Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Nền tảng chính trị / Ý THỨC DÂN CHỦ - NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Nền tảng chính trị

Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ

Ý THỨC DÂN CHỦ NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ

NGUYỄN QUÂN
 

Tóm tắt

Nền tảng của một xã hội dân chủ là gì – Một câu hỏi mà chúng ta vẫn thường có những cuộc tranh luận rất sôi động giữa những chính trị gia, hay cả giữa những triết gia nổi tiếng.Và đến nay, Những cuộc tranh luận đó vẫn chưa đi đến sự thống nhất cho câu trả lời của câu hỏi trên.

Để trả lời cho câu hỏi nền tảng cảu một xã hội dân chủ là gì có rất nhiều những quan điểm được đưa ra. Trong đó câu trả lời mà theo tôi là hợp lý nhất, đó là Ý thức dân chủ chính là nền tảng của một xã hội dân chủ.

Ý thức dân chủ là gì?

Không ai biết khái niệm ý thức dân chủ được hình thành từ lúc nào và người đầu tiên nhắc tới khái niệm này là ai. Nhưng từ lâu nó đã trở thành một khái niệm quan trọng, với ý nghĩa là nền móng của một xã hội dân chủ. Vậy ý thức dân chủ là gì? Nói một cách ngắn gọn, Ý thức dân chủ là ý thức của con người về các quyền của mình. Ý thức chỉ cần bao hàm hai khía cạnh chính: Một, biết các quyền căn bản của mình, và hai, khao khát giành lại các quyền căn bản vốn được xem là bất khả xâm phạm ấy.

Các quyền này bao gồm các quyền lựa chọn, quyền kiểm tra kiểm sát và quyền được bảo đảm hai quyền trước được thực thi

Thứ nhất, Quyền lựa chọn., đây là quyền cơ bản, nội dung của nó là mỗi con người không phân biệt tuổi tác, địa vị, giới tính, sắc tộc…. được tự mình quyết định chọn lựa các vấn đề ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng quan trọng nhất là ba vấn đề, đó là thể chế, lãnh đạo và chính sách.

Thứ hai, Quyền kiểm tra kiểm sát, quyền này được thực hiện thông qua quy chế về quyền thông tin. Theo đó, người dân được tiếp cận các thông tin từ những tổ chức truyền thông độc lập với chính quyền. Truyền thông độc lập là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm nếu không muốn nói là cấm kỵ ở các quốc gia độc tài.

Thứ ba, Quyền được bảo đảm các quyền của mình, tất cả các quyền trên nếu không có quyền này sẽ trở thành vô nghĩa. Yếu tố để đảm bảo thực hiện quyền này là cơ chế. Chính phủ phải tạo một cơ chế đảm bảo Quyền lựa chọn của người dân tránh tình trạng người dân được lựa chọn nhưng chỉ lựa chọn một số cá nhân nhất định do nhà nước chi phối. Hay phải có một cơ chế để đảm bảo sự hoạt động của các tổ chức truyền thông độc lập.

Điều kiện hình thành ý thức dân chủ ?

Ý thức dân chủ không tự nhiên mà có mà nó được hình từ một quá trinh trình lâu dài. Một dẫn chứng sống động đó là Hoa Kỳ đất nước mà người dân luôn làm chủ quyền của mình dù đây là một quốc gia mới hình thành, một lịch sử khêm tốn khoảng 200 năm nếu so sánh với lịch sử 4000 năm của chúng ta thì quá là khập khiểng. Điều này cho thấy rằng ý thức dân chủ của một quốc gia nó không hề phụ thuộc vào chiều dài của lịch sử của quốc gia đó.

Vậy ý thức dân chủ được hình trong mỗi con người chúng ta như thế nào ? Câu trả lời là từ vấn đề giáo dục. Giáo dục ở đây không chỉ từ trường lớp mà còn việc giáo dục ở mỗi gia đình, xã hội. Lấy một dẫn chứng như thế nay, ở xã hội phong kiến thì chúng ta luôn được giáo dục là phải tôn kính tuyệt đối đối với nhà vua, kẻ nào làm phản là kẻ đại nghịch vô đạo. Vậy nên, dân chủ trong xã hội phong kiến là điều không thể.

Ngày nay ở những đất nước độc tài người ta cũng thường vận dụng phương thức này để cai trị xã hội. Nhà cầm quyền áp đặt một tư tưởng rằng chỉ có nhà cầm quyền đó mới có sự chính danh mới là người xứng đáng lãnh đạo xã hội. Họ định hướng  những cái suy nghĩ đó cho người dân thông qua các biện pháp tuyên truyền khác nhau, trong đó giáo dục là một công cụ không thể thiếu. Người ta hay dùng một từ bình dân là “Nhồi sọ”. Không chỉ đừng lại ở đó, Nhà nước độc tài còn định hướng dư luận thông qua những tờ báo của mình để đánh lạc hướng người dân. Khiến cho người dân bị hút theo những thông tin vô bổ mà quên mất đi vấn đề chính trị. Cùng với đó là một cơ chế bầu cử  kém minh bạch manh tính đính hướng của giai cấp cầm quyền.

Ở những xã hội dân chủ, nền giáo dục của họ là một nền giáo dục khai phóng, không có sự độc quyền, không có sự định hướng mang yếu tố chính trị trong giáo dục. Truyền thông, báo chỉ với quyền tự do ngôn luận luôn được đảm bảo thì việc tiếp cận những thông tin mang tính chính trị, những vấn đề quan trọng của quốc gia một cách dễ dàng. Từ đó, người dân có ý thức tự giác hơn trong việc làm chủ xã hội của mình không để nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm.

Tại sao nói ý thức dân chủ là nền tảng của một xã hội dân chủ ?

Thứ nhất, có ý thức dân chủ mới có xã hội dân chủ, ý thức dân chủ mạnh thì nền dân chủ cũng mạnh. Một lập luận dễ hiểu nhất đó là xã hội là tập hợp gồm những cá nhân . cá nhân mạnh thì xã hội manh. Cá nhân có ý thức dân chủ thì xã hội cũng sẽ dân chủ.

Có một câu hỏi được đặt ra là ở các nước độc tài thì ý thức dân chủ của người dân là yếu?  vậy tại sao lại có thể xảy ra những cuộc các mạng loại bỏ chế độ độc tài để thiết lập một chế độ dân chủ ?  Câu trả lời là chúng hãy thay từ “yếu” ở đây bằng từ “Chưa đủ mạnh” vào câu trên thì chính xác hơn. Đúng như vậy, đến một lúc nào đó khi ý thức dân chủ đủ mạnh thì cách mạng là điều tất yếu.

Một xã hội dân chủ được xây dựng trên một nền tảng là ý thức dân chủ mạnh thì nền dân chủ đó mạnh và khó có thể sụp đổ.

Có ý kiến cho rằng Thể chế chính trị dân chủ mới là cái móng của một xã hội dân chủ, điều này là không chính xác bởi vì Nếu có một thể chế dân chủ mà ý thức dân chủ của người dân yếu thì sớm muộn gì nó cũng sẽ trở thành độc tài.

Tỉ lệ cử tri đi bầu , và tỉ lệ trúng cử có phải là căn cứ để xác định chỉ số về ý thức dân chủ của người dân hay không?

Câu trả lời là không

Chúng ta có thể so sánh hai ví dụ :

Ở các nước dân chủ, một ví dụ quen thuộc là Hoa kỳ, tỷ lệ cử tri đi bầu quốc hội (hạ viện), trong các năm không có bầu cử tổng thống không cao, chỉ từ 30-40% số cử tri tham gia bầu cử. Trong các năm có bầu cử tổng thống, số lượng cao hơn cũng chỉ xoay quanh con số 50%. Những người trúng cử, cũng chỉ có tỷ lệ phiếu bầu trung bình từ 55-65% . Tóm lại, đó là một tỷ lệ không cao, nhưng hoàn toàn thực chất, người dân biết mình lựa chọn ai, và kết quả phản ánh đúng nguyện vọng của người dân.

So sánh với chế độ độc tài tiêu biểu là Trều Tiên, Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu cao được xem là truyền thống ở Triều Tiên. Năm 2011, 28.116 ứng cử viên đã được bầu làm đại biểu tại các hội đồng nhân dân địa phương với số phiếu ủng hộ tuyệt đối và tỷ lệ cử tri đi bầu lên tới 99,82%. Đây rõ ràng là một con số đáng mơ ước đối với Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Các cử tri ở triều tiieen họ không chỉ đi bầu cử đầy đủ, mà họ còn nhảy múa, ca hát như những ngày hội.

Ý thức dân chủ là khái niệm mang tính định tính và chúng ta không thể cân đo đong đếm được một cách ró ràng. Chúng ta đánh giá nó một cách tương đối thông qua hai tiêu chuẩn đó mức độ hiểu biết quyền của mình và sự ý thức tham gia điều hành, quản lý xã hôi.

 

Ý thức dân chủ ở Việt Nam.  

Theo bảng xếp hạng chỉ số dân chủ năm 2015 của Tạp chí The Economist ở Anh thì Việt Nam xếp thứ 128 trong tổng số 167 nước với chỉ số dân chủ là 3,58 ( cao nhất là Nauy 9,93 và thấp nhất là Triều tiên 1,08). Chỉ số được đánh giá dựa trên các yếu tố:

  • Việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do
  • Các quyền tự do của công dân
  • Sự hoạt động của chính quyền
  • Việc tham gia chính trị Văn hóa chính trị.

Trong đó, yếu tố đánh giá “tiến trình bầu cử và đa nguyên chính trị” của VN bị chấm 0 điểm trên 10. Trong khối ASEAN, hiện VN chỉ xếp trên Lào.

Ở Việt Nam, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có thể gọi là hình thức dân chủ duy nhất, để người dân thực hiện “quyền dân chủ” của mình. Tuy nhiên từ cuộc bầu cử đầu tiên cho đến nay, sau 13 lần mỗi lần 5 năm, các cuộc bầu cử đều được định hướng từ Bộ chính trị thông qua Mặt trận tổ quốc trung ương , chọn một đảng viên nào đó để dân chúng tự tay cầm lá phiếu có tên người được đảng chọn ấy bỏ vào thùng phiếu và xem đó là việc thực hiện dân chủ.

Sau mỗi lần bầu cử ở Việt Nam thì người ta thường nêu ra những con số về tỉ lệ cử tri đi bầu hay tỉ lệ trúng cử của các ứng củ viên. Năm 2007 Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII đã thành công rất tốt đẹp với hơn 99% cử tri cả nước đi bầu. Có tỉnh đạt tỉ lệ cử tri đi bầu 100% . Năm 2011 con số cũng tương tự, Trong đó, có 4 tỉnh đạt 99,99% số cử tri đi bầu cử là Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn. Mặt khác, , các đại biểu quốc hội được nhân dân lựa chọn, bầu vào quốc hội với đa số phiếu bầu 95-97%, có người 98-99%. Đại khái, các số liệu đều gần như tuyệt đối, nếu người nào trúng cử dưới 90% là rất không bình thường.

Rõ ràng thì tỉ lệ người dân đi bầu hay tỉ lệ trúng cử không nói lên, hay không phản ánh được tình hình dân chủ hay ý thức dân chủ của người dân cả. Với tỉ lệ cao như vậy, nhưng khi hỏi một người bất kỳ rằng “Anh đã bầu cho ai?’’ hay “tại sao anh lại bầu cho người đó” thì câu trả lời là “im lặng” hoắc chỉ là cái lắc đầu. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm khi người dân không có ý thức trong việc làm chủ của mình. Về nguyên nhân, có thể có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là những nguyên nhân khách quan đó là từ  việc giáo dục ý thức dân chủ cho người dân có vấn đề, và nguyên nhân thứ hai là từ cơ chế bầu cử có quá nhiều bất cập  khiến người dân không còn mặn mà với quyền của mình nữa.

 

Lời kết
Để tạo đựng một nền dân chủ vững mạnh cho Việt Nam thì nhà nước cần xây dựng một lộ trình về giáo dục ý thức dân chủ cho người dân đặc biệt là học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh đó phải đảm bảo một quy trình bầu cử minh bạch khách quan để lấy được lòng tin từ phía người dân, để họ thấy được nghĩa vụ và bổn phận của mình đối với quốc gia dân tộc.

 

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*