậu xã hội chủ nghĩa theo typo học hình thức chính phủ-chính trị

Hãy áp dụng bộ máy khái niệm được giới thiệu ở trên cho các nước, mà trong năm 1987 được coi là các nước xã hội chủ nghĩa, tức là cho khu vực hậu xã hội chủ nghĩa. Hình 3 lại giới thiệu bản đồ thế giới.

Vilagterkep-mintak0703-2

Hình 3

Bản đồ thế giới 2013-2015. Liệt kê các nước thuộc khu vực hậu xã hội chủ nghĩa theo typo học “dân chủ, chuyên quyền, độc tài”

Các nước xuất hiện trong bốn màu. Chúng ta tô màu xanh các nền dân chủ, màu vàng các chế độ chuyên quyền, màu đen các chế độ độc tài và màu xám cho các nước mà chúng tôi không chắc chắn trong sự liệt kê.[25]

Trước khi tôi gắn thêm các ghi chú nội dung vào bản đồ, cần phải nói vài lời về việc dựa trên cơ sở các nguồn nào chúng tôi đã tiến hành việc liệt kê khi soạn cả hai bản đồ thế giới của các hình 2 và 3.

Chúng tôi đã sử dụng các đánh giá của nhiều báo cáo quốc tế nổi tiếng Bertelsmann Stiftung (2016a, 2016b và 2016c), European Bank of Development and Reconstruction (2015a và 2015b),   Freedom House (2016a và 201b), và Word Economic Forum (2016a và 2016b).[26] Chúng tôi dựa sâu rộng vào các đánh giá này, nhưng không phải không phê phán; những đánh giá riêng của chúng tôi đôi nơi khác với của báo cáo quốc tế này hay kia.

Nguồn khác là khối tài liệu khổng lồ phân tích một-một nước hay một nhóm nước. Chúng tôi chỉ có thể soát qua một phần nhỏ của khối tài liệu cỡ thư viện này.[27]

Bản đồ thế giới này, cũng như hình 2, là một bức ảnh tĩnh về hiện tại; nó không cho sự mô tả động theo kiểu phim, tức là sự soát lại xem khi nào một nước nào đó chuyển từ một hình thức chính phủ-chính trị sang hình thức khác. Việc này hiển nhiên là hết sức quan trọng và đáng làm bài học, nhưng vượt quá khung khổ của tiểu luận này, cần đến việc viết một cuốn sách tổng kết lớn, hay còn đầy đủ hơn, một cuốn sách lớn về mỗi nước hoặc mỗi nhóm nước lớn nhỏ. Đáng tiếc tôi không đủ sức cho việc này; tôi hy vọng những người khác sẽ làm những nhiệm vụ khổng lồ này.

Tôi cũng nói riêng về vài nước.

Đã nói đến Nước Nga rồi, mà trong vài năm sau sự tan rã của Liên Xô xét từ quan điểm thủ tục đã hoạt động như một hệ thống đa đảng thực sự, như nền dân chủ tự do nghị viện. Thế nhưng tại một điểm nó đã quay lại và trở thành chế độ chuyên quyền, không từ việc sử dụng các công cụ đàn áp ngày càng cứng rắn hơn. (Sz. Bíró 2012.) Trong số nhà nước hậu duệ của Liên Xô một thời ba nước vùng Baltic, ngoài ra còn Gruzia, Moldova và Ukraina có thể được đánh giá là dân chủ. Chúng ta có thể coi các nước hậu duệ Soviet khác là các chế độ chuyên quyền với một ngoại lệ: Türkmenistan từ chế độ chuyên quyền đã biến thành chế độ độc tài.

Có tranh luận rộng và sâu về hình thức chính phủ-chính trị và nền kinh tế của Trung Quốc, với sự tham gia của cả các chuyên gia Tây phương, và cả các chuyên gia người Hoa sống ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), trong số họ có những người sống ở Đài Loan và ở Hongkong vẫn chưa hoàn toàn là thành viên của Trung Quốc. Dù lác đác, giữa các giới hạn của kiểm đuyệt và tự-kiểm duyệt các nhà nghiên cứu ở CHNDTH cũng cất lên tiếng nói của họ. (Tôi lấy ra vài công trình từ tài liệu tham khảo đa dạng: Chen – Dickson 2008, Csanádi (2016), King – Pan – Roberts 2013, Naughton – Tsai 2015, Schambaugh 2008, Schell (2016), Tsai 2007, Xu 2011.) Theo một lập trường, các đặc trưng cơ bản của hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thịnh hành rồi ở Trung Quốc, tuy không nghi ngờ gì là khu vực thuộc sở hữu nhà nước vẫn còn rất quan trọng. Về hình thức chính phủ-chính trị có thể được đánh giá rõ ràng là chế độ độc tài, xuất hiện mọi đặc trưng của nó. Một thời gian chế độ độc tài đã trở nên mềm hơn một chút, nhưng trong những năm gần đây lại trở nên cứng hơn. Lực lượng chính trị lãnh đạo tuy vẫn luôn luôn tự gọi mình là đảng cộng sản, nhưng từ lâu đã từ bỏ cương lĩnh leninist, áp đặt bằng vũ lực sự chi phối của sở hữu công và sự điều phối quan liêu trung ương lên xã hội rồi. Theo lập trường khác, ở Trung Quốc đã bắt đầu từ lâu rồi sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản, từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ, nhưng tiến triển rất chậm và cẩn trọng. Sẽ còn kéo dài, nhưng cuối cùng chuyển thành hệ thống tư bản chủ nghĩa. Họ không loại trừ sự chuyển đổi chậm theo hướng hình thức chính phủ-chính trị ít đàn áp hơn, thậm chí những người lạc quan nhất tính đến khả năng là vào cuối sự chuyển đổi nó trở thành dân chủ. Cuối cùng theo một lập trường thứ ba Trung Quốc là hình thái riêng, nửa chủ nghĩa xã hội và nửa chủ nghĩa tư bản; hình thái này được điều khiển bởi một loại mới của hình thức chính phủ-chính trị, mà các đặc trưng của nó khác với các đặc trưng của cả chế độ chuyên quyền lẫn chế độ độc tài; Trung Quốc là hiện thân quan trọng nhất của “con đường thứ ba.” Về phần mình, tôi chấp nhận lập trường đầu tiên, và một cách phù hợp Trung Quốc nhận được sự liệt kê trên hai bản đồ thế giới. (Kornai, 2014a, 2014b).

Hai bản đồ cũng phản ánh cùng lập trường này liên quan đến Việt Nam và Lào. Ngược lại theo thông tin hạn hẹp có được thì Cambodia từ chế độ độc tài một thời đặc biệt độc ác có thể được liệt kê vào giữa các chế độ chuyên quyền.[28]

Theo sự thật lập trường này sẽ có sức thuyết phục, nếu các số liệu thống kê đáng tin cậy chứng tỏ: trong bốn nước Á châu này bất chấp vị trí mạnh của khu vực nhà nước sở hữu tư nhân đã trở thành hình thức chi phối; ngoài ra các dữ liệu bằng số chứng minh rằng, bất chấp sự can thiệp hành chính vào thị trường nhưng điều phối thị trường đã chiếm ưu thế rồi. Đáng tiếc không có những dữ liệu như vậy.[29]

Theo typo học “chủ nghĩa xã hội versus chủ nghĩa tư bản”, chúng tôi đánh giá Cuba là nước đang chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản được minh họa trên hình 2, tuy họ mới đang ở những bước đầu tiên của con đường. Thế nhưng hệ thống độc đảng vẫn tồn tại, đối lập hợp pháp không thể hoạt động và vì thế trên hình 3 chúng tôi liệt kê là chế độ độc tài. Đúng là, nền độc tài đã mềm đi một chút, bớt đàn áp hơn, nhưng dẫu sao vẫn là độc tài. Tuy nhiên không thể loại bỏ khả năng rằng hình thức chính phủ-chính trị sẽ tiến đến chế độ chuyên quyền, thậm chí vượt quá nó theo hướng dân chủ, nhưng khả năng cao là, trong khi vị trí của sở hữu tư nhân và điều phối thị trường mạnh lên, thì hình thức chính phủ-chính trị vẫn là độc tài.

Vùng hậu xã hội chủ nghĩa mà chúng tôi tô màu xám là khá lớn, báo hiệu rằng chúng tôi không chắc chắn trong việc liệt kê chúng vào type nổi bật được mô tả nào. Việc này có thể có nhiều nguyên nhân.

  1. a) Các xung đột vũ trang đã nổ ra hay bây giờ vẫn đang nổ ra trong nước. Các giai đoạn đã kế tiếp nhau, trong đó hình thức chính phủ-chính trị đã giống lúc với nền dân chủ, lúc với chế độ chuyên quyền và độc tài. Tư liệu nền số 5 trên trang nhà của tôi cho tổng quan về những nước này.[30]
  2. b) Trong phần đáng kể của các nước này islam là tín ngưỡng phổ biến nhất. Trong một phần các nước này tác động islam không ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế cũng chẳng đến hình thức chính phủ-chính trị. Tuy nhiên, trong phần khác của các nước này đã hình thành hình thức chính phủ-chính trị thần quyền riêng biệt. Chúng ta có thể coi đấy là một type-con của type chế độ chuyên quyền. Về những thứ này tư liệu nền số 5 có thể thấy trên trang nhà của tôi cho một tổng quan. Tôi không cảm thấy mình đủ thành thạo về thế giới islam; vì sự thận trọng tôi liệt kê vào miền xám các nước có vấn đề đối với tôi.
  3. c) Dòng cuối có giá trị với cả mấy nước không thuộc nhóm a) và b) nữa (không có xung đột vũ trang, tín ngưỡng islam không lan sang chính trị), nhưng sự thiếu những hiểu biết cần thiết đã ngăn tôi áp dụng typo học của mình và vì thế chúng tôi tô màu xám.

 

Bảo vệ tên gọi chế độ chuyên quyền 

Giữa hai type cực điểm là dân chủ và độc tài, có một type ở giữa mà một cách rõ ràng không thể gọi là dân chủ được, cũng chẳng thể gọi là độc tài được. Về sự tồn tại của type ở giữa như vậy ít-nhiều có sự đồng thuận trong giới các nhà nghiên cứu khoa học chính trị và lý thuyết hệ thống so sánh. Ngược lại chẳng hề có sự thống nhất nào về các tiêu chuẩn mà trên cơ sở đó chúng ta quyết định ở một bên: liệu có phải là dân chủ hay là type ở giữa hay không. Tương tự ở bên kia làm sao chúng ta biết: chúng ta đối mặt với type ở giữa hay với chế độ độc tài. Trong tiểu luận này tôi chẳng làm gì khác, như tôi đã làm trong các công trình trước của mình: tôi bày ra trước bạn đọc rằng tôi dựa vào các tiêu chuẩn nào để tách biệt ba type. Bảng 2 tóm tắt việc này. Dù có đồng ý với bảng này hay không – chí ít là rõ trước bạn đọc, rằng tác giả của bài viết phân định ba kiểu hình thức với nhau ở đâu.

Việc tách biệt các type gắn mật thiết với các tên gọi. Trong lĩnh vực chính trị phần đáng kể các tên gọi có giọng điệu chính trị của nó, và với việc này chúng ta đã bước ngay từ thế giới của sự mô tả thực chứng sang thế giới của sự phân tích chuẩn tắc tạo ra những phán xét giá trị. Tôi không muốn nhắm mắt trước hiện tượng này. Hệ thống giá trị của riêng tôi và niềm tin chính trị của tôi cũng đóng vai trò trong việc tôi gọi type ở giữa là chế độ chuyên quyền trong các công trình của riêng tôi. Là một nhà dân chủ không có các ảo tưởng; bất chấp những thiếu sót và các mối hiểm nguy của nền dân chủ, tôi coi hình thức chính phủ-chính trị này là tốt nhất. Là sai lầm nghiêm trọng – và về phần mình tôi cũng chẳng sẵn sàng – nhường tên gọi dân chủ cho các hình thức chính phủ, mà theo các tiêu chuẩn cơ bản không phải là các nền dân chủ. Vấn đề này không được giải quyết bằng cách gắn các tính từ vào từ rất quý giá này. Vì các cân nhắc chuẩn tắc tôi vứt bỏ các thuật ngữ dân chủ không tự do (illiberal democracy) hay dân chủ thủ lĩnh; tôi cho việc sử dụng chúng là có hại.[31] Tôi phân biệt nền dân chủ và các đặc trưng của miền giữa trong bảng 2 sao cho không “nền dân chủ không tự do” hay “nền dân chủ thủ lĩnh” nào lại nào vừa vào phạm trù dân chủ cả.

Bây giờ nhiều người không còn nhớ đến các tên gọi chính thức của ý thức hệ cộng sản nữa. Nó cũng sử dụng cấu trúc tính từ. Nền độc tài phổ biến trong hệ thống xã hội chủ nghĩa được người ta gọi là nền dân chủ nhân dân. Họ tuyên truyền rằng đây mới là dân chủ thực sự, ngược với dân chủ tư sản, chỉ là dân chủ hình thức, sáo rỗng, mà sự nghiệp của nó không phải là để phục vụ nhân dân, mà là phục vụ giai cấp tư sản. Bộ máy khái niệm của riêng tôi xác định các đặc trưng của dân chủ sao cho không cần đến cấu trúc tính từ trong việc gọi tên.

 

Sự cạn kiệt của “làn sóng dân chủ hóa thứ ba”

Các công trình của Huntington, nhất là Làn sóng Thứ ba (1991) đã có tác động mạnh đến tôi. Giá như ông đọc tiểu luận này, có lẽ ông nhăn nhó rằng tôi công bố các bức ảnh tĩnh trên hai bản đồ thế giới; theo ông lịch sử chỉ có thể được mô tả một cách động. Giá mà tôi có sức để viết một cuốn sách, mà – bên cạnh điều muốn nói khác – sự mô tả động của các quá trình chuyển đổi riêng của các nước hậu xã hội chủ nghĩa cũng vừa vào đó. Tiểu luận hiện thời không đảm trách việc này. Như tôi đã chỉ ra trước đây: tôi công bố những bức ảnh tĩnh chụp nhanh. Bên cạnh mọi thiếu sót của nó tôi cho việc này là quan trọng, hữu ích và có khả năng làm việc; nó tạo các tay vịn cho sự phân tích bằng cách tách biệt không thể nhầm lẫn các type với nhau: hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa; hình thức chính phủ-chính trị dân chủ với chế độ chuyên quyền và chế độ độc tài. Chính vì thiếu sự tách biệt rạch ròi nên dẫn đến việc đặt các nước của khu vực hậu xã hội chủ nghĩa trong hình 1.1 của Làn sóng Thứ ba (Huntington 1991, 11 p.) – theo đánh giá của tôi – là có thể đáng ngờ, hay thực ra là sai lầm.

Theo typo học được áp dụng trong tiểu luận này ở Trung-Đông Âu và vùng Baltic trước sự thay đổi 1989-1992 đã là chế độ độc tài, tuy ở một số nước áp lực khủng bố đã nhẹ đi một chút. Gió thổi theo hướng dân chủ, nhưng (theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt riêng của tôi) các điều kiện tối thiểu của dân chủ đã không thỏa mãn. Ngược lại Huntington liệt kê Hungary, Ba Lan, Đông Đức và ba nước Baltic vào giữa các nước mà đã xảy ra dân chủ hóa trong làn sóng thứ nhất,[32] còn Bulgaria và Mông Cổ vào giữa các nước dân chủ hóa trong làn sóng thứ ba.

Nhiều khi người ta viện dẫn ẩn dụ “cốc nước nửa đầy, nửa vơi.” Huntington vui (và hàng triệu người, giữa họ tôi cũng vui) cho việc số nước dân chủ đã tăng lên từ làn sóng này đến làn sóng khác. Chúng ta vui rằng dưới hàng thập kỷ có thêm một ít nước trong cốc. Nhưng nhìn vào hình 3, vào bản đồ thế giới về sự phân bổ các hình thức chính phủ-chính trị, thấy cái cốc rỗng một nửa, hay đúng hơn ba phần tư thì nỗi cay đắng dâng trào. Liên Xô đã sụp đổ, chế độ khủng bố kinh hoàng của Mao Trạnh Đông đã chấm dứt – thế mà hình thức chính phủ-chính trị dân chủ chỉ có hiệu lực trên chỉ 10,3 phần trăm dân số và 11,3 phần trăm của diện tích của khu vực hậu xã hội chủ nghĩa. Các nền chuyên quyền ngự trị trên 14,8 phần trăm dân số và 56,7 phần trăm diện tích của khu vực; các chế độ độc tài ngự trị trên 68,4 phần trăm dân số và 26,1 phần trăm diện tích khu vực.[33] Không có dấu hiệu rằng dân chủ hóa sẽ tiếp tục; làn sóng thứ ba của Huntington đã cạn kiệt. Thậm chí, ở nước Hungary đã xảy ra cái Huntington gọi là làn sóng ngược: từ nền dân chủ hoạt động dù tốt-dù xấu suốt hai mươi năm đã biến thành chế độ chuyên quyền.[34] Từ các cuộc bầu cử 2016 nhiều dấu hiệu cho thấy: Ba Lan cũng đi trên đường Hungary, phá hủy các định chế kiểm soát và cân bằng, rời xa dân chủ và nhà nước pháp quyền. Và ai biết được, làn sóng ngược này lan ra bao nhiêu nước nữa.[35]

 

Về sự ủng hộ kinh nghiệm của các bản đồ

Mục tiêu chính của tiểu luận của tôi là việc tóm tắt bộ máy khái niệm riêng của tôi, cũng như phác họa hai typo học liên quan, gới thiệu các tiêu chuẩn phục vụ cho việc phân định ranh giới của các type. Không thể “chứng minh” các khái niệm, các typo học, chúng không phải là các khẳng định (không phải là định lý), mà nội dung sự thật của chúng có thể được trụ đỡ hay có thể bị bác bỏ về mặt kinh nghiệm. Bộ máy khái niệm và typo học là các công cụ làm việc của nhà nghiên cứu; sự mong đợi đối với chúng là, chúng phải có khả năng hoạt động, phải giúp sự hiểu biết thực tế. Tôi tin rằng bộ máy khái niệm được giới thiệu tóm tắt ở đây phù hợp với sự mong đợi đó và tôi hy vọng rằng tôi thành công để thuyết phục ngày càng nhiều bạn đọc về điều này. Ngược lại, những sự liệt kê dựa trên cơ sở của hệ thống khái niệm riêng và các typo học của tôi (các bản đồ trong văn bản của tiểu luận và dữ liệu nền số 2 trên trang nhà của tôi) là các khẳng định; chúng có thể bị bác bỏ. Liên quan đến màu của từng nước có thể nêu (câu hỏi) rằng (cho trước các tiêu chuẩn của việc liệt kê) nó có phản ánh đúng hay sai thực tế, khẳng định được tượng trưng “bằng màu” có đúng hay sai, có thể được củng cố hay cần phải bỏ đi và bù bằng khẳng định khác.

Nhiều tổ chức quốc tế tiến hành xây dựng các báo cáo so sánh, chỉ ra tình hình của các nước thế nào trong việc xây dựng các định chế của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trong việc đảm bảo các quyền công dân, hình thức chính quyền của một nước được đánh giá ở mức độ nào là dân chủ, độc tài, hay là hình thái khác. Mỗi báo cáo áp dụng một phương pháp luận xác định, áp dụng các typo học và các sự phân loại khác nhau. Đáng tiếc, tôi không biết tiểu luận, mà so sánh cẩn trọng các báo cáo với nhau, và phân tích các phương pháp luận của chúng với con mắt phê phán. Cùng với các đồng nghiệp của mình chúng tôi đã sử dụng chủ yếu tư liệu của hai tổ chức, các báo cáo của Bartelsmann (2016a, 2016b, 2016c) và của Freedom House (2016a, 2016b). Trong khi tôi đánh giá cao việc các báo cáo này đã được xây dựng một cách tận tâm với công việc nghiên cứu khổng lồ và để cho các chính trị gia, các nhà báo và các nhà nghiên cứu hàn lâm khắp thế giới có thể sử dụng chúng một cách miễn phí, trên nhiều điểm tôi không đồng ý với phương pháp luận và hệ thống tiêu chuẩn của họ.[36] Tôi chỉ nhắc đến vài trong số này.[37]

Cho việc mô tả đặc trưng trạng thái của chủ nghĩa tư bản cần biết rằng các quan hệ sở hữu là thế nào, sự phân bố của các hình thức sở hữu khác nhau ra sao, các tổ chức thống kê quốc tế không xem xét các dữ liệu có tầm quan trọng then chốt này; không có nước nào mà trong đó tổ chức nghiên cứu hoặc nhà nước hoặc tư nhân đã thử khảo sát. Về phần mình tôi coi điều này là cản trở gây khó chịu của sự nhận thức khoa học. Tôi không chê trách các nhà biên soạn các báo cáo Bertelsmann và Freedom House rằng họ không đưa ra các số liệu này cho bạn đọc, mà trách rằng họ hầu như đi cạnh vấn đề mà không có một lời, dù việc này làm giảm đáng kể sức thuyết phục của báo cáo của họ.

Tiểu luận của tôi áp dụng sự phân phạm trù khác cho việc tạo typo học của các hình thức chính phủ-chính trị. Nơi tôi, cách tiếp cận thủ tục kiểu Schumpeter đóng vai trò trung tâm: việc suy ngẫn lại xem chính phủ có thể được thay thế không trong khung khổ bầu cử đa đảng một cách văn minh, được xác định rõ ràng. Thuộc về việc này là tính bền của hệ thống kiểm soát và cân bằng và khả năng can thiệp hữu hiệu, là xã hội dân sự, là mức độ độc lập của các tổ chức cấp dưới với chính phủ trung ương, là sức mạnh tương đối của các xu hướng tập trung và tản quyền và vân vân.

Tôi thấy thiếu nhất cái, mà là một trong những thông điệp chính của tiểu luận này: người ta không nhận thấy đủ rằng khi sự tương tác của các hiện tượng chống thị trường, cũng như chống dân chủ có biến chúng thành hệ thống cố kết không. Với cách nói đã lỗi thời của Hegel: trong nhiều nước họ đã không sờ đến cái điểm tới hạn, khi nhiều sự thay đổi lượng nhỏ biến thành sự thay đổi chất lượng. Về phần mình tôi đứng trước tình hình, cứ như khi nhiều giáo viên cho điểm cùng một học sinh, chính xác hơn một thành tích cho trước của học sinh đó. Trong nhiều trường hợp tôi cho điểm nghiêm ngặt hơn báo cáo Bertelsmann và Freedom House.[38]

Tôi nhắc nhở bạn đọc đến bảng 2, bảng đã so sánh các đặc trưng của ba type; trong số đó đến đặc trưng thứ 7: nhóm chính trị cầm quyền chiếm các vị trí (chức vụ) nào cho người của chính họ, tính độc lập có mức độ nhất định của ngành dân chính (civil service) chấm dứt ở mức độ nào, tỷ lệ của “những người được bổ nhiệm chính trị” là bao nhiêu giữa tất cả các công chức. Định chế có vẻ độc lập theo hình thức giấy tờ, nhưng trong thực tế hoàn toàn nằm trong tay những kẻ ngoan ngoãn thi hành ý chí trung ương. Đây là hiện tượng quan trọng then chốt khi chuyển đổi từ nền dân chủ sang chế độ chuyên quyền hay thật ra độc tài, lại bị các tổ chức quốc tế thực hiện so sánh ít cảm nhận thấy, hoặc đánh giá thấp. Các quy tắc hình thức, công khai, được diễn đạt bằng lời dễ đập vào mắt họ trong khi họ không nhận thấy các quá trình chọn lọc ở hậu trường, mà trong dòng chảy của chúng nhà lãnh đạo tối cao và những kẻ ngoan ngoãn tuân lệnh vây quanh lãnh tụ đặt người của chính họ vào mọi vị trí quan trọng.

Ở trên tôi đã chỉ so sánh tính nghiêm ngặt hay tính dễ dãi được thể hiện khi cho các điểm, chứ không phải căn cứ kinh nghiệm của sự đánh giá của giáo viên. Đằng sau các báo cáo cả của Bertelsmann, lẫn của Freedom House là những khảo sát lớn và cẩn trọng của cả đoàn quân chuyên gia; là khối lượng tài liệu khổng lồ, là các cơ sở dữ liệu lớn. Đằng sau hai bản đồ thế giới của tôi không có đoàn quân chuyên gia nào, mà chỉ là hoạt động của vài trợ lý nghiên cứu và những phân tích của bản thân tôi. Với sự khiêm tốn cần thiết và sự cảnh báo thận trọng tôi công bố các sơ đồ này, với ý thức rằng sự liệt kê của mỗi nước đều có thể bàn cãi. Tiếp tục sự tương tự trước: tôi không cảm thấy mình được trao quyền để đưa ra các điểm số không thể khiếu nại được.

 

PHẦN BA: VỊ TRÍ CỦA HUNGARY THEO HAI TYPO HỌC

 

Đối sánh khung khổ suy nghĩ chung với kinh nghiệm Hungary

Không phải là mục đích của các đoạn tiếp theo của tiểu luận để bổ sung với các tư liệu mới hơn cho bức tranh được vẽ bởi các tiểu luận có thể chất đầy nhiều kệ sách viết về các nét đặc trưng của lực lượng chính trị đang nắm quyền ở Hungary từ 2010, về cơ cấu quyền lực của nó.[39] Mỗi ngày mang lại những tiến triển mới, mà sự giới thiệu phê phán của chúng có thể thấy trên báo chí; tôi không cố gắng để đưa toàn bộ các bài viết trước đây của tôi vào trạng thái “cập nhật.”

Trong các nước hậu xã hội chủ nghĩa tôi biết Hungary kỹ nhất. Tôi muốn đối sánh khung khổ phân tích của tiểu luận – trước hết là hệ thống khái niệm và hai typo học – với kinh nghiệm cụ thể của Hungary. Liệu Hungary có thể được liệt kê vào type nào đó của các type của hai typo học? Hoặc nó là đơn nhất, độc nhất không giống bất cứ thứ gì khác? Sự đối sánh kiểm thử khả năng hoạt động của khung khổ phân tích, hệ thống khái niệm và typo học của tiểu luận. Đồng thời nó tạo cơ hội cho tôi bổ sung – vượt ra ngoài trường hợp riêng của Hungary – những điều đã viết đến đây với vài suy nghĩ thêm có hiệu lực tổng quát hơn.

 

Chủ nghĩa tư bản Hungary

Hãy quay lại bảng 1. Ở Hungary xuất hiện cả 3 đặc trưng chủ yếu và cả 6 đặc trưng thứ yếu của chủ nghĩa tư bản. Hungary không đi “con đường thứ ba,” không thể được đánh giá là hệ thống chẳng phải chủ nghĩa tư bản cũng không phải chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa tư bản là hệ thống rất mạnh; ngay cả giữa các điều kiện ghẻ lạnh nó cũng có khả năng cho thành tích quan trọng. Sức mạnh của nó cũng hiển hiện ở Hungary, đặc biệt trước hết là trong sự gia tăng tốc độ của tiến bộ kỹ thuât. Những thành quả của thời đại công nghệ cao đã phổ biến nhanh chóng. Không phải chỉ một đổi mới sáng tạo có tính cách mạng đã xuất phát từ nước này. Bất chấp nhiều lỗi và sai phạm của nó nền kinh tế đã bò ra khỏi điểm sâu của cuộc khủng hoảng. GDP tăng lên, tuy nhịp độ tăng trưởng khiêm tốn; không đạt sự tăng tốc phổ biến thường thấy trong giai đoạn bật dậy sau khủng hoảng. Đây là chủ nghĩa tư bản thực sự, nhưng các đặc điểm thuận lợi của nó tương đối yếu, còn các đặc điểm ghê tởm của nó thì xuất hiện mạnh mẽ hơn so với trong nhiều biến thể khác, thuận lợi hơn của chủ nghĩa tư bản.

Tuy quyền lực chính quyền chính trị có tác động lớn đến nền kinh tế Hungary, tôi không cho là may mắn nếu chúng ta gọi nó là “chủ nghĩa tư bản nhà nước”.[40] Liên quan đến từ này sự rối loạn khái niệm là hoàn toàn. Nhiều người muốn biểu thị với thuật ngữ này: nhà nước đã tiếp thu các chức năng của các chủ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, bản thân nhà nước trở thành nhà tư bản. Làm gì có chuyện này. Dẫu động cơ làm tăng tài sản của các ông chủ quyền lực có mạnh đến bao nhiêu, là sai lầm để coi điều này là động cơ duy nhất; người ta không bắt bộ máy nhà nước hoạt động theo các quy tắc của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Trong mọi hệ thống tư bản chủ nghĩa có thể thấy sự câu kết giữa khu vực chính trị (các đảng cầm quyền, các đại biểu quốc hội và bộ máy nhà nước dưới sự chỉ huy của chính phủ) và khu vực kinh doanh. Ở Hungary sự câu kết này đặc biệt mạnh. Nó được thực hiện qua đủ loại đường dây, với việc sử dụng nhiều loại công cụ. Tham nhũng xuất hiện trong mọi hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tham nhũng ở Hungary đặc biệt thường xuyên và huy động những khoản tiền khổng lồ. Nó ngóc đầu dậy dưới nhiều loại hình thức. Sự câu kết và tham nhũng thoạt nhìn bề ngoài đầu tiên có vẻ như rừng rậm sinh sôi loạn xạ. Sau khi khảo sát cẩn thận hơn tuy vậy lại hiện lên vài hình thù đặc trưng.

  1. Dù mức độ tương đối khiêm tốn, nhưng khu vực nhà nước lại mở rộng (Mihályi, 2015.) Việc này thường được thực hiện không phải bằng tịch thu doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức khác thuộc sở hữu tư nhân, tuy việc này cũng xảy ra, mà bằng các công cụ tinh vi hơn thế. Nhà nước mua doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức khác trước đó thuộc sở hữu tư nhân – có lẽ sau khi đã làm cho hoạt động của chúng là không thể bằng các công cụ nhà nước và vì thế có thể mua đứt với giá bị ép xuống thấp cho nhà nước. Nhóm cai trị bổ nhiệm người trung thành của riêng nó đứng đầu doanh nghiệp nhà nước hay tổ chức tiền tệ thuộc sở hữu nhà nước. Bằng cách này họ chiếm được các vị thế mạnh trong đời sống kinh doanh.
  2. Xảy ra nhiều lần việc họ mua một đơn vị kinh tế bên bờ vực với giá rẻ mạt, vực nó mạnh lên với tiền ngân sách, biến nó thành có khả năng hoạt động, rồi lại tư nhân hóa nó. Họ bán nó với giá tương đối không cao, và lo liệu sao cho những người mua thân với Fidesz hưởng các khoản lợi từ phi vụ mua-bán.
  3. Họ dùng phần rất lớn của các khoản chi tiêu nhà nước cho các khoản chi thường xuyên cần cho hoạt động hàng ngày của bộ máy chính quyền, và ngoài ra cho các khoản đầu tư được tài trợ hoàn toàn hay một phần bằng tiền ngân sách. Thêm vào loại cuối, các khoản đầu tư, với tư cách nguồn tài trợ, là sự đóng góp quy mô lớn của EU cho việc cải tạo hạ tầng cơ sở của đất nước, mà việc phân bổ nó do chính phủ Hungary định đoạt. Họ chi tiêu tất cả các khoản chi nhà nước này một cách thiên vị. Ở nơi các lỗ hổng pháp lý làm cho có thể, ở đó họ bỏ qua, họ lách thủ tục mua sắm được quy định. Ở nơi không thể tránh được, ở đó họ dùng mưu mẹo để tạo lợi thế cho các hồ sơ thầu, mà các hãng “thân Fidesz” đã nộp. Việc này đã làm cho sự hình thành nhanh không thể tin nổi của các hãng khổng lồ hay các đế chế hãng là có thể. Có thể là, một phần của các khoản lợi nhuận khổng lồ quay lại vào túi của những người đã “bôi trơn” con đường chiến thắng khó nhọc cho hồ sơ thầu thắng cuộc. Còn công an và viện kiểm sát thì lảng tránh điều tra các dấu hiệu khả nghi ám chỉ đến tham nhũng.[41] Những người ra quyết định về các khoản mua sắm công, về các chức nghiệp bên trong bộ máy nhà nước, về thu nhập của các lãnh đạo, về việc nhà nước cứu trợ các doanh nghiệp hay các tổ chức khác bên bờ thảm họa tài chính, về làm mềm ràng buộc ngân sách, rất thường xuyên là những người có thiên vị chính trị và thành kiến cá nhân. Những kẻ hưởng lợi trở thành những người ủng hộ trung thành của nhóm cai trị; hình thành quan hệ chủ bảo trợ-khách hàng (patron-client) giữa các chủ sở hữu quyền lực chính trị và các cá nhân được ưu ái. Lây lan rộng quan hệ ghê tởm, mà văn học chuyên môn gọi là chủ nghĩa bảo trợ (clientelism) chủ nghĩa tư bản cánh hẩu (crony-capitalism).
  4. Bên trong nhóm hiện tượng vừa nêu cũng đáng nhấn mạnh các trường hợp không hiếm, mà trong đó các mối dây gia đình, họ hàng kết nối những người ra quyết định và những người được ưu ái. Văn học chuyên môn gọi hiện tượng vô đạo đức này là nepotism (chủ nghĩa thân quen).
  5. Không chỉ phần thưởng quyến rũ, mà sự trừng phạt làm nhụt chí cũng có thể thấy trong kho công cụ. Nếu ông trùm của đế chế-hãng tư bản chủ nghĩa leo quá cao, dám mon men quá gần đỉnh tháp quyền lực, thì bị cú búa tạ giáng xuống: liên tục thua trong cuộc đua đấu thầu mua sắm công; bị phạt hành chính, phạm vi hoạt động bị hạn chế bằng các quy định pháp luật, khi mua một đơn vị mới họ cướp mất chiến lợi phẩm.
  6. Trong từ điển của khoa học chính trị xuất hiện thuật ngữ sự đánh bẫy nhà nước (state capture). Ở Hungary điều này cũng không lạ: người ta tạo ra các luật và các quy định pháp lý theo các nhu cầu của một số nhóm tư bản. Thế nhưng tác động ngược lại chí ít cũng thắng thế chừng ấy: nhà nước nước bẫy thế giới kinh doanh. Orbán Viktor bổ nhiệm và cách chức các đầu sỏ. Từ tầng cao nhất của hệ thống thức bậc quyền lực xuống cho đến các tầng giữa, nhà chính trị và bộ máy quan liêu quyết định: ai giàu lên nhanh chóng, trong một số trường hợp nhanh một cách phô trương với tốc độ chóng mặt, và tài sản của ai giảm đi.

Thuật ngữ nhà nước maffia thâu tóm tốt biến thể riêng Hungary này của sự câu kết của nhóm chính trị cầm quyền và thế giới kinh doanh, của vai trò chi phối của nhóm trước và của sự tham nhũng; thuật ngữ này do Magyar Bálint (Magyar Bálint és Vásárlelyi, 2013, tr. 9-85) đưa vào và phổ biến rộng trong ngôn ngữ chính trị thường ngày.[42] Quả thực có nhiều sự giống nhau giữa hiện tượng Hungary này và các băng nhóm maffia hoạt động ở Italia, Hoa Kỳ, Nga và nhiều nơi khác. May cho chúng ta, có những sự khác nhau quan trọng. Tôi chỉ nhắc tới một sự khác biệt, bởi vì có lẽ nó là quan trọng nhất. Bố già, hay nhúm người chỉ huy băng maffia không trừng phạt thành viên không vâng lời của tổ chức tôi phạm bằng sự cách chức, có lẽ bổ nhiệm vào vị trí ít quyền lực hơn, nhưng thoải mái, mà là giết chết. Sự bị đe dọa giết chết ép buộc sự vâng lời vô điều kiện – đây là cộng cụ trừng phạt mạnh hơn mối nguy bị mất chức cao và/hoặc bị mất các khả năng kiếm tiền béo bở.[43]

Không chỉ các động cơ quyền lực và tiền điều khiển phần quan trọng của các hiện tượng 1.-6. Có thể quan sát thấy trong chúng khunh hướng dân tộc chủ nghĩa được biết kỹ từ lịch sử kinh tế. Ở nơi có thể, hãng thuộc sở hữu Hungary hãy được lợi thế, còn hãng thuộc sở hữu nước ngoài và nhất là các hãng đa quốc gia vào thế bất lợi.[44] Đây là một trong những quan điểm chỉ đạo khi lựa các hồ sơ thắng thầu mua sắm công. Chính phủ dân tộc chủ nghĩa cũng có thể sử dụng các công cụ khác bên cạnh những cái này, thí dụ thao túng tỷ giá hối đoái. Bởi vì việc làm yếu đồng forint Hungary làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, và bằng việc này làm hại người tiêu dùng, nhưng cải thiện khả năng tiêu thụ của nhà sản xuất Hungary hoạt động với chi phí lớn hơn.

Từ miệng các nhà chính trị hàng đầu nhiều khi phát ra những lời chống tư bản chủ nghĩa. Nhưng chúng ta đừng mắc lừa các lời nói này. Hệ thống, mà trong đó chúng ta sống, là hệ thống tư bản chủ nghĩa.

 

Chế độ chuyên quyền Hungary

Chúng ta hãy quay lại bảng 2. Ở Hungary cả 4 đặc trưng chủ yếu và 6 đặc trưng thứ yếu của chế độ chuyên quyền đều thịnh hành. Tôi biết rất rõ, rằng ngày nay vẫn còn là đề tài tranh luận trong giới các nhà phân tích phê phán các trạng thái Hungary ở trong nước và nước ngoài liệu Hungary có thể được đánh giá là nền dân chủ hay không, bất chấp rất nhiều thay đổi xa rời dân chủ đã xảy ra. Như tôi đã trình bày ở trước: bởi vì không có đồng thuận giữa các chuyên gia, cũng chẳng có giữa các chính trị gia, cũng không có giữa các công dân quan tâm đến chính trị về giải nghĩa khái niệm dân chủ, tôi không tính đến việc tiểu luận này thuyết phục được bất cứ ai rằng là sai để đánh giá Hungary là một nền dân chủ. Tôi chỉ tin rằng ai đã đọc và xử lý tiểu luận của tôi đến đây, với người đó sẽ là đơn nghĩa và rõ, rằng theo typo học được giới thiệu ở đây Hungary là một chế độ chuyên quyền.

Tôi nhấn mạnh riêng đến điều kiện tối thiểu đặc trưng cho chế độ chuyên quyền: đã hình thành loại chính quyền, mà trong khuôn khổ dân chủ bình thường không thể hạ bệ được. Đã hình thành hệ thống định chế (đưa ra các quy tắc bầu cử có lợi cho lực lượng chính trị đang cầm quyền, làm cạn kiệt các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động có kết quả của đối lập, thu hẹp mạnh mẽ phạm vi tác động của báo và các phương tiện truyền thông khác của đối lập, vân vân), mà hầu như đảm bảo thắng lợi bầu cử của Fidesz.[45] Người tin cậy của đảng cai trị chiếm các chức vụ cao ở tất cả các cấp. Ngay cả cho trường hợp rất khó xảy ra, khi đối lập vượt lên trong các cuộc bầu cử, họ đã cấy các “kiểm soát và cân bằng” của chính họ vào rồi: những người của nhóm cai trị hiện nay vẫn tiếp tục giữ các chức vụ then chốt và có thể cản trở hoạt động bình thường của cho mới.

Ai đã nhìn vào các sự kiện có thể xảy ra mà không có sự tự ru ngủ mình, không có “wishful thinking”, thì người đó đã không bị bất ngờ.[46] Nhà dân chủ thật có khả năng ghi nhận sự thất bại bầu cử của mình. Orbán Viktor đã không thể chịu được sự thất bại năm 2002 và 2006 và chắc chắn đã thề: chuyện này không bao giờ có thể xảy ra với ông ta nữa. Trong bài phát biểu nổi tiếng tại Kötcsei trong năm 2009 ông ta đã báo trước rồi: Hungary cần một chính quyền phái hữu tại vị ít nhất trong mười-hai mươi năm.[47] Tôi liệt kê mình vào giữa những người đã coi quyết tâm của Orbán là nghiêm túc và chỉ vài tháng sau khi họ lên nắm quyền đã nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên đảm bảo cho việc hình thành chế độ chuyên quyền. Đáng tiếc, các báo hiệu nguy hiểm đầu tiên đã có ít tác động. Hàng năm đã trôi qua, cho đến khi các nhà quan sát Hungary và nước ngoài mới nhận ra: dân chủ gặp rắc rối ở Hungary. Các phản ứng của EU và các tổ chức quốc tế khác đã chậm và yếu ớt. Dân chủ là hình thức chính trị dễ vỡ và dễ bị tổn thương; chính tính tự do (khai phóng) của nó làm cho nó thành thế, bởi vì nó ban các quyền tự do ngôn luận và hội họp cho cả những kẻ thù của dân chủ nữa. EU được xây dựng trên các nguyên lý dân chủ đã không có và – có vẻ – ngày nay cũng chưa có các công cụ cần thiết để cản trở các hành động chống dân chủ.

Như tôi đã trình bày ở trước, chế độ chuyên quyền có thể mềm hơn hay cứng hơn. Xuất hiện các dấu hiệu của sự cứng lại ở Hungary. Tuy nhiên tôi không gọi trạng thái ngày nay là chế độ độc tài. Cho việc này lại là đủ để ngó vào bảng 2. Hệ thống độc đảng, sự thiếu vắng hoàn toàn của đối lập hợp pháp là một trong những đặc trưng chủ yếu của chế độ độc tài. Khủng bố cũng là đặc trưng chủ yếu: các vụ bắt bớ hàng loạt, các trại lao động bắt buộc độc ác, các cuộc giết người chính trị hàng loạt, trên cơ sở các bản án tử hình của các phiên xử án dựa vào các quy chế pháp lý do chế độ độc tài đưa ra, hoặc thậm chí vượt ra ngoài các luật của chính chế độ những người của các cơ quan điều tra tra tấn đến chết hay bắn vào gáy các nạn nhân của họ.

Trong trí nhớ của các thế hệ già hơn những kỷ niệm của chế độ độc tài vẫn còn mạnh, để đơn giản nhìn thoáng qua họ biết cách phân biệt chế độ chuyên quyền với chế độ độc tài. Không chỉ “wishful thinking” được các hy vọng tốt nuôi dưỡng, mà cả sự khiếp sợ (có lẽ không phải thiếu cơ sở) về tương lai xấu thấm vào suy nghĩ của họ cũng có thể dẫn đến sự liệt kê sai. Cần phải tách một cách khách quan type của vùng giữa, khỏi một bên là dân chủ và bên kia là chế độ độc tài.[48]

Sùng bái thủ lĩnh không phải là đặc trưng của bất kỳ type nào trong ba type xuất hiện trong typo học của tôi. Sự tôn sùng hình thành – một phần tự phát, một phần được nung lên một cách nhân tạo – xung quanh Orbán Viktor không phải là hiện tượng ngoại lệ, chỉ xuát hiện ở Hungary. Hầu như có mặt trong mọi chế độ chuyên quyền và chế độ độc tài, nơi dưới dạng cực đoan, thủ lĩnh được kính trọng gần như thánh, hay dưới dạng kiềm chế hơn. Hình dáng thủ lĩnh có sức thuyết phục lớn, nếu có hiếm hơn, nhưng cũng xuất hiện trong các nền dân chủ nữa. Chúng ta hãy chỉ nghĩ đến hào quang tỏa ra trước hết từ Churchill, rồi muộn hơn từ De Gaulle và Roosevelt trong những ngày nghiêm trọng của chiến tranh thế giới II. Tôi tránh các thuật ngữ phổ biến là chế độ “độc đoán-authoritarian”, hay “chế độ uy quyền,” bởi lẽ nó trộn lẫn các thuật ngữ cần tách biệt khỏi nhau, vì cả trong chế độ dân chủ, cả trong chế độ chuyên quyền, lẫn trong chế độ độc tài đều có thể có cá nhân trên đỉnh quyền lực, mà người đó có uy quyền – uy thế này dựa trên sự phục vụ có kết quả cho các mục tiêu tốt, hay để nhẫn tâm thực hiện các mục tiêu xấu xa; là tự nguyện hay ép buộc lên dân chúng; là uy thế xứng đáng hay không xứng đáng.

 

Chính sách đối ngoại của chính phủ Hungary

Ở trước đã nói về sự xuất hiện khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa mạnh trong chế độ chuyên quyền Hungary, nhưng ở đó chúng ta đã chỉ bàn đến những biểu hiện trong nước của nó: sự thiên vị cho các nhà sản xuất, các chủ doanh nghiệp Hungary, có hại cho các doanh nghiệp Hungary có chủ sở hữu nước ngoài hay đa quốc gia. Đi cùng với việc này là chính sách kinh tế “dân tộc” được biết kỹ: làm khó cho nhập khẩu, thí dụ qua chính sách tiền tệ làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn. Bây giờ chúng ta mở rộng sự khảo sát ra chính sách đối ngoại của chính phủ.

Ký ức về những tai họa và hy sinh xương máu kinh hoàng do chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai gây ra, việc tận tâm nghiên cứu sự phát sinh của các xung đột và việc rút ra các bài học đã thúc đẩy các lãnh tụ lớn của Tây Âu thiết lập Liên minh châu Âu (EU). Đừng bao giờ có chiến tranh nữa giữa các thành viên liên minh! Các lợi ích chính trị và kinh tế chung cũng đã thúc đẩy việc hình thành liên minh, nhưng mục đích tối cao là sự kiến tạo hòa bình bên trong châu Âu; thay cho sự đe dọa hay các xung đột vũ trang là sự thỏa thuận hòa bình của các lợi ích của các nước; cùng đứng lên bảo vệ các tư tưởng Âu châu. Ngay từ đầu hiển nhiên EU đã vật lộn với những mâu thuẫn nội bộ: mức độ tích hợp giống Hoa Kỳ là không thể trong khu vực của các nước Âu châu thấm đậm các truyền thống dân tộc hàng trăm năm. Trong mọi nước của EU ẩu đả với nhau một bên là các lực lượng chính trị sẵn sàng từ bỏ ngày càng nhiều quyền tự chủ của đất nước và chuyển một số quyền hạn quyết định cho các định chế đưa ra những quyết định chung cấp châu Âu, còn bên kia là những người không muốn thế mà muốn quay lại theo hướng chủ quyền dân tộc ngày càng đầy đủ. Tuy trong mỗi nước EU đều có cả hai lực lượng, nhưng là nét đặc biệt Hungary rằng sự làm yếu quyền hạn EU một cách có hệ thống, sự không đếm xỉa đến các quy chế pháp lý của EU hay sự khéo lợi dụng các lỗ hổng của nó, lối nói khoa trương chống Brussels đã trở thành một phần hữu cơ của chính sách chính thức của chính phủ. Orbán Viktor, thủ tướng của một nước nhỏ, khốn khó cần đến nhập khẩu và các khoản đầu tư nước ngoài, đến các khoản đóng góp cho không, nhận được từ EU lại chính là người đã đảm nhiệm vai trò này. Ngày càng nhiều người biết tên ông ta ở nước ngoài, ngày càng nhiều người thấy trong ông ta một nhân vật thủ lĩnh của thế giới tư tưởng dân tộc, của sự nổi loạn chống sự đoàn kết Âu châu.

Đã đến đúng lúc cho Orbán là dòng người tỵ nạn từ các nước bị chiến tranh tàn phá, hàng trăm ngàn người lớn lên trong nền văn hóa khác, chủ yếu trong tinh thần tín ngưỡng islam, những người đã từ bỏ nhà cửa muốn đến các nước đã phát triển của châu Âu với hy vọng có được sự an toàn và mức sống cao hơn nhiều. Trong lúc ấy phần lớn số họ không có khả năng hội nhập, cũng không thực sự muốn đồng hóa. Bắt đầu tiến triển cái mà Huntington đã cảnh báo từ rất sớm, lần đầu tiên trong bài giảng năm 1992 của ông, rồi trong cuốn sách Hungtington (1996/2001) của ông: sự đụng độ của các nền văn minh. Làn sóng người tị nạn đã ập đến các lãnh đạo của các nước dân chủ phát triển nhất một cách không có chuẩn bị. Họ đã cất tiếng nói với giọng đồng cảm con người do chủ nghĩa nhân đạo sai khiến và mọi nhà dân chủ thực sự chỉ có thể coi là đúng ngay cả sau đó. Thế nhưng đã thiếu kế hoạch có tính toán về phải quy định các giới hạn cho dòng vô tận này thế nào; phải tổ chức sự sống chung với những người nhập cư này và sự tài trợ ra sao. Sự hấp tấp và sự không nhất quán đã đặc trưng cho các lời nói và các việc làm của các nhà lãnh đạo chính trị Âu châu. Các cuộc tàn sát khủng bố, nhà nước khủng bố ISIS và những đe dọa của nó đã làm sôi lên sự hỗn loạn và sự ghét bỏ những người nhập cư, thậm chí sự căm thù nhất thời ở nhiều người. Orbán đã nói không dứt khoát và rõ ràng từ phút đầu đối với sự nhận những người nhập cư, giọng thô lỗ của ông ta đã bị những người bày tỏ sự đồng cảm nhân đạo với những người chịu đau khổ lên án với sự phẫn nộ đạo đức, nhưng đã được lòng những kẻ thiên về sự căm ghét chống lại những người nước ngoài. Orbán đã là người đầu tiên rào đất nước bằng giây thép gai. Các chính trị gia nước ngoài lúc trước đã lên án – nhưng sau đó đã lần lượt theo tấm gương của ông ta.

Tôi không nêu chi tiết các vấn đề hóc búa của làn sóng nhập cư và chủ nghĩa khủng bố, cũng chẳng nêu các xung đột của quyền tự chủ dân tộc và sự đoàn kết Âu châu; tôi chỉ muốn chạm tới các hiện tượng này và đặt chúng vào chủ đề của tiểu luận hiện thời. Chủ nghĩa dân tộc, sự chống lại người nước ngoài không phải là hiện tượng riêng Hungary. Nhưng phương thức, mà đảng và chính phủ của Orbán Viktor xử lý các vấn đề đầy mâu thuẫn này – đấy là “hungaricum”, nét đặc biệt Hungary rồi.[49] E rằng, chính sách của Orbán Viktor tạo ra làn sóng bên ngoài biên giới và tìm thấy những kẻ noi theo.

Đáng tiếc, ở Hungary có truyền thống của chính sách đánh đu. Nhóm chính trị đang nắm quyền ngày nay thích gọi triều đại của riêng nó là nền dân chủ, lớn tiếng rằng Hungary là một phần của nền văn hóa kitô Âu châu. Trong khi ấy thì hết lần này đến lần khác vang lên những bài phát biểu mạt sát nền dân chủ Tây phương, lải nhải về sự suy tàn của phương Tây, và đồng thời lại nói một cách dễ thương về nhiều biến thể đông phương của chế độ chuyên quyền: bắt đầu với các chính phủ chuyên chế của Nga, Kazahstan và Azerbaijan, ban lãnh đạo rắn tay của Singapure và cuối cùng với chế độ chuyên chế islam nửa phong kiến của các  sheikh dầu hỏa arab và với chế độ độc tài Trung Quốc ngày càng cứng rắn. Hiển nhiên các nỗ lực kinh tế cũng thúc đẩy họ cho việc này: họ hy vọng các khoản đầu tư, các khoản tín dụng, các đơn hàng lớn từ định hướng phương đông. Nhưng việc này cũng đi cùng với động cơ khác nữa: họ cảm thấy mối quan hệ họ hàng giữa nền chuyên chế riêng của họ và các phương pháp quyền lực của chủ nghĩa chuyên chế Á-Phi. Trò chơi nước đôi này cũng thuộc về các “hungaricum”; không có giữa các nét chung đặc trưng cho tất cả các nền chuyên chế.

 

Hungary chế độ lai?

Nhiều thập niên trước tôi đã có một bài giảng, trong đó tôi đã lao vào tranh luận với những người thích tạo ra một hệ thống “tối ưu,” một bộ các quy tắc trò chơi tốt nhất có thể. Tôi trích dẫn lời mình khi đó. “Ai nỗ lực cho việc, cứ tưởng như có thể đến thăm một siêu thị lớn. Trên các kệ hàng có thể thấy các yếu tố-cơ chế khác nhau, những hiện thân của các tính chất có lợi khác nhau của các hệ thống… Nhà thiết kế hệ thống không có việc gì khác ngoài việc đẩy xe chở hàng ở trước mặt và nhặt các ‘yếu tố tối ưu’ này bỏ vào xe, rồi về nhà và lắp ghép ‘hệ thống tối ưu’ từ chúng. Thế nhưng đây chỉ là giấc mơ ấu trĩ. Lịch sử không duy trì loại siêu thị ấy, mà trong đó chúng ta có thể chọn tùy ý… Chỉ có thể lựa chọn giữa các gói “hàng ghép nối” được chuẩn bị sẵn từ trước đối với ai muốn nêu lập trường xem hệ thống nào ưu việt hơn.” (Kornai, 1980, p. 290.)

Liệu có phải Orbán Viktor và các bạn chính trị gia của ông khi xây dựng chế độ cai trị riêng của họ, với các hành động của mình họ đã bác bỏ khẳng định 36 năm trước của tôi? Ẩn dụ, theo đó lịch sử không xây dựng siêu thị bán các yếu tố-hệ thống, đã mất hiệu lực rồi ư?

Trong con mắt nhiều người hệ thống Hungary cụ thể ngày nay là sự pha trộn đặc biệt của các hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, có thể thấy các yếu tố của cả hai trong đó. Hệ thống lai: nửa chủ nghĩa xã hội, nửa chủ nghĩa tư bản. Cũng phổ biến là ý kiến, rằng hình thái chính phủ-chính trị Hungary là sự pha trộn đặc biệt của chế độ dân chủ và chế độ độc tài. Chế độ lai: người ta đã ghép thực vật-dân chủ với thực vật-độc tài.

Tiểu luận của tôi vứt bỏ sáng kiến lý thuyết hệ thống này. Cái, mà trong đó những người Hungary ngày nay đang sống, không phải là một cấu tạo lai. Nó là chủ nghĩa tư bản – nhưng là một biến thể đặc biệt của chủ nghĩa tư bản. Nó là chế độ chuyên quyền – nhưng cũng là một trường hợp đặc biệt riêng của chế độ chuyên quyền. Khung khổ khái niệm và bộ máy phân tích của tiểu luận của tôi dẫn thẳng tắp đến kết luận cuối cùng này.

Tất nhiên tôi không muốn bưng bít rằng ẩn dụ siêu thị chỉ vẽ lên những đường viền sắc nét của các hình thái xã hội. Giữa những thứ khác các kinh nghiệm Hungary cũng làm cho việc tinh chế lý thuyết trước đó là cần thiết.

Không chỉ bên trong chủ nghĩa tư bản của nước Hungary của Orbán, mà của nhiều nước khác nữa, cũng xuất hiện các hòn đảo, mà trong nhiều khía cạnh giống với chủ nghĩa xã hội. Hòn đảo như thế, trước tiên trong khu vực y tế. Trong nhiều nước hình thức sở hữu chi phối của khu vực cung là sở hữu công, còn bên cầu thì dịch vụ có sẵn cho bệnh nhân là [gần như] miễn phí. Tình trạng này nhất thiết tạo ra một đặc trưng thứ yếu quan trọng của hệ thống xã hội chủ nghĩa bên trong khu vực này, nền kinh tế thiếu hụt. Xuất hiện các triệu chứng quen thuộc của sự thiếu hụt kinh niên: sự xếp hàng thật sự ở hành lang của khoa cấp cứu, hay sự xếp hàng ảo dưới dạng các danh sách chờ dài; hình thành nền kinh tế xám hay đen phục vụ cho việc bôi trơn nhiều ma sát của sự cung cấp dịch vụ chính thức dưới dạng tiền tạ ơn. Loại chủ nghĩa xã hội này tuy vậy theo nghĩa đen là hòn đảo trong đại dương tư bản chủ nghĩa.

Trong các nước hậu xã hội chủ nghĩa, giữa chúng là Hungary, về cơ bản đã xảy ra sự chuyển đổi theo hướng chủ nghĩa tư bản. Thế nhưng không thể nghi ngờ, ngày nay vẫn còn nhiều loại di sản của chủ nghĩa xã hội, trước hết trong tâm tính người dân. Có nhiều người không những không ghét nhà nước gia trưởng, mà còn từ chối nghĩa vụ tự lo liệu, và kỳ vọng rằng lãnh tụ hãy điều khiển và chăm lo cho họ. Giữa những thứ khác cũng đã góp phần vào việc này là, ở Hungary đã diễn ra êm xuôi như vậy sự quay ngoặt theo đường quay chữ U; sự rút lui khỏi nhà nước pháp quyền, khỏi việc thực thi các thỏa thuận tư nhân, khỏi quyền hạn có hiệu lực giữa các giới hạn rộng của các chính quyền tự quản địa phương. Khuynh hướng tập trung hóa đã mạnh lên. Thế nhưng nhóm chính trị cầm quyền chẳng hề muốn quay lại về điểm xuất phát, về trạng thái trước chuyển đổi và khôi phục lại chủ nghĩa xã hội. Sau khi thực hiện bước quay ngoặt chữ U nó đã phanh lại, và dừng lại trên con đường xa khỏi dân chủ, nhà nước pháp quyền, phi tập trung hóa, sự tôn trọng sở hữu tư nhân. Toàn bộ lợi ích của nhóm chính trị cầm quyền gắn với việc duy trì chủ nghĩa tư bản chuyên quyền – mà cụ thể là cấu hình Hungary riêng của nó. Như ở một đoạn trước đã nói rồi: không có chuyện chấm dứt sự chi phối của sở hữu tư nhân, họ chỉ muốn tăng cường sự câu kết của lực lượng chính trị cầm quyền, các nhà quan liêu lãnh đạo và thế giới kinh doanh, và bên trong đó vị trí thống trị của các ông chủ quyền lực chính trị. Họ không cố gắng thủ tiêu thị trường, mà chỉ thò bàn tay thô bạo vào bộ máy điều phối tinh tế của thị trường nhằm lấy lòng dân (giảm chi phí sinh hoạt) và/hoặc do các lợi ích kinh tế.  Bởi vì các đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa tư bản vẫn còn, hệ thống định chế Hungary không phải là nửa chủ nghĩa xã hội, nửa chủ nghĩa tư bản. Nó vẫn là chủ nghĩa tư bản – nhưng là sự thể hiện riêng Hungary của nó, trong đó các nét đặc điểm ghê tởm của chủ nghĩa tư bản có tác động đặc biệt mạnh.

Hình thức chính phủ-chính trị Hungary hiện thời không phải đã sinh ra theo cách nhà chính trị ở trên đỉnh quyền lực đã đẩy xe mua hàng của mình, đã lấy từ trên kệ hàng các yếu tố của nền dân chủ và chế độ độc tài, rồi với bàn tay chuyên gia đã lắp ghép chúng thành sự kết hợp “tối ưu” của chúng. Đúng hơn đã xảy ra, là các yếu tố-hệ thống trong nhiều loại biến thể đã nằm trên các kệ, giống như có thể thấy ở khoang hàng bánh mì nhiều loại bánh mì, ở khoang hàng xúc xích nhiều loại xúc xích. Những người thiết lập hệ thống định chế Hungary ngày nay đã chọn giữa các yếu lựa chọn của hệ thống định chế ở mọi khoang hàng, thí dụ khi xác định phạm vi quyền hạn và sự lựa chọn của những sự phân định giữa các nhánh nhà nước, của cái gọi là các cơ quan độc lập (ngân hàng trung ương, kiểm toán, ủy ban ngân sách, vân vân), khi quy định việc bổ nhiệm các thẩm phán. Quan điểm chính của sự lựa chọn đã là: làm thế nào để cho sự thống trị của họ ngày càng mạnh hơn và ngày càng không thể bị hạ bệ được. Họ đã lấy từ nền dân chủ Anh cái, mà là xấu nhất trong đó: tính bất cân đối, không tỷ lệ trong bầu cử quốc hội. Nguyên tắc “the winner takes it all” (kẻ thắng lấy tuốt); bởi vì bầu cử một vòng nên khó, hầu như không thể hình thành các liên minh đối lập. Từ nền dân chủ Mỹ họ đã lấy quy định rằng các thành viên của tòa án tối cao, nếu họ đảm nhiệm, họ có thể giữ chức của mình cho đến cuối đời. Thẩm phán tòa án hiến pháp do Fidesz chọn và bầu ra như thế vẫn trung thành với họ ngay cả nếu nhỡ đối lập thắng trong các cuộc bầu cử. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã có các nét đặc thù hệ thống thuận lợi của nó: xóa bỏ sự phân tầng [xã hội] cũ, giảm các khoảng cách xã hội, tính di động lên mạnh hơn của các thanh niên tài năng xuất thân từ các gia đình có thu nhập thấp, sự bình đẳng cơ hội lớn hơn trong việc vào đại học, cao đẳng và trên hết, sự xóa bỏ nạn thất nghiệp kinh niên, tỷ lệ tham gia hoạt động cao. Chủ nghĩa tư bản cũng có các nét đặc thù hệ thống thuận lợi của nó: tạo điều kiện cho dân chủ nảy nở, phát triển ham muốn kinh doanh, tạo ra các khuyến khích thành tích mạnh, động cơ của sự phát triển kỹ thuật. Thế nhưng, chế độ chuyên quyền – đặc biệt sự thể hiện Hungary của nó – không rèn các yếu tố thuận lợi lại với nhau, mà là các yếu tố bất lợi. Từ chủ nghĩa xã hội nó lấy cách làm sao để gây ra sự sợ hãi, làm thế nào để biến càng nhiều người thành nô lệ, còn từ chủ nghĩa tư bản là các tình huống cám dỗ tham nhũng và tình trạng bị lệ thuộc của những người lao động.

Theo tuyên truyền của chính phủ, đất nước đã bước sang một “con đường chính trị thứ ba” riêng của Hungary. Sự thực là, khi nó tiếp thu chính phủ, điểm xuất phát đã là một nền dân chủ. Đúng, một nền dân chủ đã hoạt động với nhiều lỗi: đã có nhiều tham nhũng hơn, sự quyết định kém cỏi đã thường xuyên hơn so với trong các nền dân chủ Tây phương chín muồi hơn nhờ các quá trình lịch sử dài – nhưng dẫu sao đã vẫn là dân chủ. Điều này đã cản trở nỗ lực chính nhất của các ông chủ mới của quyền lực: vẫn nắm quyền qua nhiều nhiều chu kỳ bầu cử, giữa chừng cố duy trì một số đặc trưng bề ngoài của dân chủ. Họ đã bước lên con đường mòn khác: con đường xây dựng chế độ chuyên quyền một cách nhanh chóng và kiên quyết.

Biến thể Argentin kiểu Peron của chế độ chuyên quyền đã xuất phát từ các giới phong trào công đoàn và với các quy định pháp lý [có lợi] cho các công nhân, các tầng lớp nhân dân lớp dưới đã có thể có được sự ủng hộ rộng rãi. Ngược lại các biện pháp của biến thể Hungary kiểu Orbán lại phục vụ cho sự tăng trưởng của tầng lớp giàu có của xã hội, làm tổn hại đến những người nghèo, những người bị bần cùng, những người trong tình trạng bất lợi, những người bệnh và những người già.

Tóm lại: xét các khía cạnh của các đặc trưng chủ yếu và thứ yếu (xem các bảng 1 và 2), tôi trả lời dứt khoát không cho câu hỏi trong tiêu đề của đoạn này: “Hungary chế độ lai?” Các đặc tính riêng Hungary – áp dụng khung khổ tư duy của paradigm hệ thống của tiểu luận hiện thời – chỉ xuất hiện trong các đặc trưng loại thứ ba. Tất nhiên với từ “chỉ” cỏn con này tôi không muốn tầm thường hóa các tác động đặc biệt độc hại của hình thức Hungary riêng này. Những thứ này có thể đổ nhiều đau khổ xuống phần đáng kể dân cư.

 

Hệ thống Orbán

Hình thể xã hội-lịch sử, mà đã hình thành trong những ngày của chúng ta, chỉ độc nhất trong chừng mực mà có thể nói về mọi hình thể xã hội-lịch sử mà không có ngoại lệ. Albani, Mông Cổ ngày nay là độc nhất và Việt Nam cũng thế. Tuyên bố này về mặt logic tương thích với việc đồng thời theo quan điểm của typo học nào đấy nó có thể được coi là một sự thực hiện lịch sử của một type xác định và type này cũng có thể sinh ra các sự thực hiện lịch sử khác của nó nữa.

Hình thể xã hội Hungary ngày nay là sự thực hiện đơn nhất, riêng của một phạm trù rộng hơn: của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền. Ngó qua kính mắt của môn hệ thống so sánh chúng ta có thể nhận ra các dấu hiệu chung với các hình thái tư bản chủ nghĩa chuyên quyền khác; nhưng cũng hiện lên các dấu hiệu mà phân biệt nó với mọi họ hàng của nó, với type đồng hành.

Chúng ta có thể có quyền nói về hệ thống-Orbán. Như phần dẫn nhập của tiểu luận đã làm rõ: chúng ta có thể dùng từ “hệ thống” cho rất nhiều loại hình thái. Các đặc tính của nước Hungary của Orbán tạo thành một hệ thống, bởi vì chúng tác động lên nhau, tăng cường lẫn nhau. Mỗi nét đặc điểm phục vụ cho nỗ lực chung: sự củng cố, sự bê tông hóa, sự không thể hạ bệ của quyền lực của nhóm lãnh đạo và bên trong đó của lãnh đạo tối cao, Orbán Viktor.

Tính cách của Orbán để lại dấu ấn lên nhiều nét đặc điểm của hệ thống. Tôi không gia nhập với những người coi thường tác động của tính cách cá nhân của các chính trị gia lãnh đạo trong sự phát triển của các quá trình lịch sử. Giữa những thứ khác sở dĩ nền chuyên quyền của Horthy và Orbán là hai hình thái khác nhau, bởi vì hai chính trị gia đã đến từ hai giới xã hội khác nhau, được hưởng sự nuôi dưỡng gia đình và trường học khác nhau, có kinh nghiệm quân đội khác nhau, có hệ giá trị, nền văn hóa và tâm tính khác nhau.

Ngày nay đã hình thành rồi một tầng lớp lãnh đạo gồm vài ngàn người, mà thủ lĩnh đã đưa vào vị trí công việc quan trọng, hay được ông ta biến thành giàu có. Không chỉ vì sự trung thành với thủ lĩnh, mà vì các lợi ích riêng về quyền lực và vật chất của chính họ nữa nên họ bảo vệ thực tại bằng mọi giá.

Nếu hệ thống Orbán đã sinh ra rồi, hình thành các cơ chế hoạt động riêng của nó, các tính chất tiến hóa và chọn lọc riêng của nó. Các định chế sinh ra và biến đi, thay cho chúng sinh ra các định chế khác phục vụ tốt hơn cho nỗ lực chính, sự củng cố quyền lực. Những con người đến, trở thành nổi tiếng và hùng mạnh – biến mất trong bể chìm (thường trong chức vụ thoải mái, với đồng lương hậu hỹ, nhưng với quyền lực ít hơn.) Thay họ là các bộ mặt mới, những người còn sốt sắng hơn, còn phục vụ thủ lĩnh nhiều hơn. Trong những việc nhỏ hơn chẳng cần đến lệnh từ trung ương nữa: thuộc cấp trung thành cố gắng đoán được cả ý nghĩ của các sếp. Tất nhiên để cho hoạt động suôn sẻ của cỗ máy này cũng cần rằng những người khác, các thuộc cấp của vài ngàn người thâu tóm chắc quyền lực trong tay họ, tức là hàng triệu công dân ngậm miệng chịu đựng, mà không chống đối, chấp nhận tình trạng hiện tồn trong thời gian dài. Sự chịu đựng lặng lẽ, thụ động – đây cũng là “hungaricum” có gốc rễ trong quá khứ lịch sử dài. Động học của sự cam chịu và sự chịu đựng, hay sự phản đối và sự nổi loạn là thích đáng về mặt chính trị và nêu lên những vấn đề lý thú về mặt trí tuệ nữa cho nhà nghiên cứu – nhưng tôi phải dừng ở đây, bởi vì đề tài không vừa vào trong khung khổ của tiểu luận của tôi.

Tuy tôi hoàn toàn biết rõ, rằng các hình thái xã hội liên tục thay đổi, trong tiểu luận hiện thời về cơ bản tôi đã so sánh bức tranh tĩnh của các type khác nhau với nhau. Thật tốt nếu có thể đi tiếp và giới thiệu các typo học của những sự thay đổi. Những sự biến đổi xã hội lớn xảy ra theo các type nào: chậm hay nhanh, theo con đường của các cuộc cách mạng hay các cuộc cải cách, nhờ các cú sốc hay theo những bước nhỏ, đẫm máu hay không đổ máu?  Thí dụ có thể tạo ra typo học cho sự hình thành, sự hưng thịnh và sự suy sụp của các đại đế chế thế giới, từ thời cổ cho đến ngày nay, cho câu chuyện hình thành và tan rã của đế chế thế giới Đức, Soviet, hay Anh.

Với việc này tôi đã tới sự khác biệt của quan điểm được hai nhóm môn học, khoa học lịch sử và các khoa học xã hội hiện đại (kinh tế học, xã hội học, khoa học chính trị) áp dụng. Đội quân tinh nhuệ của các sử gia bị điều khiển bởi tư duy rằng mọi quá trình lịch sử là chuỗi của các tình huống mang tính đơn nhất, khác với tất cả tình huống khác. Chỉ ít người đã thử tạo ra các triết học-lịch sử, những lý thuyết-lịch sử. Các lý thuyết của Marx, Spengler và Toynbee khác nhau tận gốc rễ; nhưng ngần này là chung trong họ, cả ba người cho rằng đã phát hiện ra những sự đều đặn (quy luật) trong các quá trình phức tạp của lịch sử. Ngược lại giữa các nhà phát triển khoa học xã hội quan điểm này không phải là ngoại lệ, mà là phổ biến, tôi cũng có thể nói việc này là bắt buộc. Đúng, trong các trường cao đẳng kinh doanh người ta chìm đắm trong các nghiên cứu tình huống; sử gia kinh tế viết sách về câu chuyện đơn nhất của một ngân hàng hay một doanh nghiệp công nghiệp. Ngược lại phần lớn thành viên của “bộ môn kinh tế học” của đại học lập ra các mô hình, bắt các học trò của họ phải làm quen với việc áp dụng các lý thuyết và các mô hình. Là vô nghĩa đi tranh luận về quan điểm điển hình của bộ môn nào quan trọng hơn. Cần cả hai; cả hai sẽ vẫn tồn tại. Tôi hy vọng rằng tiểu luận hiện thời cũng đến tay vài nhà sử học, giữa họ trước tiên là đến tay những người làm về lịch sử quá khứ gần đây. Có lẽ tư duy của họ cũng được làm cho màu mỡ bởi paradigm, mà nhìn thấy các hệ thống thay thế, các hình thái đặc trưng, các type ở nơi họ chỉ quan sát thấy các phần của một quá trình đơn nhất, chẳng bao giờ lặp lại.

 

Những nhận xét kết thúc

Tiểu luận của tôi đã đưa ra những khuyến nghị cho các nhà nghiên cứu so sánh và phân tích các tổ chức xã hội khác nhau: họ hãy tiếp cận thế nào, bằng cách nào đến các đề tài của họ. Tuy kinh nghiệm của khu vực hậu xã hội chủ nghĩa đã gây cảm hứng cho việc viết tiểu luận này, tôi tin rằng những suy nghĩ cơ bản của nó cũng có thể áp dụng cho việc phân tích các nước nằm ngoài biên giới của khu vực này nữa.

Tôi đã giới thiệu paradigm hệ thống, phiên bản được làm tươi mới của nó, như một trong những cách tiếp cận có thể sử dụng được. Tôi đã thảo luận chi tiết hai typo học (chủ nghĩa tư bản versus chủ nghĩa xã hội, các chế độ dân chủ-chuyên quyền-độc tài), như hai trong số các typo học lựa chọn thay thế có thể sử dụng được. Sự làm nổi bật các từ cuối cùng của các câu muốn nhấn mạnh: tôi không khẳng định rằng chỉ paradigm và hai typo học do tôi khuyến nghị là có thể sử dụng được. Không phải vì sự hòa bình, không phải để tránh các trận chiến ngôn từ mà tôi kiềm chế, mà bởi vì tôi tin rằng một phương pháp tiếp cận duy nhất, có thể được dùng phổ quát là không đủ cho việc phân tích xã hội. Một paradigm duy nhất, một hệ thống khái niệm duy nhất và một typo học duy nhất cũng chẳng tạo ra được quyền cho sự độc quyền; cho vai trò cung cấp chìa khóa cho việc giải mọi câu đố.

Chúng ta hãy tưởng tượng trước mình một hình thể có cấu trúc phức tạp, được ghép-nặn bằng nhiều loại vật liệu trong không gian ba chiều; các nhà điêu khắc hiện đại hay “các nghệ sĩ thị giác” tạo ra các đồ triển lãm loại như vậy.

Một quang cảnh trải ra trước chúng ta, nếu chúng ta ngắm tác phẩm từ xa. Như thế chúng ta cảm thấy toàn bộ tác phẩm. Quang cảnh luôn luôn thay đổi, khi chúng ta càng bước đến gần nó. (Chúng ta thấy bức tranh thô về các hình thái chính phủ-chính trị, nếu chúng ta chỉ phân biệt ba type, như tiểu luận hiện thời đã làm. Bức tranh trở nên ngày càng có sắc thái hơn, nếu mọi phạm trù lại được phân ra các type con tiếp, hay phân chúng thành các type con với những sự phân biệt còn tinh tế hơn.) Cho sự nhận thức không có một khoảng cách được ưu ái nào giữa nhà quan sát và đối tượng được quan sát; mọi khoảng cách đều có vai trò hữu ích của nó.

Người ta treo nhiều spotlight trên tường và trần phòng triển lãm, ánh sáng của mỗi đèn có màu khác nhau. Khán giả nhìn thấy hình thù khác đi, nếu người ta bật một đèn chiếu, so với khi ánh sáng tỏa ra từ đèn khác. Và nếu giả như bảo tàng cho phép cắt lớp dọc ngang lấy các mẫu khác nhau từ hình thù, thì chúng ta lại có thể thấy nhiều loại mẫu. Một quang cảnh, một lát cắt chẳng thể cung cấp hình thù “thật.” Mọi cái đều “thật,” nếu spotlight chiếu mạnh lên tượng-hình; mọi lát cắt có thể nói nhiều về nó, nếu được các con mắt am hiểu xem xét.

Tiểu luận của tôi đã đảm nhiệm vai trò khiêm tốn, rằng nó đưa vào tay các nhà phân tích một hai spotlight, một hai chiều cắt. Tôi để ngỏ trước sự hiểu và sự áp dụng của các cách tiếp cận khác các typo học khác.

 

Tài liệu tham khảo

Ágh A. (2016): Bánatos regionális körkép. Élet és Irodalom, 60. évf. 12. sz.

Agárdi P. (2015): Nemzeti értékviták és kultúrafelfogások 1847-2014. Napvilág Kiadó, Budapest.

Ahrendt, H. (1951/1992): A totalitarizmus gyökerei. Európa Könyvkiadó, Budapest.

Balog K. (2016): An Inconsistent Triad: Trump, Sanders, Clinton, and the Radical Mismatch in the Theater of Politics. Quarks Daily, 2016. június 13.

http://www.3quarksdaily.com/3quarksdaily/2016/06/06/an-inconsistent-triad-sanders-clinton-trump-and-the-radical-mismatch-in-the-theater-of-politics-by-k.html

Bauer T. (2016):  Szabadságharc – az első lépések. Kézirat. MTA Közgazdaság-és Regionális Tudományi Kutatóközpont, Közgazdaság-tudományi Intézet, Budapest.

Baumol, W. J. – Litan, R. E.– Schramm, C. J. (2007): Good Capitalism, Bad Capitalism, and the Economics of Growth and Prosperity. Yale University Press, New Haven–London.

Benedict. J. – Kerkvliet, T  (2015): “Democracy and Vietnam”, in Coase, W. (szerk.) Handbook of Southeast Asian Democratization, Routledge, Abington-on-Thames.

Bertelsmann Stiftung (2016a): Transformation Index Methodology, https://www.bti-project.org/en/index/methodology/

Bertelsmann Stiftung (2016b): Codebook for Country Assessments. https://www.bti-project.org/fileadmin/files/BTI/Downloads/Zusaetzliche_Downloads/Codebook_BTI_2016.pdf

Bertelsmann Stiftung (2016c): Bertelsmann Transformation Index Országjelentések. www.bti-project.org/fileadmin/files/BTI/Downloads/Zusaetzliche_Downloads/BTI_2016_Scores.xlsx Adatfájl.

Bohle, D. – Greskovits B. (2012): Capitalist Diversity on Europe’s Periphery. Cornell University Press, Ithaca and London.

Bozóki A. (2016): Van félnivalójuk. Bita D. és Pető P. interjúja. Népszabadság, Hétvége melléklet. április 9. 4. o.

Chen, J. – Dickson, B.J. (2008): Allies of the state: democratic support and regime support among China’s private entrepreneurs. China Quarterly, Vol. 196. 780-804. o. Csanádi M. (2016): China in between Varieties of Capitalism and Communism. Institute of Economics, Budapest.

Dahl, R. A. (1996): A pluralista demokrácia dilemmái. Osiris Kiadó, Budapest.

Debreczeni J. (2009): Arcmás. Norman Libro, Budapest.

European Bank of Reconstruction and Development (2015a): Methodology. http://www.ebrd.com/cs/Satellite?c=Content&cid=1395237866249&d=&pagename=EBRD%2FContent%2FContentLayout.

European Bank of Reconstruction and Development (2015b): Country-level transition indicators. Tic. Adatfájl. http://www.ebrd.com/what-we-do/economic-research-and-data/data/forecasts-macro-data-transition-indicators.html; www.ebrd.com/cs/Satellite?c=Content&cid=1395245467784&d=&pagename=EBRD%2FContent%2FDownloadDocument.

Freedom House (2016a): Methodology. https://freedomhouse.org/report/nations-transit-2015/methodology.

Freedom House (2016b): Nations In Transit – Country Reports.

Gedeon P. (2014): Piac és demokrácia: Barátok vagy ellenségek? Politikatudományi Szemle, 23. évf. 1. sz. 53-76. o.

Hall, P. A. – Soskice, D. (szerk.) (2001): Variations of Capitalism and Institutional Complementarities of Comparative Advantage. Oxford University Press, Oxford.

Halmai G. (2010): Búcsú a jogállamtól, Élet és Irodalom, 40. évf. 29.sz. 2016. július 22.

Huntington, S. P. (1991): The Third Wave. Democratization int he Late Twentieth Century. University of Oklahoma Press, Norman and London. Huntington, S. P. (1996/2001): A civilizációk összecsapása és a világrend átalakulása. Európa Könyvkiadó, Budapest.

Kende P. (2013): Államiság a kommunizmus után. Kalligram, Pozsony.

King, G.‑Pan J. – Margaret Roberts, M. (2013): How Censorship in China Allows Government Criticism But Silences Collective Expression, American Political Science Review, Vol.107. No 2. 1-18. o.

Kis J. (2014): Mi a liberalizmus? Kalligram, Pozsony.

Kornai J. (1980/2011): A hiány, Kalligram, Pozsony.

Kornai J. (1980): Hatékonyság és szocialista erkölcs. Valóság, 23. évf. 5. sz. 13-21 o.

Kornai J. (1993/2012): A szocialista rendszer. Kalligram, Pozsony. [Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hóa Thông Tin, 2002]

Kornai J. (1999): A rendszerparadigma. Közgazdasági Szemle, 46. évf. 7-8. sz. 585-599. o. [Paradigm hệ thống (2016)]

Kornai J. (2005): Közép-Kelet-Európa nagy átalakulása – siker és csalódás. Közgazdasági Szemle, 52. évf. 12. sz. 907-936. o.

Kornai J. (2011): Számvetés. Népszabadság, január 6. [Kiểm điểm (2012)]

Kornai J. (2012): Központosítás és kapitalista piacgazdaság. Népszabadság, január 28. Hétvége melléklet, 1., 6-9. o. [Tập trung hóa và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (2012)]

Kornai J. (2014a): Példaképünk: Kína? Megjelent: Kolosi T.‑Tóth I. Gy. (szerk.): Társadalmi riport 2014. TÁRKI, Budapest, 603-616. o. [Trung Quốc có là tấm gương của chúng ta? (2015)]

Kornai J. (2014b): Fenyegető veszélyek. Élet és Irodalom, 2014. május 23, 5. o. [Những nguy cơ đang đe dọa]

Kornai J. (2014c): Dynamism, Rivalry, and the Surplus Economy, Oxford University Press, Oxford.

Kornai J. (2015): U-kanyar Magyarországon. Élet és Irodalom, 2015. április 3. 8-10. o.

Körösényi A. (2003): Politikai képviselet a vezérdemokráciában. Politikatudományi Szemle, 12. évf. 4. sz, 5-22. o.

Körösényi A. (szerk.) (2015): A magyar politikai rendszer – negyedszázad után. Osiris – MTA Társadalomtudományi Kutatóközpont Politikatudományi Intézet, Budapest.

Körösényi A. – Patkós V. (2015): Liberális és illiberális populizmus. Politikatudományi Szemle, 24. évf., 2. szám, 29-54. o.

Korrupciókutató Központ Budapest (2016): Versenyerősség és korrupciós kockázatok. A magyar közbeszerzések statisztikai elemzése – 2009-2015. február 29. http://www.crcb.eu/wpcontent/uploads/2016/03/hpp_2016_crcb_report_2016_hu_160303_.pdf

Krastev I. – Holmes S. (2012): An Autopsy of Managed Democracy. Journal of Democracy, Vol. 23, no.3. 33-45 o.

Lakatos I. (1978): The Methodology of Scientific Research Programmes. Philosophical Papers, Vol. 1. Cambridge University Press, Cambridge.

Lindblom, Ch. E. (1977): Politics and Markets. The World’s Political Economic Systems, Basic Books, New York.

London, J. (szerk.) (2014): Politics in Contemporary Vietnam – Party, State, and Authority Relations), Palgrave-Macmillan, Houndmills, England.

Magyar B. – Vásárhelyi J. (szerk.) (2013): Magyar polip. A posztkommunista maffiaállam 1. Noran Libro Kiadó, Budapest.

Magyar B. – Vásárhelyi J. (szerk.) (2014): Magyar polip A posztkommunista maffiaállam 2. Noran Libro Kiadó, Budapest.

Magyar B. (2015): Magyar polip. A posztkommunista maffiaállam 3. Noran Libro Kiadó, Budapest.

Marx, K. (1867/1993): A tőke. I. kötet. Kossuth Kiadó, Budapest.

Marx, K. (1885/1997)  A tőke. II. kötet. Kossuth Kiadó, Budapest.

Marx, K. (1867/1997)  A tőke. III. kötet. Kossuth Kiadó, Budapest.

Mises, L. (1922/1981): Socialism. An Economic and Sociological Analysis. Liberty, Indianapolis.

Naughton B. – Tsai, K. (szerk.) (2015): State Capitalism, Institutional Adaptation and the Chinese Miracle. Cambridge University Press, New York.

Orbán V. (2009/2010): Megőrizni a létezés magyar minőségét. http://www.fidesz.hu/hírek/2010-02-17/meg337rizni-a-letezes-magyar-min337seget/

Rainer M. J. (szerk.) (2012): Búvópatakok – a feltárás. 1956-os Intézet, Budapest.

Rainer M. J. (szerk.) (2013): Búvópatakok – széttekintés. 1956-os Intézet, Budapest.

Schambaugh, D.L. (2008): China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation. University of California Press, Washington.

Schell, O. (2016): Crackdown in China: Worse and Worse. New York Review of Books, April 21, 12-16 o.

Schmitt, C. (1927-1932/2002): A politikai fogalma. Válogatott politika és államelméleti tanulmányok. (Cs. Kiss Lajos, szerk.) Osiris – Pallas Stúdió – Attraktor. Budapest.

Schumpeter, J. A. (1942/2010): Capitalism, Socialism and Democracy. Routledge, London and New York.

Szelényi, I. – Csillag, T. (2015) Drifting from Liberal Democracy. Neo-Conservative Ideology of Managed Illiberal Democratic Capitalism in Post-Communist Europe. Intersections. East European Journal of Society and Politics, Vol.1. No. 1. 18-48. o.

Sz. Bíró Z. (2012): Oroszország: válságos évek. Russica Pannonicana, Budapest.

Tamás G.M. (2005): Lassú válasz Kis Jánosnak. Népszabadság. október 1.

Taub, A. (2016): The Rise of American Authoritarianism. Vox, March 1.

http://www.vox.com/2016/3/1/11127424/trump-authoritarianism

Ungváry R. (2014): A láthatatlan valóság. Kalligram, Pozsony.

Tsai, K. (2007): Capitalism without Democracy: The Private Sector in Contemporary China. Cornell University Press, Ithaca.

Weber, M. (1921-1922/1967): Gazdaság és társadalom. Szemelvények. Közgazdasági és Jogi Könyvkiadó, Budapest.

World Economic Forum (2016a): Appendix: Methodology and Computation of the Global Competitiveness Index 2015–2016. http://reports.weforum.org/global-competitiveness-report-2015-2016/appendix-methodology-and-computation-of-the-global-competitiveness-index-2015-2016/

World Economic Forum (2016b): Global Competitiveness Report. Adatfájl. http://reports.weforum.org/global-competitiveness-report-2015-2016/ ; www3.weforum.org/docs/gcr/2015-2016/GCI_Dataset_2006-2015.xlsx

Xu, C. (2011): The Fundamental Institutions of China’s Reforms and Development. Journal of Economic Literature,  Vol.49. No. 4. 1076-1151. o.

Zakaria, F. (1997): The Rise of Illiberal Democracy. Foreign Affairs, November-December issue, 22-43. o.

Zakaria, F. (2015):  The Rise of Putinism. Washington Post, July 31, 2014.

http://www.washingtonpost.com/opinions/fareed-zakaria-the-rise-of-putinism/2014/07/31/2c9711d6-18e7-11e4-9e3b-7f2f110c6265_story.html

 

[1] Lời cảm ơn đầu tiên dành cho vợ tôi, Dániel Zsuzsa, dù trong hoàn cảnh khó khăn cũng đã động viên tôi viết tiểu luận này, là bạn đọc đầu tiên của nhiều phiên bản sớm của tiểu luận, và đã có nhiều lời khuyên hay cho công việc của tôi. Tôi rất cảm ơn tất cả những người đã đọc bản thảo và giúp đỡ bằng các lời khuyên của họ, đã cộng tác trong việc thu thập dữ liệu và xử lý tài liệu tham khảo. Tôi nhấn mạnh riêng đến Kerényi Ádám người đã giúp nhiều nhất với các sáng kiến và sức làm việc đặc biệt của ông. Là khó để đánh trọng số sự đóng góp của những người cộng tác khác, cho nên tôi chỉ liệt kê tên của họ: Andrics Dóra, Branyiczki Réka, Fancsovits Rita, Gedeon Péter, Nguyen Quang A, Pető Ildikó, Reményi Andrea, Rékasi Eszter, Rosta Miklós, Simonovits András, Szajkó Ádám, Sz. Bíró Zoltán, Chenggang Xu. Tôi muốn nói lời cảm ơn Đại học Corvinus đã tạo điều kiện làm việc yên tĩnh cho tôi và Quỹ Bằng sức mạnh Tư duy (Gondolat Erejével Alapítvány) đã đóng góp vào việc tài trợ nghiên cứu.

[2] Khi thảo luận phần lớn đề tài người ta coi tác giả liên tục trích dẫn các công trình của chính mình là người khiếm nhã; danh mục tài liệu tham khảo đầy mục tự trích dẫn. Tuy nhiên trong tác phẩm mà chủ đề là về công trình riêng của tác giả, thì số tự trích dẫn lớn là không thể tránh khỏi. Tôi viết tiểu luận này trước hết cho những người đã đọc các tác phẩm của tôi; tôi thử giúp họ “bảo dưỡng” những suy nghĩ của họ liên quan đến các tác phẩm của tôi.

 

[3] Cái mà tôi gọi là “các hệ thống lớn,” có họ hàng, nhưng không giống như khái niệm marxist “phương thức sản xuất” và khái niệm tân-marxist “hình thái xã hội.” Tôi tách mình khỏi lý thuyết thô thiển và bị đơn giản hóa, mà nhà giáo dạy “chính trị kinh tế học” đã cố nhồi vào đầu các sinh viên dự seminar, khi liệt kê một cách đầy tự tin thứ tự “tiến bộ” đã được định trước của “chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, xã hội nô lệ, chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản và cuối cùng chủ nghĩa xã hội thắng lợi hay biến thể mở rộng của nó, chủ nghĩa cộng sản.”

[4] Trong khi hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tồn tại, chẳng nước nào thuộc hệ thống này đã tự gọi mình là nước “cộng sản” cả. Vì thế tôi đã quyết định sử dụng tên gọi này trong cuốn “Hệ thống xã hội chủ nghĩa,” chứ không phải tên gọi “Hệ thống cộng sản chủ nghĩa” dễ hiểu hơn cho nhiều người. Có thể tranh cãi xem quyết định này đã có may mắn hay không. Thế nhưng không thể có cơ hội hiểu nhầm, vì tôi đã viết rõ ràng: tôi gọi cái gì là “hệ thống xã hội chủ nghĩa.” (Kornai, 1993/2012, 41-43. p,)

* typology thường được dịch là loại hình học, do type (hay típ) được coi là loại; người dịch sẽ dùng typo học (theo kiểu topo học cho topology); Típ là cách thường được dùng trước đây cho từ type vay mượn từ tiếng Pháp, tôi dùng type để nguyên như tiếng Pháp ban đầu vì nó trùng với từ tiếng Anh và sự phổ biến của tiếng Anh.

[5]  Mục “Typo học-Typology” của Wikipedia liệt kê 17 môn học sử dụng các typo học như công cụ tìm hiểu khoa học. Tôi đặc biệt nhấn mạnh các typo học của tâm lý học hiện đại và của “cognitive science-khoa học nhận thức.” Việc nghiên cứu chúng có thể rất hữu ích cho lý thuyết hệ thống khoa học xã hội so sánh.

[6] Từ “đặc trưng” có nhiều từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh này, nét tiêu biểu (trait), tính đặc trưng, nét đặc biệt (feature) hay thuộc tính.

[7] Trong từ điển riêng của mình tôi sử dụng từ “type” mà không có tính từ đi kèm. Ý nghĩa của nó trùng với cái Max Weber gọi là “type lý tưởng-ideal type.” (Weber, 1921-1922/1967, 51-53. p.) Tuy nhiên tôi vẫn tránh cách dùng từ của Weber, bởi vì tôi cảm thấy tính từ “lý tưởng” là rắc rối; nó có giọng điệu chuẩn tắc. Nhưng mà Weber cũng đã sử dụng thuật ngữ “type lý tưởng” cho việc ánh xạ lý thuyết trừu tượng của các hệ thống tồn tại thực.

[8] Thành viên thứ hai của cặp từ (“chủ nghĩa tư bản”, cũng như “chủ nghĩa xã hội”) đối với nhiều tác giả là tên gọi của hệ thống tư tưởng, chứ không phải các hình thái đã tồn tại hay nay vẫn đang tồn tại về mặt lịch sử. Từ ngữ cảnh phải là rõ, rằng ở đây tôi nói về cái sau. Tức là, thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” là từ đồng nghĩa của hệ thống thực sự đã tồn tại hay bây giờ cũng đang tồn tại; và tình hình cũng tương tự với sự giải nghĩa từ “chủ nghĩa xã hội”.

[9] Xuất hiện nhiều từ ngữ trong bảng 1, mà tôi đã lấy từ các tác phẩm trước của riêng tôi; ở đó tôi đã thảo luận chi tiết về sự giải nghĩa của chúng. Có thể liệt kê vào đây các thuật ngữ: các cơ chế điều phối, điều phối thị trường và quan liêu, nền kinh tế thiếu hụt, nền kinh tế dư thừa, thiếu hụt sức lao động, dư thừa sức lao động, đổi mới sáng tạo mang tính cách mạng, ràng buộc ngân sách mềm và cứng. Do hạn chế độ dài của bài viết, trong tiểu luận này tôi không thể làm rõ mỗi thuật ngữ.

 

[10] Để làm rõ các khái niệm rất hữu ích, nếu chúng ta có các số liệu thống kê đáng tin cậy về sự thay đổi của các quan hệ sở hữu, về sự thịnh hành của cơ chế thị trường. Đáng tiếc chỉ có các dữ liệu một phần, ngay cả chúng cũng chỉ lác đác. Mọi nước đều có các số liệu thống kê về sản xuất và giá trị tăng thêm phân theo các ngành hay theo các vùng lãnh thổ hay nội dung hoạt động, theo công dụng của sản phẩm làm ra. Nhưng không ở đâu có dữ liệu được phân rã theo hình thức sở hữu cả. Đáng kinh ngạc là trong khi một hệ quả cơ cản của sự thay đổi hệ thống đã là sự thay đổi triệt để của các quan hệ sở hữu, thế mà cho việc này người ta không làm các số liệu thống kê chính thức bao gồm toàn bộ sự sản xuất của mỗi nước và các viện nghiên cứu phi nhà nước cũng không đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng này.

[11] Các từ đồng nghĩa thường được dùng của tính từ “chủ yếu” trong ngữ cảnh này: “cơ bản” hay “căn bản”.

[12] Giống nhiều tác giả khác tôi dùng tính từ “hậu xã hội chủ nghĩa” để chỉ các nước, mà trước 1989-1990 đã nằm dưới sự điều khiển của đảng cộng sản. Ở đây có sự trộn lẫn khái niệm. Nhiều chính trị gia và nhà phân tích dành tính từ “hậu xã hội chủ nghĩa” hay “hậu xã cộng sản”, thường với dọng điệu xấu, để chỉ các đảng sinh ra sau chuyển đổi từ đảng cộng sản cầm quyền trước đó, các đảng này đã tiếp thu nhiều quan chức và phần lớn tài sản của đảng tiền bối. Họ gọi thế không phụ thuộc vào việc từ đó đã có thay đổi nào trong cá nhân các lãnh đạo đảng, cơ cấu đảng viên và ý thức hệ của đảng.

[13] Danh sách các nước hậu xã hội chủ nghĩa có thể thấy trên trang nhà của tôi (www.kornai-janos.hu), trong tài liệu “Háttéranyagok a  Még egyszer a Rendszerparadigmáról c. tanulmányhoz.” Danh sách là tư liệu nền thứ 1.

[14] Xem tư liệu nền số 2 trên trang nhà của tôi.

[15] Cuba là trường hợp ngoại lệ, mà chúng tôi đánh giá là hiện nay đang trong pha chuyển đổi.

[16] Xem dữ liệu nền số 3 trên trang nhà (www.kornai-janos,hu) của tôi.

[17] Thuật ngữ “chương trình nghiên cứu” được Lakatos (1978) đưa vào lý thuyết-khoa học. Ở các phần trên tôi sử dụng thuật ngữ này theo giải nghĩa kiểu Lakatos.

[18] Từ quan điểm lý luận khoa học sự phân typo học (typologization) và sự phân loại là các nhiệm vụ khác nhau. Nhiều người lẫn lộn các nhiệm vụ khác nhau căn bản này. Tiểu luận này không đảm trách việc làm sáng tỏ thao tác khoa học của sự phân loại.

[19] Tôi đã tuyên bố trong phần trước của tiểu luận: tôi không tính đến chuyện những người khác sẽ vay mượn bộ máy khái niệm của tôi. Thế mà bây lại giờ bùng lên trong tôi Don Quijote của sự làm sạch khái niệm: hi vọng nên dập tắt, rằng có thể thuyết phục những người khác về các lợi thế của các khái niệm và các thuật ngữ do tôi đề xuất.

[20] Dẫn chiếu đến các tác giả được liệt kê tôi đã sử dụng cách tiếp cận này cho việc phân tích sự thay đổi của các hình thức chính phủ-chính trị đã diễn ra từ 1989-1990 trong tiểu luận Kornai (2005) của tôi. Khi đó vẫn ít người ở Hungary đã hiểu rằng tính có thể hạ bệ được của chính phủ là một tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng của dân chủ.

[21] Tôi bỏ qua sự chý ý, rằng ở Ba Lan xã hội chủ nghĩa và Cộng hòa Dân chủ Đức đã vẫn tồn tại vài đảng của hệ thống đa đảng một thời; thế nhưng các đảng này chỉ giữ tính chất đảng của chúng một cách hình thức; trong thực tế chúng là các đảng tay sai của đảng cộng sản và hoạt động theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản [ở Trung Quốc, đảng cộng sản đã đẻ ra nhiều đảng tay sai mà ngày nay cũng vẫn hoạt động; tại Việt Nam cũng đã có Đảng Xã hội (thành lập 1946) và Đảng Dân chủ (thành lập 1944) hoạt động cho đến khi bị Đảng Cộng sản giải thể do “đã hoàn thành sứ mạng lịch sử” trong năm 1988 (người dịch thêm vào)].

[22] Đúng, Putin đã nhốt vào tù không phải một đối thủ chính trị của ông, nhưng không phải trên cơ sở các lời khai giả mạo được moi ra nhờ tra tấn, mà “một cách hợp pháp”, trên cơ sở các luật do chế độ vẽ ra, với sự tuân thủ các thủ tục pháp lý hình thức. Gây sởn gai ốc là phỏng đoán kinh hoàng rằng các ông chủ quyền lực đã có thể thuê giết các chính trị gia và các nhà báo đối lập. Thế nhưng khi so sánh – dẫu nghe có vẻ nhẫn tâm đến đâu – phải chú ý đến những con số. Số các cuộc giết người bí mật của chế độ chuyên quyền Nga có lẽ có thể cỡ chục hay trăm, trong khi số nạn nhân bị giết của sự khủng bố Stalin là cả triệu, còn số các nạn nhân bị đày đi lao công tàn nhẫn là cỡ chục triệu.

[23] Xem các phân tích quan hệ của thị trường và dân chủ trong tiểu luận của Gedeon (2015). Vì bộ máy khái niệm của ông ở nhiều điểm khác với của tôi, không có chỗ cho sự so sánh hai dòng tư duy ở đây. Những kết luận của Gedeon và của tiểu luận này đồng điệu trong nhiều khía cạnh.

[24] Suy nghĩ này đã xuất hiện hàng thập kỷ trước trong tài liệu nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội. Có tác động lớn đến tôi đã là Linblom (1977). Việc sử dụng khái niệm của ông đã khác của tiểu luận này, nhưng kết luận cuối cùng là giống nhau: trong hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thức dân chủ của quyền lực-chính trị không thể hoạt động.

[25] Tư liệu nền số 2 có thể thấy trên trang nhà của tôi (www.kornai-janos.hu) đưa ra những sự liệt kê được thể hiện trên hai bản đồ thế giới (Hình 2 và 3) dưới dạng bảng. Chúng ta có thể nói: hai bản đồ thế giới minh họa bằng màu cái mà bảng thể hiện bằng lời.

[26]  Tư liệu nền số 4 có thể thấy trên trang nhà của tôi (www.kornai-janos.hu) cho biết các đánh giá về các nước hậu xã hội chủ nghĩa của các báo cáo đã được nhắc tới. Tôi mang ơn Kerényi Ádám vì công việc lớn và cẩn trọng của ông, ông đã xử lý các tư liệu tổng hợp này và đã đưa ra các đề nghị hữu ích để chèn thông tin được tích tụ trong các cơ sở dữ liệu phong phú này vào dòng tư duy của tiểu luận của tôi.

[27] Danh mục các tài liệu tham khảo liên quan đến một số nước hay các nhóm nước mà chúng tôi sử dụng có thể thấy trong kho lưu trữ của tác giả.

[28] Cũng như trong trường hợp Trung Quốc, sự đánh giá hệ thống của ba nước Đông dương bị tranh cãi. Xem thí dụ London J. (biên tập.) 2014 và Benedict, J. – Kerkvliet, T. (2015.)

[29] Như trong phần trước của tiểu luận tôi đã nhắc tới: không chỉ liên quan đến Trung Quốc và các nước Đông dương việc thiếu dữ liệu đáng tin cậy liên quan đến các quan hệ sở hữu và sự thịnh hành của thị trường gây ra những khó khăn lớn, mà tình hình cũng tương tự liên quan đến các nước hậu xã hội chủ nghĩa khác nữa.

[30] Tôi biết ơn Reményi Andrea vì nghiên cứu của cô làm cơ sở cho tư liệu nền số 5 và việc lập bảng.

[31] Thuật ngữ “illiberal demokracia – dân chủ không tự do” do Zakaria (1997) đưa ra, nhưng khi Orbán Viktor sử dụng nó cho việc phân tích hình thức chính phủ-chính trị Hungary hiện tại, và việc này kéo theo sự phản đối rộng rãi, bản thân Zakaria cũng đã tự tách mình khỏi sự giải nghĩa có hại của khái niệm trong bài báo (Zakaria 2015). Thuật ngữ “vezérdemokrácia-dân chủ thủ lĩnh” xuất hiện trong tiêu đề của tiểu luận của Körösényi András (2003). Các tiền đề lịch sự lý luận của nó quay về đến tận Max Weber (1921-22/1969) và Karl Schmittig (1927-1932/2002). Những góp ý đáng chú ý thêm cho cuộc tranh luận về các giới hạn và các biến thể của dân chủ: Krasztev – Holmes (2012) và Szelényi – Csillag (2015).

[32] Theo phỏng đoán của tôi trên hình của Huntington sáu nước được nhắc đến đã rơi nhầm chỗ. Từ ngữ cảnh hiện rõ: theo sự phân đoạn riêng của Huntington các quá trình hướng tới dân chủ hóa đã bắt đầu ở các nước này không phải trong làn sóng thứ nhất, mà trong làn sóng thứ hai chấm dứt vào 1962.

[33] Các tỷ lệ tổng hợp khác có thể thấy trong tư liệu nền số 3 trên trang nhà của tôi.

[34] Hình ảnh “làn sóng ngược” sinh động, nhưng không đủ chính xác. Khi làn sóng hướng theo chiều của nền dân chủ và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa quay ngược lại, nó không quay lại chỗ nơi nó đã khởi hành. Không có dấu hiệu nào của việc phục hồi hệ thống cộng sản. Trong giới các nhà chuyển đổi học của các năm 1990 đã phổ biến ngạn ngữ: từ trứng có thể làm món trứng tráng, nhưng không thể biến món trứng tráng trở lại thành quả trứng được.

[35] Đáng suy ngẫm về bài báo của giáo sư triết học Balog Katalin (2016) người lớn lên ở Hungary và bây giờ dạy ở Hoa Kỳ. Bài báo thấy những sự giống nhau giữa những thay đổi ở Hungry và “hiện tượng-Trump”. Cái chung nhất là, sự biến đổi của diễn ngôn chính trị: sự truyền bá chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài do thái, sự căm ghét người nước ngoài, sự bá chủ dân tộc trở thành hợp salon trong lời nói và chữ viết, trong các cuộc trò chuyện hội hè, trong các phát biểu chính trị và trong các bài báo. Những việc này chuẩn bị đất cho sự xa rời dân chủ. Balog lưu ý đến tiểu luận của Taub (2016) khảo sát sự mạnh lên của chủ nghĩa độc đoán Mỹ.

[36] Cả báo cáo Bertelsmann, lẫn báo cáo Freedom House sử dụng song song các chỉ số định lượng và các biểu hiện định tính cho việc nêu đặc tính của trạng thái của nước được khảo sát. Các sự liệt kê định tính của Freedom House hoàn toàn gắn với chỉ số định lượng: người ta gán một tên gọi định tính cho mỗi miền được xác định của cái gọi là “democracy score-điểm số dân chủ” (DS). (Thí dụ, nếu chỉ số DS của nước nào đó rơi vào miền giữa 6.00 và 7.00, thì được đánh giá là “consolidated authoritarian regime-chế độ độc đoán được củng cố”.) Bằng cách như thế toàn bộ các phát biểu bằng lời của Freedom House không tạo ra typo học. Typo học, như tôi đã trình bày ở trước, nêu bật các tính chất định tính chung nổi bật. Thay cho việc này báo cáo Freedom House lại tiến hành sự phân loại đầy đủ của các nước và mỗi lớp được gán cho một tên gọi. Việc này là hoàn toàn được quyền về mặt phương pháp luận, tuy khác với cái tiểu luận này làm. Vì thế tôi nhắc đến đến trong chú thích riêng ở dưới trang chứ không trong các dòng tiếp theo của văn bản chính, nơi tôi đưa ra những bảo lưu và những nhận xét phê phán của tôi.

[37] Tôi đồng ý sâu rộng với cố gắng của các báo cáo so sánh quốc tế rằng bên cạnh những sự liệt kê vào các type định tính họ cũng tính các chỉ số định lượng nữa. Cuối cùng trong tiểu luận đằng nào cũng đã dài này tôi không thể đề cập đến các lợi thế và những khó khăn của việc áp dụng các chỉ số.

[38] Báo cáo Bertelsmann hoàn toàn không sử dụng thuật ngữ chế độ độc tài trong việc liệt kê định tính, mà thay vào đó dùng thuật ngữ “hard line autocracy-chế độ chuyên quyền không khoan nhượng”. Tất nhiên họ có quyền dùng các tên gọi theo ý thích của họ. Tôi vẫn lưu ý: đáng tiếc, họ đã bỏ tên gọi chế độ độc tài sinh động và phổ biến rộng rãi khỏi từ điển của họ. Hiển nhiên những phán xét giá trị nghiêm ngặt hơn của tôi thúc đẩy để tôi cảm thấy việc bỏ từ chế độ độc tài là đáng tiếc.

[39] Về các điểm quan trọng ngay cả trước thắng lợi năm 2010 (của đảng Fidesz) Debreceni József (2009) đã báo hiệu trước rồi những tiến triển có thể trông đợi. Sau khi giành được quyền lực đầu tiên là bài viết của Halmai Gábor (2010), rồi đến tiểu luận có tiêu đề “Kiểm điểm [2012]-Számvetés” (2011) của tôi đã chỉ ra rằng đang diễn ra sự biến đổi sâu rộng, chính phủ đã phá hủy rồi vài định chế cơ bản của nền dân chủ và bắt đầu thiết lập sự thống trị chuyên quyền. Bên cạnh rất nhiều bài báo phân tích nhiều tiểu luận mang tính hàn lâm cũng đã khảo sát chủ đề. Trong số đó tôi nhấn mạnh các công trình sau: Ágh (2016), Bauer (2016), Bozóki (2016), Kornai (2012, 2015), Körösényi biên tập (2015) và Magyar – Vásárhelyi biên tập (2013, 2014, 2015).

[40] Tên gọi “chủ nghĩa tư bản nhà nước” được sử dụng bởi các chính trị gia tích cực và các nhà khoa học chính trị của các chiều hướng chính trị khác nhau nhất (kể từ các loại sắc thái khác nhau của các phong trào cộng sản qua những người khai phóng đến những kẻ phát xít). Có người gọi như thế hình thái được cảm tình, hay ngược lại hình thái mà người ta chống đối. Mục “State Capitalism” của Wikipedia cho một tổng quan tốt về lịch sử tư tưởng của thuật ngữ. Một nhánh lý thú của thảo luận ở Hungary: tranh luận của Kis János với Tamás Gáspár Miklós trong năm 2005, về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản nhà nước (Xem Tamás, 2005 và bài báo 2005 của Kis được đăng lại trên các trang  429-439 của cuốn Kis (2014).)

[41] Những phát hiện của một số NGO, tổ chức báo chí, viện nghiên cứu khoa học, và các chính trị gia đối lập trong chừng mực nhất định bù cho việc nhà nước phát hiện tham nhũng. (Tôi chỉ nêu ra một thí dụ: báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Tham nhũng-Korrupciókutató Központ Budapest (2016) dựa trên mẫu rất lớn đã tính ra các số liệu tổng quát.) Thế nhưng việc phát hiện tham nhũng mới là bước đầu tiên, tác động của nó vẫn hạn chế, nếu không tiếp theo việc công bố nghi phạm có cơ sở, điều tra cẩn thận chỉ với các công cụ cảnh sát, buộc tội, xử án và cuối cùng là trừng phạt những kẻ phạn tội. Đây là độc quyền nhà nước. Ngay cả thẩm phán vô tư cũng không thể tuyên án nếu cảnh sát không tiến hành điều tra công bằng và viện kiểm sát không buộc tội.

[42] Magyar Bálint từ đầu các năm 2000 đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ này. Tiểu luận được công bố ở các trang 9-85 của cuốn sách do Magyar và Vásárhely (2013) biên tập làm rõ khái niệm một cách chi tiết hơn.

[43] Tiểu luận tuyệt vời của Albert Hirschman (188/195) đã nhấn mạnh rằng có hai tổ chức mà trong đó không có và cũng không thể có kháng cự, chẳng có “tiếng nói”, cũng không có “lối ra” – đó là  chế độ Stalin và maffia. Trong hệ thống Hungary hiện nay là có thể cả việc phản đối bằng lời và có thể có lối ra dưới nhiều hình thức; nếu bằng cách khác không được thì qua việc bỏ đất nước ra đi.

[44] Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ. Nếu doanh nghiệp đa quốc gia mạnh và to có thể ký “thỏa thuận chiến lược” với chính phủ, thì có lẽ có thể được hưởng sự đối xử đặc biệt. Nếu hai nỗ lực – sự mạnh lên của quyền lực trung ương và sự thiên vị dân tộc chủ nghĩa cho tư bản Hungary – mâu thẫn với nhau, thì thường nỗ lực trước tỏ ra mạnh hơn.

[45] Trong trường hợp cần thiết Fidesz liên minh ngầm hay công khai với đảng (cực hữu) Jobbik. Hình ảnh gợi lại sự sụp đổ của nền dân chủ Weimar lại lờ mờ hiện lên: sự liên minh của đảng nhân dân bảo thủ nắm quyền đến lúc đó với đảng nazi.

[46] Tôi không biết dịch cụm từ tiếng Anh tuyệt vời “wishful thinking” một cách ngắn gọn sang tiếng Hungary. Một cách suy nghĩ bị bóp méo, thiên vị một cách đặc biệt: các mong muốn và hy vọng cá nhân được cấy trước vào sự suy nghĩ duy lý, khách quan;  quan điểm thực chứng (có cái gì?) và quan điểm chuẩn tắc (nên là cái gì?) bị trộn lẫn một cách không thể cứu chữa được.

[47] Bài phát biểu của Orbán Viktor trong năm 2009, được trình bày vài tháng trước khi nắm quyền. Phiên bản được biên tập đã xuất hiện trên tuần báo Nagyítás đầu năm 2010. Danh mục Tài liệu tham khảo của tiểu luận này công bố dữ liệu-internet trên trang nhà của Fidesz (Orbán, 2009/2010).

[48] Tôi hiểu sự khiếp sợ mối nguy hiểm phát xít (fasist), nhưng tôi không đồng ý với những người đánh giá hình thái quyền lực chính trị Hungary là hình thái “fasistoid” (Ungvári, 2014.)

[49] Có những nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa dân tộc của nhóm chính trị đang cầm quyền, nhìn lại truyền thống lịch sử nhiều trăm năm. Về chủ đề này xem Agárdi (2015), Kende (2013) và Rainer biên tập (2012, 2013).

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*