Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Nền tảng chính trị / Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Nền tảng chính trị, Tình hình thế giới, Xã luận

Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại

 

Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại

 

Coronavirus đã không phá vỡ nước Mỹ. Nó đã chỉ làm lộ cái đã bị phá vỡ rồi.

GEORGE PACKER

 

Sẽ đăng trong The Atlantic số tháng Sáu 2020

Nguyễn Quang A dịch

 

KHI CON VIRUS đến đây, nó đã thấy một nước với tình trạng cơ bản nghiêm trọng, và nó đã khai thác chúng một cách tàn nhẫn. Những căn bệnh mãn tính—một giai cấp chính trị thối nát, một bộ máy quan liêu xơ cứng, một nền kinh tế vô tâm, một công chúng bị chia rẽ và bị phân tâm—đã không được chữa trị hàng năm trời. Chúng ta đã học để sống, không thoải mái, với các triệu chứng. Đã cần đến quy mô và sự gần gũi của một đại dịch để phơi bày tính nghiêm trọng của chúng—để làm cho những người Mỹ bị sốc với sự nhận ra rằng chúng ta ở trong hạng có rủi ro cao.

Cuộc khủng hoảng đã đỏi hỏi một sự đáp ứng nhanh, duy lý, và tập thể. Hoa Kỳ thay vào đó đã phản ứng giống Pakistan hay Belarus—giống một nước với hạ tầng cơ sở yếu kém và một chính phủ loạn chức năng mà các nhà lãnh đạo của nó đã quá thối nát hay ngu đần để ngăn chặn sự đau khổ của nhân dân. Chính quyền đã phung phí hai tháng không thể lấy lại được để chuẩn bị.  Sự mù quáng ương ngạnh, sự đổ lỗi cho dê tế thần, những lời khoác lác, và những lời nói dối đã đến từ tổng thống. Từ miệng ông, là các thuyết âm mưu và những cách chữa bệnh thần kỳ. Một vài thượng nghị sĩ và nhà điều hành công ty đã hành động nhanh chóng—không phải để ngăn chặn tai hoạ sắp đến, mà để trục lợi từ đó. Khi một bác sĩ của chính phủ thử cảnh báo công chúng về mối nguy hiểm, Nhà Trắng đã lấy micro đi và đã chính trị hoá thông điệp.

Mỗi buổi sáng trong tháng Ba vô tận, những người Mỹ thức dậy để thấy mình là các công dân của một nhà nước thất bại. Với không kế hoạch quốc gia nào—không hề có các chỉ dẫn mạch lạc nào—các gia đình, các trường học, và các văn phòng đã bị bỏ mặc để tự quyết định liệu có đóng cửa và kiếm nơi trú ẩn hay không. Khi các bộ xét nghiệm, khẩu trang, quần áo bảo vệ, và các máy trợ thở được thấy thiếu trầm trọng, các thống đốc bang nài xin chúng từ Nhà Trắng, mà đã lảng tránh, rồi đã kêu gọi doanh nghiệp tư nhân, mà đã không thể giao hàng. Các bang và các thành phố bị buộc vào các cuộc chiến đặt giá hỏi mua mà đã biến chúng thành con mồi cho việc moi giá và trục lợi công ty.  Các thường dân lôi các máy may của họ ra để thử giữ cho những người lao động ở bệnh viện được trảng bị tồi khoẻ mạnh và các bệnh nhân của họ sống sót. Nga, Đài Loan, và Liên Hiệp Quốc đã gửi cứu trợ nhân đạo cho cường quốc giàu nhất thế giới—một quốc gia ăn mày trong sự hỗn loạn hoàn toàn.

 

Donald Trump đã xem cuộc khủng hoảng hầu như hoàn toàn về mặt cá nhân và chính trị. Lo sợ cho sự tái cử của mình, ông đã tuyên bố đại dịch coronavirus là một cuộc chiến tranh, và bản thân ông một tổng thống thời chiến. Nhưng nhà lãnh đạo mà ông gợi nhớ lại là Thống chế Philippe Pétain, ông tướng Pháp mà, trong năm 1940, đã ký một hiệp ước đình chiến với Đức sau sự thất bại thảm hại của các tuyến phòng thủ Pháp, rồi lập chế độ Vichy thân-Nazi. Giống Pétain, Trump đã cộng tác với kẻ xâm lăng và đã bỏ nước ông cho một thảm hoạ kéo dài. Và, giống nước Pháp trong năm 1940, bước Mỹ trong năm 2020 đã choáng váng với một sự sụp đổ lớn hơn và sâu hơn một lãnh đạo tồi tàn. Sự mổ xẻ phân tích tương lai nào đó về đại dịch có thể gọi nó là Sự Thất bại Lạ kỳ, theo cách của nghiên cứu đương thời về sự sụp đổ của nước Pháp của sử gia và chiến sĩ Kháng chiến Marc Bloch. Bất chấp vô số tấm gương khắp Hoa Kỳ về sự dũng cảm và sự hy sinh cá nhân, sự thất bại là thất bại quốc gia. Và nó phải đẩy tới một câu hỏi mà hầu hết người Mỹ đã chẳng bao giờ phải hỏi: Chúng ta có tin các nhà lãnh đạo của chúng ta và tin lẫn nhau đủ để tập trung một phản ứng tập thể đối với một mối đe doạ chết người? Chúng ta còn vẫn có khả năng tự- quản?

Cuộc khủng hoảng này là cuộc khủng hoảng lớn thứ ba của thế kỷ thứ 21 ngắn. Cuộc đầu tiên, vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, khi những người Mỹ đã vẫn sống về mặt tinh thần trong thế kỷ trước, và ký ức về suy thoái, chiến tranh thế giới, và chiến tranh lạnh đã vẫn mạnh. Vào ngày đó, nhân dân ở vùng trung tâm nông thôn đã không xem New York như một món hầm xa lạ của những người nhập cư và những người tự do đáng số phận của nó, mà như một thành phố Mỹ vĩ đại bị đánh vì toàn thể đất nước. Những lính cứu hoả từ Indiana đã lái xe 800 dặm để giúp nỗ lực giải cứu tại Ground Zero. Phản xạ công dân của chúng ta đã để tang và huy động cùng nhau.

Chính trị đảng phái và các chính sách kinh khủng, đặc biệt Chiến tranh Iraq, đã xoá ý thức về sự thống nhất quốc gia và đã nuôi dưỡng một sự cay đắng đối với giai cấp chính trị mà đã chẳng bao giờ thực sự tàn đi. Cuộc khủng hoảng thứ hai, trong 2008, đã tăng cường nó. Ở trên đỉnh, sự phá sản tài chính đã có thể được xem hầu như là một thành công. Quốc hội đã thông qua một dự luật lưỡng đảng, cứu trợ mà đã cứu hệ thống tài chính. Các quan chức chính quyền Bush ra đi đã hợp tác với các quan chức chính quyền Obama đang đến. Các chuyên gia tại Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Ngân khố đã sử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá để ngăn chặn một Đại Suy thoái thứ hai. Các nhà ngân hàng hàng đầu đã xấu hổ nhưng không bị khởi tố; hầu hết trong số họ đã giữ được tài sản của họ và một số giữ được việc làm của họ. Chẳng bao lâu họ đã quay lại kinh doanh. Một thương gia Wall Street đã bảo tôi rằng khủng hoảng tài chính đã là một “gờ giảm tốc độ.”

Tất cả sự đau đớn kéo dài được cảm thấy trong tầng lớp trung lưu và dưới đáy, bởi những người Mỹ đã gánh nợ và đã mất việc làm, nhà cửa, và các khoản tiết kiệm hưu trí của họ. Nhiều trong số họ đã chẳng bao giờ được bình phục, và những người trẻ đến tuổi trưởng thành trong Đại Suy thoái chịu số phận nghèo hơn cha mẹ họ. Sự bất bình đẳng—sự thúc ép căn bản, tàn nhẫn trong đời sống Mỹ kể từ cuối những năm 1970—đã trở nên tồi hơn.

Cuộc khủng hoảng thứ hai này đã chêm một chiếc nêm sâu giữa những người Mỹ: giữa các giai cấp trên và dưới, những người Cộng hoà và những người Dân chủ, những người thành thị và nông thôn, những người bản xứ và những người nhập cư, những người Mỹ bình thường và các lãnh đạo của họ. Các mối liên kết xã hội đã dưới sự căng thẳng gia tăng trong vài thập kỷ, và bây giờ chúng bắt đầu bị xé rách. Các cải cách của những năm Obama, dẫu quan trọng như chúng là—về chăm sóc sức khoẻo, điều tiết tài chính, năng lượng xanh—đã chỉ có các tác động giảm nhẹ. Sự phục hồi dài trong thập kỷ vừa qua đã làm giàu các công ty và các nhà đầu tư, đã ru ngủ các nhà chuyên nghiệp, và đã để giai cấp lao động ở lại xa hơn phía sau. Tác động kéo dài của sự đình trệ đã làm tăng sự phân cực và làm mất tín nhiệm uy quyền, đặc biệt của chính phủ.

Cả hai đảng đã chậm để hiểu họ đã mất bao nhiêu tín nhiệm. Chính trị đang đến đã là dân tuý chủ nghĩa. Người báo hiệu của nó đã không phải là Barack Obama mà là Sarah Palin, ứng viên phó-tổng thống không sẵn sàng một cách lố bịch, người đã coi khinh sự tinh thông và đã ham mê danh tiếng. Bà đã là thánh John Baptist của Donald Trump.

Trump đã lên cầm quyền như sự bác bỏ giới quyền thế (establishment) Cộng hoà. Nhưng giai cấp chính trị bảo thủ và nhà lãnh đạo mới đã mau chóng có được một sự hiểu nhau. Dù các sự khác biệt của họ thế nào về các vấn đề như thương mại và nhập cư, họ chia sẻ một mục tiêu cơ bản: để đào mỏ các tài sản công cho lợi ích của các nhóm lợi ích tư. Các chính trị gia Cộng hoà và các nhà tài trợ, những người muốn chính phủ làm càng ít càng tốt cho lợi ích chung, đã có thể sống vui vẻ với một chế độ mà hầu như không biết cai quản chút nào, và họ đã tự biến mình thành những người hầu của Trump.

Giống một cậu bé tinh nghịch quăng diêm vào một đồng cỏ khô, Trump đã bắt đầu giết những gì còn lại của đời sống dân sự quốc gia để tế thần. Ông thậm chí đã chẳng bao giờ giả bộ là tổng thống của cả nước, mà đã kích chúng ta chống lại nhau theo chủng tộc, giới, tín ngưỡng, tư cách công dân, giáo dục, theo khu vực, và—mọi ngày của nhiệm kỳ tổng thống của ông—theo đảng chính trị. Công cụ cai quản chính của ông là nói dối. Một phần ba đất nước tự khoá mình trong một phòng gương được tin là thực tế; một phần ba tự phát điên với cố gắng để giữ vững ý tưởng về sự thật có thể nhận thức được; và một phần ba từ bỏ ngay cả việc thử.

Trump đã có được một chính phủ liên bang bị què bởi nhiều năm của sự tấn công ý thức hệ cánh hữu, sự chính trị hoá của cả hai đảng, và sự chặn tài trợ đều đặn. Ông ra tay kết liễu việc này và phá huỷ ngành dân chính chuyên nghiệp. Ông đã sa thải một số quan chức chuyên nghiệp tài năng và có kinh nghiệm nhất, đã để trống các chức vụ cốt yếu, và đã đưa những kẻ trung thành làm các chính uỷ trên những người sống sót sợ hãi, với một mục đích: để phục vụ các lợi ích riêng của ông. Thành tích lập pháp chính của ông, một trong những sự cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử, đã gửi hàng trăm tỷ dollar cho các công ty và những người giàu. Những người được hưởng lợi đã lũ lượt kéo đến các khu nghỉ dưỡng của ông và nhồi đầy túi tái tranh cử của ông. Nếu việc nói dối là công cụ của ông cho việc sử dụng quyền lực, thì tham nhũng là mục đích của ông.

Đấy là quang cảnh Mỹ mở toang cho virus: trong các thành phố phồn vinh, một tầng lớp của những người lao động bàn giấy được kết nối toàn cầu phụ thuộc vào một tầng lớp của những người lao động dịch vụ bấp bênh và vô hình; ở nông thôn, các cộng đồng suy tàn nổi loạn chống thế giới hiện đại; trên truyền thông xã hội, sự hận thù lẫn nhau và sự chưởi rủa triền miên giữa các phe khác nhau; trong nền kinh tế, ngay cả với công ăn việc làm đầy đủ, một khoảng cách lớn và tăng lên giữa vốn đắc thắng và lao động bị bao vây; ở Washington, một chính phủ trống rỗng được lãnh đạo bởi một kẻ lừa bịp và đảng bị phá sản về mặt trí tuệ của ông ta; khắp đất nước, một tâm trạng kiệt sức bất chấp đạo lý, với không tầm nhìn nào về một bản sắc hay tương lai chung.

 

NẾU ĐẠI DỊCH thực sự là một loại chiến tranh, nó là cuộc đầu tiên trên mảnh đất này trong một thế kỷ rưỡi. Sự xâm lấn và xâm chiếm làm lộ ra những đường đứt gãy của một xã hội, thổi phồng những gì không ai để ý hay được chấp nhận trong thời bình, làm rõ các sự thật thiết yếu, làm bốc mùi của sự thối rữa được chôn.

Virus lẽ ra phải thống nhất những người Mỹ để chống lại một mối đe doạ chung. Với một ban lãnh đạo khác, đã có thể. Thay vào đó, ngay cả khi nó lan từ các vùng xanh (dân chủ) sang các vùng đỏ (cộng hoà), các thái độ đã phân ra theo các đường lối đảng phái quen thuộc. Virus lẽ ra cũng đã phải là một kẻ san bằng lớn. Bạn không cần ở trong quân đội hay bị nợ nần để là một mục tiêu—bạn chỉ cần là một con người. Nhưng ngay từ đầu, các tác động của nó đã bị làm nghiêng bởi sự bất bình đẳng mà chúng ta đã chịu đựng quá lâu. Khi các xét nghiệm virus đã hầu như là không thể tìm được, những người giàu và có quan hệ—người mẫu và bà chủ TV-thực tế Heidi Klum, toàn bộ danh sách của đội bóng rổ Brooklyn Nets, các đồng minh bảo thủ của tổng thống—bằng cách nào đó đã có khả năng để được xét nghiệm, bất chấp nhiều người không có triệu chứng nào. Việc biết lõm bõm về các kết quả cá nhân đã chẳng làm gì để bảo vệ sức khoẻ công chúng. Trong khi đó, những người dân bình thường bị sốt và bị cảm lạnh đã phải xếp hàng đợi trong các hàng dài và có lẽ dễ lây nhiễm, chỉ để bị đuổi ra bởi vì họ thực sự chưa nghẹt thở. Một chuyện cười internet đã đề xuất rằng cách duy nhất để phát hiện liệu bạn có nhiễm virus hay không là để hắt hơi vào mặt một người giàu.

Khi Trump được hỏi về sự bất công rành rành này, ông đã bày tỏ sự không tán thành nhưng đã nói thêm, “Có lẽ đó đã là chuyện thường tình.” Hầu hết những người Mỹ hầu như không bày tỏ loại đặc ân này trong thời gian bình thường. Nhưng trong tuần đầu của đại dịch nó đã gây ra sự phẫn nộ, cứ như, trong một cuộc tổng động viên, những người giàu đã được phép để mua sự tránh quân dịch và tích trữ mặt nạ phòng độc. Khi sự lây nhiễm đã lan ra, các nạn nhân của nó chắc đã là những người nghèo, những người da đen, và da vàng. Sự bất bình đẳng ghê tởm của hệ thống chăm sóc sức khoẻ của chúng ta là rõ rệt trước cảnh tượng các xe tải đông lạnh [để chở xác] xếp hàng dài bên ngoài các bệnh viện công.

Bây giờ chúng ta có hai loại công việc: thiết yếu và không thiết yếu. Ai hoá ra là những người lao động thiết yếu? Hầu hết những người có việc làm lương thấp mà đòi hỏi sự hiện diện thân thể và trực tiếp đặt sức khoẻ của họ vào rủi ro: các công nhân nhà kho, những người xếp hàng lên kệ, những người mua hàng hộ các khách hàng mua trực tuyến qua ứng dụng Instacart, các lái xe giao hàng, các nhân viên chính quyền đô thị, các nhân viên bệnh viện, những người giúp việc sức khoẻ tại gia, các lái xe đường dài. Các bác sĩ và y tá là các anh hùng chiến đấu chống đại dịch, cô thâu ngân siêu thị với một lọ nước khử trùng của cô và lái xe UPS với găng tay latex của anh và đội quân cung ứng và hậu cần giữ cho các lực lượng tiền tuyến nguyên vẹn. Trong một nền kinh tế điện thoại thông minh mà che giấu toàn bộ các tầng lớp người, chúng ta đang học để biết thức ăn và hàng hoá của chúng ta đến từ đâu, ai giữ cho chúng ta sống. Một đơn đặt hàng rau cải arugula non, hữu cơ trên AmazonFresh là rẻ và nhận được qua đêm một phần là bởi vì những người trồng nó, chọn nó, gói nó, và giao nó phải tiếp tục làm việc trong khi bị bệnh. Đối với hầu hết những người lao động dịch vụ, nghỉ bệnh hoá ra là một sự xa xỉ không thể có được. Đáng hỏi nếu chúng ta sẽ chấp nhận một giá cao hơn và việc giao hàng chậm hơn sao cho họ có thể ở nhà.

Đại dịch cũng đã làm rõ ý nghĩa của những người lao động không thiết yếu. Một thí dụ là Kelly Loeffler, một thượng nghị sĩ Cộng hoà trẻ tuổi hơn từ bang Georgia, mà phẩm chất duy nhất của cô cho chiếc ghế trống được trao cho cô trong tháng Giêng là sự giàu có hết sức của cô. Chưa đầy ba tuần trong công việc, sau một cuộc giao ban riêng về virus, cô đã trở nên thậm chí giàu hơn từ việc bán tháo cổ phiếu, rồi cô đã lên án những người Dân chủ thổi phồng mối nguy hiểm và cho các cử tri của cô những sự đảm bảo sai mà rất có thể khiến họ bị giết. Những cơn bốc đồng của Loeffler trong công vụ là những cơn bốc đồng của một kẻ ăn bám nguy hiểm. Một đoàn thể chính trị mà đặt ai đó giống thế này vào chức vụ cao thì hết sức thối nát rồi.

Sự hiện thân nguyên chất nhất của chủ nghĩa hư vô chính trị không phải là bản thân Trump mà là con rể và cố vấn cao cấp của ông, Jared Kushner. Trong cuộc đời ngắn của ông, Kushner đã được thổi lên một cách gian lận cả như một meritocrat (người thăng tiến nhờ tài năng) và một nhà dân tuý. Ông đã sinh ra trong một gia đình kinh doanh bất động sản lắm tiền vào tháng Ronald Reagan bước vào Phòng Bầu dục, trong năm 1981—một thái tử của Thời đại Hoàng kim thứ hai. Bất chấp thành tích học tập xoàng của Jared, ông đã được nhận vào Harvard sau khi cha ông, Charles Kushner, đã hứa một khoản hiến tặng 2,5 triệu $ cho đại học. Người cha đã giúp cho con trai vay 10 triệu $ cho một sự bắt đầu trong doanh nghiệp gia đình, sau đó Jared đã tiếp tục sự giáo dục tinh hoa của mình tại trường luật và kinh doanh của Đại học New York, nơi cha ông đã đóng góp 3 triệu $. Jared đã hoàn trả sự ủng hộ của cha ông với sự trung thành mãnh liệt khi Charles bị kết án hai năm tù trong nhà tù liên bang năm 2005 vì việc thử giải quyết một tranh chấp pháp lý gia đình bằng việc đánh bẫy chồng của cô em ông với một gái điếm và việc ghi hình cuộc mây mưa.

Jared Kushner đã thất bại với tư cách một chủ toà nhà chọc trời và một nhà xuất bản báo, nhưng ông đã luôn luôn tìm thấy ai đó giải cứu cho ông, và sự tự-tin của ông đã chỉ tăng lên. Trong tờ American Oligarchs, Andrea Bernstein mô tả ông đã chấp nhận như thế nào quan điểm của một doanh nhân dám rủi ro, một “disruptor (kẻ tiên phong gây đảo lộn)” của nền kinh tế mới. Dưới ảnh hưởng của Rupert Murdoch người thầy đỡ đầu của ông, ông đã tìm được những cách để hợp nhất những sự theo đuổi tài chính, chính trị, và báo chí của ông lại. Ông đã biến sự xung đột lợi ích thành mô hình hinh doanh của mình.

Như thế khi bố vợ của ông trở thành tổng thống, Kushner nhanh chóng có được quyền lực trong chính quyền mà đã nâng tính nghiệp dư, gia đình trị, và tham nhũng thành các nguyên tắc cai quản. Chừng nào ông còn bận rộn với hoà bình Trung Đông, sự can thiệp vô tích sự của ông vào công việc của những người khác đã không quan trọng đối với hầu hết người Mỹ. Nhưng kể từ khi ông trở thành một cố vấn có ảnh hưởng của Trump về đại dịch coronavirus, kết quả đã là cái chết hàng loạt.

Trong tuần đầu tiên trong công việc, trong giữa tháng Ba, Kushner đã là đồng tác giả của bài phát biểu Phòng Bầu dục tồi nhất trong ký ức, đã làm gián đoạn công việc cốt yếu của các quan chức khác, có thể đã vi phạm các thủ tục an ninh, đã đùa cợt với các xung đột lợi ích và những sự vi phạm luật liên bang, và đã đưa ra các lời hứa ngu ngốc mà mau chống hoá thành tro bụi. “Chính phủ  liên bang không được thiết kế để giải quyết tất cả các vấn đề của chúng ta ,” ông đã nói, giải thích ông sẽ dùng các quan hệ buôn bán của ông với các công ty để tạo ra các trạm xét nghiệm drive-through (cho những người lái xe không cần rời xe). Chúng đã chẳng bao giờ được thực hiện. Ông đã được các lãnh đạo doanh nghiệp thuyết phục rằng Trump không được sử dụng quyền lực tổng thống để buộc ngành công nghiệp phải sản xuất các máy trợ thở—rồi cố gắng riêng của Kushner để thương lượng một thương vụ với General Motors đã thất bại. Chẳng hề mất niềm tin vào chính mình, ông đã đổ lỗi sự thiếu hụt trang thiết bị và đồ dùng cần thiết cho các thống đốc bang bất tài.

Để nhìn tay nghiệp dư nhợt nhạt, đóng bộ mảnh khảnh này lướt vào giữa một cuộc khủng hoảng làm chết người, tuôn ra thuật ngữ trường kinh doanh để che phủ thất bại nặng nề của chính quyền của bố vợ ông, là để thấy sự sụp đổ của toàn bộ cách tiếp cận đến sự cai trị. Hoá ra là các chuyên gia khoa học và các công chức khác không là các thành viên phản bội của một “nhà nước sâu (deep state)”— họ là những người lao động thiết yếu, và việc gạt họ sang bên lề để ủng hộ các lý luận gia và những kẻ nịnh hót là một mối đe doạ đối với sức khoẻ của quốc gia. Hoá ra là, các công ty “lanh lẹ” không thể chuẩn bị cho một thảm hoạ hay phân phối các hàng hoá cứu mạng—chỉ một chính phủ liên bang có đủ trình độ mới có thể làm việc đó. Hoá ra là, mọi thứ có cái giá của nó, và việc nhiều năm trời tấn công chính phủ, việc vắt nó khô và việc làm suy nhược tinh thần của nó, bắt phải chịu một cái giá nặng nề mà công chúng phải trả bằng mạng sống. Tất cả các chương trình đã không được tài trợ đều đặn, các kho dự trữ cạn kiệt, và các kế hoạch bị huỷ bỏ có nghĩa rằng chúng ta đã trở thành một quốc gia hạng nhì. Sau đó virus đã đến và đấy là sự thất bại lạ kỳ.

Cuộc chiến đấu để khắc phục đại dịch cũng phải là một cuộc chiến đấu để khôi phục sức khoẻ của đất nước chúng ta, và xây dựng nó một lần nữa hoặc sự gian khổ và nỗi đau buồn chúng ta đang chịu đựng bây giờ sẽ chẳng bao giờ được bù lại. Dưới ban lãnh đạo hiện thời của chúng ta, chẳng gì sẽ thay đổi cả. Nếu vụ 11 tháng Chín và khủng hoảng 2008 đã làm hao mòn sự tin cậy của chúng ta vào giới quyền thế chính trị cũ, cuộc khủng hoảng 2020 phải tiêu diệt ý tưởng rằng chống-chính trị là sự cứu rỗi của chúng ta. Nhưng việc chấm dứt chế độ này, việc rất cần thiết và xứng đáng, chỉ là sự bắt đầu.

Chúng ta đối mặt với một sự lựa chọn mà cuộc khủng hoảng làm rõ một cách không thể lờ đi được. Chúng ta có thể tìm nơi ẩn náu trong sự tự-cách ly, sợ hãi nhau và xa lánh nhau, để cho mối liên kết chung của chúng ta dần biến mất. Hoặc chúng ta có thể sử dụng khoảng dừng này trong cuộc sống bình thường của chúng ta để chú ý đến các nhân viên bệnh viện giơ điện thoại di động để các bệnh nhân của họ có thể nói lời từ biệt với những người người thân yêu của họ; đến hàng trăm nhân viên y tế bay từ Atlanta để giúp New York; đến các công nhân ngành hàng không vũ trụ ở Massachusetts đòi nhà máy của họ chuyển sang sản xuất máy trợ thở; đến những người Floridia xếp hàng dài bởi vì họ không thể liên hệ bằng điện thoại với văn phòng thất nhiệp rất mỏng [để xin trợ cấp]; đến dân cư Milwaukee bất chấp sự chờ đợi dằng dặc, mưa đá, và sự lây nhiễm để bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử bị các thẩm phán đảng phái ép buộc lên họ. Chúng ta có thể học từ những ngày chết chóc này rằng sự ngu đần và sự bất công gây chết người; rằng, trong một nền dân chủ, là một công dân là việc làm thiết yếu; rằng sự lựa chọn thay thế cho sự đoàn kết là cái chết. Sau khi chúng ta ra khỏi sự ẩn náu và gỡ khẩu trang của chúng ta ra, chúng ta không được quên việc phải ở một mình đã giống cái gì.

Bài báo này xuất hiện trong số báo in tháng Sáu 2020 với tiêu đề “Underlying Conditions (Tình trạng Cơ bản).”

 

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*