Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Điểm sách / Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Điểm sách, Nền tảng chính trị, Tình hình thế giới

Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh

Về xuất bản Hồi ký của Triệu Tử Dương:

The New York Times, October 16, 2009

 

 

Tiêu đề tiếng Anh là ‘Tù nhân của Nhà nước-Prisoner of the State.’ Tôi viết lời nói đầu cho bản tiếng Trung…Cuốn sách được viết dựa vào sự thuật lại của Triệu được ghi âm. Nó gồm hai phần, thứ nhất là sự ghi lại những nhận xét của ông, phần hai là sự gỡ băng ghi âm. Tôi đã không quen với phần gỡ băng của nó. [Muộn hơn] các thành viên của gia đình ông đã tìm lời khuyên của tôi. Tôi đồng ý để xuất bản cuốn sách, nhưng tôi đã muốn xuất bản cuốn sách sau [kỷ niệm lần thứ 20 của vụ đàn áp chống lại các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào ngày] 4 tháng Sáu, để tìm thời gian thích hợp hơn cho việc xuất bản cuốn sách. Các thành viên gia đình ông và tôi có quan hệ rất tốt, nhưng họ đã không nghe lời khuyên của tôi. Các thành viên gia đình ông đã tin rằng vì Triệu đã chết bốn năm rồi, và 4 tháng Sáu đã xảy ra hai mươi năm trước, xuất bản cuốn sách vào lúc này là tốt cho đảng và tốt cho đất nước, và với giá trị lịch sử và chính trị của nó, sẽ có một tác động lớn. Đúng là một việc rất lớn, tốt để xuất bản cuốn sách này về lịch sử hiện đại của Trung Quốc.  Tốt là Bảo Đồng [cựu trợ lý chóp bu của Triệu] và con ông xuất bản cuốn sách này, để gánh trách nhiệm với lịch sử, trách nhiệm với quốc gia chúng tôi. Nó là một việc tốt.

Đã cần đến khoảng tám hay chín năm từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, và gồm năm người….Trong số năm người, ba người đã chết.

…Đã có vài bộ băng ghi âm, tất cả có hoặc 16 hay 32 băng, đã có những phiên bản khác nhau. Người cung cấp máy ghi âm đã là bạn tốt của tôi. Ông ta bảo tôi rằng tôi có máy ghi âm tốt nhất và tôi có những băng tốt nhất. Tôi sẽ cho anh cả hai thứ. Quay lại Bắc Kinh….Lúc đầu tôi đã dùng bút để ghi tường thuật của Triệu…..nhưng vào 1990-gì đó ông nhận được máy ghi âm. Chúng tôi đã giữ rất bí mật. Trước 4 tháng Sáu (1989) tất cả chúng tôi đã là các quan chức cấp-bộ trưởng, và là các trợ lý già cho Triệu. Như thế trước 4 tháng Sáu chúng tôi đã có quan hệ mật thiết, nhưng sau 4 tháng Sáu cho đến 1992, mọi liên lạc bị cắt đứt. Triệu đã chuyển ra khỏi Trung Nam Hải trong 1992 và chúng tôi đã tiếp tục lại sự liên lạc. Từ 1992 cho đến lúc ông chết, tôi đã thăm ông khoảng 40 lần. Hầu hết trong số 40 lần này tôi đã làm việc ghi âm này. Chúng tôi đã đi tới đồng thuận giữa năm người chúng tôi, rằng 4 tháng Sáu đã là một sự kiện lịch sử. Nó đã là một cột mốc, một điểm ngoặt trong lịch sử Trung quốc và lịch sử đảng. Khẩu hiệu của 4 tháng Sáu đã là chống tham nhũng và kêu gọi cho dân chủ và cải cách chính trị. Đấy đã là một phong trào dân chủ yêu nước. Các sinh viên đã đứng lên, và người dân thường đã đứng lên. Bất luận khẩu hiệu đã là gì, nó đã có ý nghĩa sâu sắc.

Về những năm dẫn tới 4 tháng Sáu:

Đặng đã có vị trí riêng của ông trong lịch sử của Trung quốc nhưng đáng tiếc với ảnh hưởng lớn của mình ông đã không tiến hành cải cách chính trị…Nhìn lại, về mặt cải cách chính trị và xây dựng, Hồ [Diệu Bang] và Triệu đã vượt xa Đặng. Lịch sử sẽ chứng minh rằng Đặng đã sai. Hồ và Triệu đã đúng. Đặng đã do dự về cải cách chính trị, ông đã không giống như Lý Tiên Niệm luôn luôn là một người cứng rắn chống cải cách…

[Các cuộc phản kháng lên đến cực điểm trong] 4 tháng Sáu đã được khởi xướng bởi những trí thức kêu gọi cải cách chính trị và phản đối lỗ hổng thu nhập và tham nhũng để thúc đẩy phong trào dân chủ. Nếu đảng đã đủ khôn ngoan nó đã phải tận dụng tốt hơn đà của các quyền dân sự để thúc đẩy cải cách dân chủ. Nhân dân đã cực kỳ tức giận các quan chức tha hoá. Nhưng chính phủ lúc đó đã phạm một sai lầm để đàn áp thẳng tay bằng lực lượng quân sự. 4 tháng Sáu phải được coi như một phong trào quần chúng dân chủ vĩ đại như Phong trào Ngũ Tứ (4 tháng Năm 1919) trong lịch sử Trung quốc. Đảng chúng ta đã phải theo trào lưu lịch sử. Nhưng đáng tiếc đảng lúc đó đã sử dụng sức mạnh quân sự để đàn áp thẳng thay. Nó đã đi ngược đà của lịch sử.

Về việc nghe Triệu nói trên băng về 4 tháng Sáu:

Những cán bộ già và tôi, chúng tôi đã có nhiều suy nghĩ về 4 tháng Sáu. Như thế chúng tôi đã rơi nhiều nước mắt. Chúng tôi đã khóc mờ con mắt. Đã thực sự đau lòng. Chúng tôi đã già. Đôi khi chúng tôi đã khóc suốt đêm. Bởi vì tình hình đã buộc cả một nhóm người để suy ngẫm rất nhiều, suy ngẫm sâu.

Vợ tôi và tôi và vài bạn tôi đã ngồi trong phòng khách của chúng tôi vào đêm 3 tháng Sáu, và đã khóc từ tâm khảm của chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được nhiều cuộc điện thoại. Tất cả chúng tôi đã có chung một cảm giác: Đảng Cộng sản đã hết, Đảng Cộng sản đã hết. Làm sao chúng ta có thể bắn vào nhân dân của chính chúng ta?

Tôi đã gia nhập đảng trong năm 1937 khi tôi 14 tuổi. Đã có nhiều đảng viên cộng sản trẻ trong thế hệ chúng tôi. Tôi đã vác một khẩu súng khi tôi 14 tuổi. Tôi đã có bốn quả lựu đạn. Tôi thậm chí đã là bí thư liên đoàn thanh niên…khi tôi mới chỉ 15 tuổi. Tôi đã đi học Trường Đảng Trung ương…sau trường đảng Nhật. Như tôi đã viết trong sách của mình, Đảng Cộng sản đã có vài thành tựu vĩ đại, và tôi đã là một phần của nó. Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã phạm các sai lầm lớn và đã có những thất bại và tôi cũng đã là phần của nó.

Thí dụ, trong Phong trào Chống phái Hữu, tôi đã là người đứng đầu hãng tin [Tân Hoa Xã]. Tôi đã gán nhãn ‘cánh hữu’ cho bốn người. Tôi đã là một người tin vào chủ nghĩa Mao. Tôi đã được Đảng Cộng sản nuôi dưỡng, tôi đã làm khổ những người khác, và tôi cũng đã bị ngược đãi vài lần. Tôi đã bị gán nhãn ‘kẻ cơ hội cánh hữu’ chỉ bởi vì tôi đã viết một bức thư 5000-ký tự bảo chính phủ trung ương rằng nhân dân ở Quảng Đông đang chết đói, vì việc chỉ trích chính sách của đảng. Ba mươi triệu người đã chết đói trong thời kỳ đó…

Không chỉ Triệu mà tất cả chúng tôi, các cán bộ già, đã có nhiều suy ngẫm sâu sắc về thành công và thất bại của đảng chúng tôi. [Nhưng] Hồ Điệu Bang Triệu Tử Dương đã vượt chúng tôi về mặt tư duy sâu.

Về điều gì đã xảy ra cho ông sau Sự cố 4 tháng Sáu:

Đã có một nhóm điều tra từ Ban Tổ chức Trung ương. Nhóm điều tra đã triệu tập tôi để có một cuộc nói chuyện và đã yêu cầu tôi phản bội Triệu Tử Dương. Họ bảo tôi, ‘Chúng tôi biết hai ông có quan hệ thân thiết.  Hãy nói cho chúng tôi biết ông ta đã nói gì trong 4 tháng Sáu.’ Tôi đã nói, ‘Chúng tôi đã nói chuyện 40 phút, nhưng Triệu đã không nói bất cứ thứ gì. Đã chính tôi là người đã nói suốt với ông. Tôi đã bảo Triệu rằng Quảng trường Thiên An Môn đã trong hỗn loạn.’ Tôi đã không nói bất thứ gì xấu về Triệu.

Họ đã thật sự thất vọng. Cuối cùng nhà điều tra đã nói, ‘Đồng chí Đỗ, theo quan sát của chúng tôi, ông có trí nhớ tốt tuyệt vời. Làm sao ông lại không thể nhớ bất cứ thứ gì mà Triệu đã nói?’ Họ đã có ý cho tôi một cơ hội để ‘chuộc lại lỗi của tôi’. [Họ đã nói:] ‘Ông về nhà đi và nghĩ về nó. Bất cứ gì ông nhớ lại, hãy gọi cho chúng tôi và chúng tôi sẽ cho ông một cơ hội thứ hai.’ Hiển nhiên họ đã muốn tôi phản bội bạn tôi. Nếu tôi đã muốn phản bội bạn tôi, tôi đã có thể bịa ra chuyện gì đó. Họ đã nói, ‘Chúng tôi sẽ đợi ông khoảng một tuần.” Một tuần sau, tôi bị đuổi khỏi chức vụ của mình. Đã có sáu đợt các quan chức cấp bộ trưởng bị sa thải, và tôi đã ở trong đợt hai. Vào ngày 18 tháng Sáu, ai đó từ ban bí thư của Uỷ ban Trung ương đảng đã đến để gặp tôi. Ông ta đã nói, ‘Đồng chí Đỗ, tôi phải thông báo với ông rằng ông bị cách chức. Ông có bất cứ yêu cầu gì khác?’ Tôi bảo không.

Vài ngày sau, tại một cuộc họp ở đơn vị công tác của tôi, việc công bố chính thức đã được đưa ra rằng Đồng chí Đỗ, với tư cách một quan chức đảng cao cấp, thực hiện chính sách đảng một cách không nao núng khi chính sách rõ ràng, nhưng ông đã dao động khi chính sách của đảng đã không rõ. Tổng cộng hơn ba mươi bộ trưởng đã bị cách chức.

Về làm thế nào ông đã thuyết phục Triệu để lại hồi ký của mình:

Chúng tôi đã là các trợ lý cho Triệu, cho nên sau 4 tháng Sáu, chúng tôi đã buộc để rút ra các bài học từ đó. Triệu đã bị đảng bịt miệng hoàn toàn. Toàn bộ các phương tiện truyền thông đã phê phán Triệu và một tờ báo hàng đầu ở Bắc Kinh [Quang Minh Nhật báo] đã viết 26 điểm chỉ trích Triệu. Họ đã phủ nhận hoàn toàn báo cáo của đại hội đảng lần thứ 13. Tôi đã bảo tổng biên tập của tờ báo đó, ‘nếu ông tiếp tục chỉ trích như thế này, trên bề mặt ông đang chỉ trích Triệu, nhưng trong thực tế ông đang chỉ trích Đặng. Ông sẽ kết thúc với việc phủ nhận thành tựu của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội đảng lần thứ 11 [trong năm 1978, mà đã mở ra thời đại Cải cách Mở cửa]. Họ đã phủ nhận toàn bộ tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, thậm chí kể cả cải cách đất đai trong cuối 70.

…Đã chỉ có một tiếng nói sau 4 tháng Sáu, tiếng nói của công tố viên. Các bị cáo đã hoàn toàn bị bịt mõm. Thật là sỉ nhục. Chúng tôi đã thực sự hy vọng rằng Triệu, với tư cách bị cáo đứng đầu, có thể nói thẳng.

Trong năm 1992, vài người chúng tôi đã nối lại mối tiếp xúc. Tôi đã nghĩ về để tiếng nói của ông được nghe. Tôi sẽ soạn nó chi tiết. Triệu đã có một số nghi ngờ về việc ghi âm. Ông đã nói, ‘Việc kể chuyện và ghi âm này để làm gì? Nó sẽ chẳng bao giờ được công bố.’ Tôi đã giải thích và đã thử thuyết phục ông vài lần. Vài lần cuối, tôi đã thật sự rắn. Tôi đã bảo ông, ‘Đây không phải chỉ là vấn đề cá nhân của anh. Đấy là một vấn đề lịch sử. Anh đã là tổng bí thư của đảng. Nếu anh làm thinh, khi anh qua đời vài năm từ lúc này, phần này của lịch sử sẽ vẫn không rõ ràng mãi mãi. Lịch sử sẽ bị bóp méo. Đấy là trách nhiệm của anh để nói thẳng. Anh phải có trách nhiệm với quốc gia chúng ta, đảng chúng ta. Ông nói, ‘thế thì Okay’. Tôi vẫn còn hai sổ ghi chép này.

Về những rủi ro của các phiên ghi âm bí mật:

Đã không giống như trong Cách mạng Văn hoá. Chúng tôi đã biết họ sẽ không bắt chúng tôi. Có lẽ họ sẽ không đưa chúng tôi vào tù. Họ đã có thể giám sát chúng tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cho việc đó. Họ đã có thể có ai đó đứng trước nhà. Đôi khi điện thoại của tôi đã bị cắt…

Trong vài lần đầu, tôi đã ở đó nghe và Triệu đã ghi âm. Muộn hơn, tôi đã nói, ‘Anh có thể chỉ nói vào máy ghi âm. Chúng tôi không phải ngồi ở đây quan sát anh.’ Ông đã có một cái đầu rất sáng sủa, một trí nhớ tốt tuyệt vời. Ông đã tự hoàn tất việc ghi âm. Đầu tiên ông đã soạn một dàn bài. Tôi cũng đã đưa ra hai dàn bài cho ông, tôi vẫn giữ hai bản chính và tôi sẽ công bố chúng rồi đây. Triệu cực kỳ tài. Ông là một người rất phi thường. Như tôi đã vừa bảo anh, tôi đã chắc là họ sẽ không hành hình chúng tôi, sẽ không tống chúng tôi vào tù. Tồi nhất đã là họ có thể khai trừ tôi khỏi đảng, cắt lương hay sự chăm sóc y tế của tôi, điều đó chẳng phải là một chuyện lớn. [Nhưng] Chúng tôi đã có một số mối lo nhỏ.

Về ông già ấy giữ các băng bí mật thế nào:

Vào cuối việc ghi âm, chúng tôi đã phải sao làm ba bản của băng ghi âm. Nó đã giống một con thỏ khôn có ba cái hang. Triệu đã giữ một bản, [??] đã có một bản, và tôi đã có một bản. Tôi đã sợ rằng ai đó sẽ lục soát nhà mình. Tôi có năm hay sáu nhà cho nên tôi chuyển nó liên tục. Tôi có bốn con gái. Con gái nhỏ nhất của tôi đã học ở Mỹ. Cuối cùng, tôi đã giấu các băng trong ngăn quần áo lót của con gái trẻ nhất của tôi, trong tủ quần áo. Con gái tôi biết mọi thứ. Muộn hơn tôi yêu cầu con gái mình mang các băng sang Hong Kong. Trên đường nó đi Hong Kong, nó đã gọi tôi tại mọi trạm dừng. Một khi nó đã đi qua biên giới ở Thẩm Khuyến, cuối cùng tôi đã bình tĩnh lại. Ngày hôm sau khi các băng ghi âm đã đến Hong Kong, nó đã thuê một két sắt an toàn tại ngân hàng. Có 16 cuộn băng. Các băng ở Hong Kong đã là một bộ đẩy đủ. Bộ Triệu giữ đã thiếu vài băng, nhưng sau đó họ đã tìm lại được chúng. Nhưng tôi không biết tí gì về Bảo Đồng [cựu trợ lý chóp bu của Triệu] đã giữ băng của Triệu thế nào. Là quyền của các thành viên gia đình Triệu [để xuất bản]. Trước khi Triệu chết, ông đã chẳng bao giờ nói “Đỗ, anh chịu trách nhiệm về các băng này cho đến cuối.” Bà goá của Triệu vẫn còn sống. Cuốn sách dựa vào các băng của Bảo [Đồng].

Chúng tôi đã yêu cầu Yao Xihua [Diêu Tích Hoa, một người khác trong số các cựu quan chức liên quan] để gỡ băng toàn bộ giữ nguyên tất cả các nhầm lẫn gốc mà Triệu đã vấp phải trong tường thuật. Triệu đã là một người đặc biệt, nói về một sự cố đặc biệt. Cho nên việc gỡ băng của ông phải được giữ đúng như bản gốc. Thậm chí không một từ duy nhất nào được thay đổi. Khác đi thì người dân sẽ nghi ngờ tính xác thật. Như thế phiên bản của Diêu đã là phiên bản chính xác nhất có thể. Chúng tôi đã gỡ băng khoảng năm 2001. Chúng tôi đã không muốn một cuốn sách được xuất bản. Chúng tôi chỉ muốn nó được ghi chép lại cho nghiên cứu lịch sử tương lai. Đó là động cơ cao quý của chúng tôi.

Tôi đã vừa đưa chính trị vào cân nhắc. Chúng tôi đã chờ một sự định thời gian hoàn hảo [để xuất bản] … Triệu đã chẳng bao giờ nói rằng ông muốn nó được xuất bản. Chúng tôi đã chẳng bao giờ nghĩ về việc xuất bản cuốn sách. Đó là vì sao chúng tôi đã giữ nó kín thành công đến vậy. Chỉ vợ tôi và con gái trẻ nhất của tôi biết về điều này. Ngay cả Li Rui [Lý Nhuệ, cựu thư kí riêng của Mao] đã không biết.

Được nói rằng đã có hai video camera [trong sân của Triệu], ở góc bắc và góc đông bắc. Chúng tôi đã không chắc liệu điện thoại đã có bị gắn rệp hay nhà đã bị gắn rệp. Tôi đã hỏi Triệu, ‘Anh có nghĩ ai đó đang theo dõi chúng ta?’ Triệu nói, ‘Tôi không nghĩ thế’.

Chúng tôi đã phải đăng ký mỗi lần chúng tôi đến thăm ông. Trong sân trong nhà ông, phòng làm việc ở giữa, phòng ngủ ở đằng sau, và một toán lính đã ở trước sân. Nếu bạn gõ cửa người gác sẽ mở cửa, và bắt bạn đăng ký. Bình thường bạn trình tên mình và thẻ Căn cước của mình. Rồi họ báo cáo cho thư ký và thư ký đưa bạn vào. Đôi khi an ninh nhà nước có một chiếc xe đậu ở bên ngoài. An ninh đôi khi đã chặt, đôi khi lỏng. Chúng tôi đã bị làm phiền ở đó và chúng tôi đã không sợ.

Về cái gì đã thúc đẩy ông bắt đầu vai trò của mình trong hồi ký vào tháng Năm:

Tôi đã có một cuộc kiểm tra sức khoẻ trong tháng Ba và trong thời gian đó, gia đình Triệu đã liên lạc với tôi yêu cầu một lời nói đầu. Đầu tiên tôi đã định đợi cho đến sau 4 tháng Sáu, nhưng họ đã khăng khăng đòi có nó càng nhanh càng tốt. Như thế tôi đã viết lời nói đầu trong thời gian tôi ở bệnh viện. Tôi đã trao lời nói đầu của mình vào ngày 25 tháng Ba. Là một điều tốt, lớn lao cho Trung quốc rằng cuốn sách đã được xuất bản. Họ đã chịu rủi ro. Nhưng tôi vẫn tin rằng nếu bạn muốn xuất bản cuốn sách, bạn phải giữ nó như bản gốc và chính xác một cách có thể. Họ đã thay đổi vài tiêu đề phụ, trình tự của các chương, điều mà tôi không đồng ý. Tôi không đồng ý với họ bởi vì Triệu là một con người đặc biệt. Cuốn sách là đặc biệt, sự định thời gian là đặc biệt. Cuốn sách này có giá trị lịch sử, như thế họ không được thay đổi bất cứ thứ gì.

Và tôi cũng không đồng ý với phiên bản tiếng Anh của cuốn sách, mà trong đó họ đã đánh giá thành tựu của Triệu nhiều hơn của Đặng. Tôi không nghĩ thế. Đặng đã là người đứng đầu số một. Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đã chỉ là các quan chức cấp tỉnh [sau khi khởi động các cải cách]. Họ đã không đủ hùng mạnh để đánh các lực lượng bảo thủ. Đặng đã là mưu sĩ. Trần Vân [lãnh tụ đảng kỳ cựu] đã cũng là phần quan trọng. Tôi đã là người đứng đầu tin tức đối nội ở Tân Hoa Xã, nên tôi đã biết tình hình. Đặng đã là nhân vật quyết định trong cải cách. Ông ta đã phạm một số lỗi, nhưng ông ta dứt khoát là Số Một.

Về phản ứng của đảng đối với vai trò của ông trong hồi ký của Triệu:

Bạn đến từ Mỹ. [Nhưng] không lạ đến vậy với người dân Trung quốc. Tốt hơn thời Mao rất nhiều. Sau khi cuốn sách được xuất bản, nhiều người đã hỏi tôi, ‘Anh có bị quản thúc tại gia? Điện thoại có bị gắn rệp? Anh có thể đi ra ngoài?’ Chẳng có gì xấu thực sự đã xảy ra. Tôi đã viết lời nói đầu cho cuốn sách và cuốn sách đã được chú ý, như thế con gái tôi và vợ tôi đã hơi lo một chút.

Vào ngày 25 tháng Sáu, một quan chức đương nhiệm và cấp rất cao phụ trách các phương tiện truyền thông đã đến nhà tôi và ông ta đã nói nhiều thứ, nhưng để diễn đạt một cách ngắn gọn, đầu tiên ông ta đã nói, ‘tôi đã đọc cuốn sách, và lời nói đầu của ông. Ông là mưu sĩ đằng sau cuốn sách này. Ông đã vận hành máy ghi âm. Tóm lại, có thể hiểu được vì sao ông đã làm việc này. Trung Nam Hải và trung ương đảng có thể hiểu vì sao ông đã làm việc này.’ Tôi đã cảm thấy rất hài lòng với bình luận của ông ta. Nó đã là một bình luận trung lập, nó đã không chỉ trích hay ca ngợi, và đã không có sự nhắc tới nào về sự phê phán hay sự lên án hay một sự điều tra. [Điều chúng muốn nói là,] với tư cách một bạn già, một trợ lý già cho Triệu Tử Dương, điều đó là có thể hiểu được. Xét từ một viễn cảnh tích cực hơn, điều đó là có thể tha thứ được. Một quan chức cấp cao khác đã gọi điện thoại cho tôi và đã nói, “Ông đã làm cái gì đó ông phải làm.” Nếu bạn biết lịch sử của Đảng Cộng sản, bạn có thể thấy rằng đấy là một bình luận quan trọng.

Về liệu đảng sẽ có bao giờ thừa nhận rằng cuộc đàn áp thẳng tay 3-4 tháng Sáu đã là một sai lầm:

Bạn phải để ý đến các phiên bản khác nhau về họ nhắc tới 4 tháng Sáu như thế nào. Đầu tiên đã là một ‘cuộc nổi loạn chống-cách mạng’. Muộn hơn họ đã gọi nó là một ‘cuộc nổi loạn.’ Rồi họ đã gọi nó là ‘sự náo động’, và rồi họ đã gọi nó là một ‘sự cố’. Đảng đã đăng một điếu văn chính thức về cái chết của Triệu. Nó đã nói rằng Đồng chí Triệu đã phạm những sai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn mùa xuân và hè năm 1989. Nó đã thậm chí không nhắc tới từ ‘cuộc nổi loạn’ hay ‘sự cố’…Bạn có thể thấy rằng từ từ đảng đang rút lui về chuyện này… Như tôi đã viết trong lời nói đầu [cho hồi ký của Triệu] rằng chúng tôi không vui với sự giải thích của đảng về 4 tháng Sáu, nhưng bạn vẫn thấy sự rút lui này của đảng, mà là sự tiến bộ trong lịch sử của Trung quốc.

Đã luôn luôn có hai phe bên trong bản thân đảng — có hai lực lượng… Chúng tôi đã không đạt bất cứ sự đồng thuận nào. Trung Nam Hải đã chẳng bao giờ là một khối chắc như đá nguyên khối (vững như bàn thạch). Nó giống ở Mỹ. Bạn có đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà. Nó đã chẳng bao giờ [hoàn toàn thống nhất]. Như thế hãy xem lực lượng nào có ưu thế hơn lực lượng nào. Các bạn còn trẻ, nên các bạn sẽ thấy con đường nào…

…Đã cần hơn 20 năm cho chính phủ Hàn Quốc để sửa lại sự cố Guangju. Đã cần 30 năm để sửa lại vụ 228 [vụ Thảm sát của quân đội Dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch (xảy ra ngày 28-2-1947)]… Chúng tôi hy vọng càng sớm càng tốt. Chúng tôi tin [qua] đa số của các đảng viên, lương tri của đa số người dân, vấn đề sẽ được giải quyết một cách thích hợp.

Chúng ta phải tiến hành một kế hoạch hai bước về 4 tháng Sáu. Mức thứ nhất là chúng ta phải nhẹ giọng về sự cố này. Thả tất cả các tù nhân 4 tháng Sáu, trả sự đền bù nào đó cho những người đã bị hành hạ trong năm 1989, bỏ đi nhãn ‘phản cách mạng’, cho phép những người tị nạn về nước từ hải ngoại.

…Trước ngày kỷ niệm lần thứ 20 của 4 tháng Sáu, tôi đã muốn họ có thể làm theo vài trong số các gợi ý của chúng tôi, nhưng họ đã không làm. Tư duy và thuật hùng biện (rhetoric) của đảng đã vẫn theo kiểu cũ, vẫn theo cách tiếp cận ngăn chặn, kiểm soát, và đàn áp, cách tiếp cận chặn thay cho mở kênh (channeling). Trong số những trí thức và quan chức tuổi trung niên, theo nhận xét của tôi, ngày càng nhiều người trong thế hệ trẻ hơn đã có các ý tưởng độc lập riêng của họ. Một tiến triển thuận lợi khác là, chúng ta có ngày càng nhiều trí thức trở về từ việc tu học ở phương Tây. Một số trong số họ là các quan chức cấp rất cao hay các giáo sư tại các đại học quan trọng. Đó có thể coi là một lực lượng rất có lợi…Nhưng chúng ta có một cách tiếp cận lầm lạc trong các sách giáo khoa. 4 tháng Sáu chẳng bao giờ được nhắc tới. Muộn hơn chúng ta đã có một lễ lớn mừng sinh nhật của Lý Tiên Niệm. Cán bộ già đã phản đối việc này, Lý Tiên Niệm đã là tốt trong cách mạng văn hoá, nhưng sau đó, ông đã chống-Hồ Diệu Bang và chống-Đặng Tiểu Bình. Ông đã luôn luôn là cánh tả và bảo thủ…Ông đã là một trong những người nhất quyết đòi bắn các sinh viên.

Về địa vị thị trường của tạp chí của ông, Viêm hoàng Xuân thu:

Tạp chí của chúng tôi đã được thành lập đến giờ là 18 năm. Tạp chí của chúng tôi không phải là chuyện lớn. Chúng tôi chỉ tìm chân lý từ sự thực. Điểm đầu tiên là tìm ra chân lý, thứ hai là để phản ánh trào lưu lịch sử về dân chủ, để cất lên tiếng nói của dân thường. Tất nhiên cần nhiều khí phách cho chúng ta để làm điều này. Chúng tôi có hơn 100 bạn già trong số chúng tôi, 100 cựu bộ trưởng, cựu tướng lĩnh già. Tất cả họ rất có ảnh hưởng trong đảng và trong xã hội. Chúng tôi đã không yêu cầu một xu nào từ chính phủ, không vị trí chính thức nào, và không nhà ở nào từ chính quyền. Tất cả tự chúng tôi làm. Nó đã bắt đầu với việc in 2000 hay 3000 bản. Số lưu hành hiện nay là 105.300 bản. Mỗi lần chúng tôi bị ban tuyên truyền trung ương ngược đãi, số lưu hành tăng lên. Đó không phải là một chuyện lớn. Nếu Nhân dân Nhật báo hay Tìm Chân Lý [do Đảng Cộng sản xuất bản] có thể tự do hơn một chút, thì chúng tôi sẽ chẳng là sự cạnh tranh nào. Chính quyền cho chúng hàng tỷ nhân dân tệ mỗi năm. Nhưng chúng tôi chỉ có vài chục người. Chúng tôi chỉ nói từ đáy lòng mình. Nếu các xuất bản phẩm khác có thể tự do hơn và dân chủ hơn, sẽ chẳng cần đến sự tồn tại của chúng tôi nữa. Mặt khác, nếu tạp chí của chúng tôi rơi vào cùng hạng như Tạp chí Tìm Chân Lý, thì cũng chẳng cần đến sự tồn tại của chúng tôi.

Bây giờ chúng tôi có được nhiều tiếng tăm, đặc biệt giữa những người già. Chúng tôi khéo léo trong việc xử lý kết quả cuối cùng rắc rối. Chúng tôi đã chẳng bao giờ đụng đến [các chủ đề sau đây]: Đặng Tiểu Bình, 4 tháng Sáu, các lãnh tụ đương nhiệm, ban lãnh đạo sau cùng hay các thành viên gia đình họ. Chúng tôi khéo hơn trong khía cạnh này so với một số báo ở nam Trung quốc. Một cựu phó ban tuyên truyền một lần đã nói, ‘Viêm hoàng Xuân thu rất chọc tức. Chúng tôi luôn luôn muốn đóng cửa nó. Nhưng Đỗ rất khôn.’

Về làm thế nào ông và Viêm Hoàng Xuân Thu đã vượt qua được những áp lực gần đây:

Chính quyền trung ương bây giờ khoan dung hơn. Trong quá khứ, chúng tôi có lẽ đã bị đuổi khỏi đảng nếu chúng tôi xuất bản sách của Triệu. Nhưng bây giờ họ rất khoan dung và lịch sự với chúng tôi. Trong số hai lực lượng ở Trung Nam Hải, lực lượng tiến bộ, tìm chân lý, dân chủ và ôn hoà hoan nghênh tạp chí của chúng tôi. Tạp chí của chúng tôi là xuất bản phẩm có ảnh hưởng đến mức, chẳng ai dám đóng cửa nó. Khác đi người đó sẽ đi vào lịch sử với một danh tiếng xấu.

[Về lãnh tụ đảng đã về hưu Giang Trạch Dân]:

Ông ta không có bằng chứng nào, và không còn là thời đại của ông ta nữa. Đã có sự chấn động nhỏ nào đó năm ngoái, và một số cán bộ già đã gọi chúng tôi, đưa ra một lập trường rất cứng rắn. Họ đã nói nếu tạp chí bị đóng cửa, chúng tôi sẽ xuống đường. Chúng tôi là những người già, ở tuổi 80. Chúng tôi có những vấn đề tim mạch. Nếu chúng tôi xuống đường, có lẽ chúng tôi sẽ chết trên đường phố, và các bạn có thể mang xác của chúng tôi để tiếp tục biểu tình. Nhiều người đã ký một thư kiến nghị [bảo vệ tạp chí]. Như thế những người bảo thủ sẽ không tiến hành bất kể hành động nào chống lại chúng tôi. Họ sợ gánh trách nhiệm.

Về ông đã chống đỡ các áp lực gần đây như thế nào:

Chúng tôi đã có một sự sắp xếp lại nhân sự, chúng tôi đã có cuộc vận động thanh niên. Hầu hết các biên tập viên của chúng tôi ở tuổi trung niên. [Tổng biên tập] Wu Si (Ngô Tư) mới chỉ 52 tuổi, và [phó tổng biên tập] Yang Jisheng (Dương Kế Thẳng) 67 tuổi, và những người khác chỉ ở tuổi cuối 40 hay tuổi đầu 50. Tôi không ở văn phòng liên tục. Tôi vẫn là chủ nhiệm, nhằm để đẩy lùi áp lực từ bên trên. Khác đi, thì các biên tập viên trẻ hơn có thể không đủ mạnh. Tôi vẫn là chủ nhiệm, đấy là nguyên tắc [của tôi].

[Lệnh mà các nhà chức trách đảng nhắm vào tôi] là cái được gọi là Văn kiện số 24. Nó liên quan đến các quan chức đương nhiệm và về hưu, về cơ bản nó bao phủ tất cả mọi người… Bản thân văn kiện này không đủ chính xác cho nên có nhiều lỗ hổng, tôi đơn thuần bỏ qua nó.

Về từ mà Chủ tịch khác Hồ Cẩm Đào  đã có thể can thiệp nhân danh ông cuối năm ngoái:

Đó là lời đồn đại, đã có thể vậy. Cảm giác của tôi hay phỏng đoán của tôi là, từ đáy lòng của Hồ, họ không nghét chúng tôi, họ không oán giận chúng tôi. Dựa vào tư duy độc lập của chúng tôi, chúng tôi ủng hộ Trung nam Hải. Chúng tôi chẳng bao giờ cười vào mặt chính phủ hiện thời, chúng tôi chẳng bao giờ muốn lật đổ chế độ. Chúng tôi chân thành hy vọng ĐCSTQ sẽ làm việc tốt. Chúng tôi thực sự yêu quý nó.

Về ông đã phản ứng như thế nào lần mới đây ông được yêu cầu từ chức:

Lệnh đã được truyền bởi Bộ Văn hoá và tôi đã bảo họ chúng tôi đã hoàn tất sự sắp xếp lại, Ngô Tư là tổng biên tập và phó chủ nhiệm. Tôi là chủ nhiệm danh dự giúp ông ta. Vào ngày 25 tháng Tư, bộ trưởng văn hoá đã bảo tôi chúng ta phải tuân theo Văn kiện số 24. Tôi bảo chúng tôi đã hoàn tất sự sắp xếp lại nhân sự rồi. Tôi tiếp tục ngồi trong vị trí của mình bởi vì tôi đủ già và đủ cứng rắn. Nếu có bất cứ áp lực nào từ chính phủ, tôi có thể giữ chặt ở đây. [Thế nhưng tháng 7-2016, Tập cận Bình đã lệnh sa thải chủ nhiệm Đỗ Đạo Chính và toàn bộ ban biên tập đã từ chức, chấm dứt hoạt động của Viêm Hoàng Xuân Thu sau một phần tư thế kỷ hoạt động! (chú giải thêm của người dịch)].

Về ảnh hưởng chính trị của các nhà khai phóng đảng (party liberals) đang già đi như bản thân ông ngày nay:

Khó để nói, chúng tôi đang cố gắng hết sức mình. Trong 30 năm qua, chế độ Đảng Cộng sản đã được xây dựng giống một toà nhà 100-tầng bởi vì chúng tôi đã có thành tựu lớn, có được uy tín ngày càng nhiều về mặt quốc tế. Nhưng chúng tôi có những thiếu sót cố hữu… Toà nhà này vẫn xiêu vẹo. Như thế nếu chúng tôi không dựng nó thẳng toà nhà sẽ sụp đổ. Cán bộ già như tôi, chúng tôi là lực lượng lành mạnh và ôn hoà bên trong đảng. Chúng tôi thấy toà nhà đang sụp đổ, và chúng tôi muốn chống đỡ nó. Chúng tôi chẳng bao giờ muốn lật đổ toà nhà. Chúng tôi không phải là những khách qua đường cười vào đảng. Chúng tôi muốn cứu toà nhà này khỏi sụp đổ. Chúng tôi yêu đảng, và chúng tôi yêu đất nước này.

Trung quốc là một hệ thống độc đảng. Đảng không có bất cứ sự cạnh tranh thực sự nào. Nếu chế độ ĐCSTQ sụp đổ một ngày nào đó nó sẽ là một thảm hoạ lớn, chính những người dân thường sẽ chịu khổ nhiều. Các quan chức cấp cao sẽ chạy khỏi đất nước này. Họ đã có các thẻ xanh và vé máy bay, có các khoản tiền gửi ngân hàng để dùng. Chỉ những người dân thường sẽ chịu hậu quả đau khổ.

Về sự cần thiết cho cải cách chính trị:

Tôi đã có thảo luận này với Triệu. Đảng Cộng sản của chúng tôi phải nuôi dưỡng đảng khác, đối lập, rất mạnh. Đảng đối lập sẽ có một nội các bóng tối, giống các đảng Bảo Thủ và Lao động ở Anh Quốc. Nhưng đánh giá từ tình hình hiện tại, đó là điều không thể. Các tổ chức độc lập làm chính quyền khiếp sợ đến chết, nói chi đến đảng đối lập. Là dễ hơn nhiều cho một quyền lực tập trung cao để kiểm soát người dân bình thường, bởi vì khi họ không được tổ chức họ giống như một đống cát rời.

Đảng Cộng sản thực sự sợ bất cứ tổ chức dân sự nào, như nghiệp đoàn lao động ở Mỹ. Nhưng nếu chúng ta muốn thực hiện sự dân chủ hoá ở Trung quốc chúng ta phải cho phép nhân dân tự tổ chức mình. Chúng ta phải trao cho nhân dân quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp. Nó được ghi trong hiến pháp. Nhưng bất cứ tổ chức nào hình thành, nó có thể bị giải tán hay bị lên án như một tổ chức bất hợp pháp hoặc họ sẽ đồng hoá nó vào cơ quan chính thức.

Chúng ta ở trong thời khắc quyết định. Chúng ta phải có cải cách chính trị. Nó là một bước nguy hiểm nhưng chúng ta phải gánh lấy các rủi ro. Là khó, là nguy hiểm, nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác. Đó là con dường ra duy nhất, khác đi thì Trung quốc sẽ ở trong tình trạng rối loạn lớn. Nếu đảng cộng sản từ chối tiến hành cải cách chính trị, phải có lực lượng khác nào đó đứng lên để thực hiện cải cách chính trị. Lịch sử đang tiến tới, và sẽ không bị bất kể cá nhân duy nhất nào ngăn lại hay đảo ngược. Người ta có thể giữ trong nhiều năm. Người ta có thể đàn áp thẳng tay nhiều lần. Tất cả những thứ đó đơn giản là các hiện tượng nhất thời. Dân tộc Trung quốc là một dân tộc vĩ đại, nhưng nó đơn giản là một hiện tượng lịch sử tạm thời. Sự tồn tại của ĐCSTQ cũng là một hiện tượng tạm thời. Đảng Cộng sản sẽ không kéo dài mãi mãi. Nó có thể tồn tại trong 50 hay 60 năm, nhưng không vĩnh viễn trong lịch sử Trung quốc. Ngay cả quốc gia Trung Hoa cũng không vĩnh cửu, Hoa Kỳ cũng thế. Con người có thể cuối cùng chuyển sang hành tinh khác. Vũ trụ sẽ kéo dài mãi mãi, nhưng Trái Đất sẽ gặp ngày tận số của nó.

Về loại cải cách đa đảng nào ông chủ trương:

Tạp chí này là gánh nặng của tôi, cho nên phải chú ý đến thuật tu từ (hùng biện) của tôi…Tôi vẫn tin rằng đảng Trung quốc phải là “hệ thống đa đảng hợp tác dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ.” Ý muốn của Đảng Cộng sản để duy trì sự lãnh đạo phải phụ thuộc vào việc đưa ra những quyết định đúng, vào việc có cương lĩnh chính trị đúng để có được sự ủng hộ từ những đảng khác. Không phải giống Đảng Cộng sản áp đặt sự lãnh đạo của nó lên các đảng khác. Hiện thời các đảng khác bị lệ thuộc vào Đảng Cộng sản. Không phải là những gì được ghi trong Hiến pháp. Không được giống như, ‘Chúng tôi là đảng đương chức, các ông phải nghe chúng tôi bất luận chúng tôi đúng hay sai.’ Tình hình hiện thời là, sự bổ nhiệm tất cả các lãnh đạo chóp bu của các đảng tham vấn phải được ĐCSTQ phê chuẩn. Không được như thế.

Tại Trung quốc các đảng được chính quyền cấp tài chính. Hoa Kỳ không thế. Đảng phải tự tài trợ mình. Nó không thể tiêu tiền của chính phủ, tiền của những người đóng thuế. Tôi hy vọng, trong tương lai, sẽ có sự đa dạng hết sức về mặt chính trị, kinh tế và văn hoá. Đó là tương lai của Trung quốc. Đấy là hướng tiến bộ của xã hội con người. Nhân dân sẽ ủng hộ bất cứ ai biết điều, bất cứ ai đúng đắn. Hãy kiên nhẫn.

Zhang Jing dịch sang tiếng Anh (Nguyễn Quang A dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt)

 

 

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*