Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Chính phủ minh bạch / Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

Chính phủ minh bạch

Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập

Trong những nội dung cần đầu tư cho phát triển bền vững, không có gì quan trọng hơn đầu tư vào nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi trẻ em. Trong một nền kinh tế tri thức, nền tảng giáo dục rất quan trọng để tìm công việc tốt, có sức khỏe tốt, xây dựng các cộng đồng chức năng, phát triển các kỹ năng làm cha mẹ, và khi lớn lên trở thành một công dân có trách nhiệm và gắn kết với cộng đồng.

Thật vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những nhóm người man rợ và tàn bạo nhất trên thế giới, điển hình là Boko Hara ở Nigeria, đã tấn công giáo dục. Chỉ mới đây thôi giải Nobel hòa bình đã được trao cho Malala Yousafzai, thiếu niên người Pakistan bị Taliban bắn vì đã dũng cảm đấu tranh cho quyền được đi học của phụ nữ.

Vào tháng 9, khi chính phủ các nước trên thế giới thiết lập hệ thống các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), họ sẽ đều ưu tiên đặt phổ cập giáo dục cho trẻ em lên trước nhất, bên cạnh đó là tiêu diệt đói nghèo và giảm tỷ lệ tử vong gây ra bởi các căn bệnh đã có thuốc chữa trị và có thể phòng ngừa. Trong khi rất nhiều quốc gia nghèo đang gây quỹ trong nước cho giáo dục, thì cộng đồng quốc tế lại chưa hoàn thành sứ mệnh của mình. Vốn tài trợ cho giáo dục vẫn rất thấp và nhỏ lẻ.

Trước khi tiếp nhận chương trình SDGs, tại Hội nghị Tài trợ vốn cho phát triển diễn ra vào tháng 7, thế giới đã có một cơ hội gây dựng tài nguyên thực cho mục tiêu phát triển bền vững giáo dục (Education SDG). Ba hình thức đối tác chính là chính phủ, các nhà hảo tâm, và những công ty lớn được tập hợp tại Addis Ababa để đóng góp các nguồn lực nhằm giúp có các quốc gia đói nghèo có thể vực dậy giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non và trung học cơ sở. Đã đến lúc thiết lập một Quỹ Giáo dục Toàn cầu để đảm bảo rằng ngay cả những trẻ em nghèo đói nhất thế giới cũng có cơ hội đón nhận một nền giáo dục có chất lượng, ít nhất là đến bậc trung học cơ sở.

Đó là cách mà chúng ta đã chiến đấu với sốt rét, AIDS và những căn bệnh có thể dùng vắc xin. Chính phủ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Na Uy, Thụy Điển và các quốc gia khác đã cùng với Quỹ Bill và Melinda Gate, các công ty tư nhân như like Novartis, GlaxoSmithKline, Ericsson, Sumitomo Chemical và các đối tác khác để đảm bảo rằng những người nghèo nhất cũng có được vắc xin, thuốc thang và được chẩn đoán. Kết quả thu được rất đáng kể: hàng triệu sinh mạng được cứu sống, tăng trưởng kinh tế nhảy vọt.

Chúng ta phải làm điều tương tự với giáo dục. Mặc dù tiến trình phổ cập tiểu học đã được lan rộng đáng kể trong 2 thập kỷ qua, nhưng đến giờ vẫn chưa đạt một bước thay đổi đột phá trong chất lượng học tập tại bậc trung học sơ sở. Sự lan tỏa của máy vi tính, điện thoại di động và băng thông rộng tới những khu vực nghèo nhất trên thế giới có thể, và tốt hơn hết, là nên đảm bảo cho mọi trẻ em tại các quốc gia có thu nhập thấp được tiếp cận với cùng một kho thông tin mạng và những nguyên liệu học tập chất lượng như những nước thu nhập cao.

Tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cùng với tăng cường các sáng kiến trong giáo dục, giáo viên và nhân viên giáo dục giỏi, hệ thống đánh giá chất lượng học tập tốt hơn, tất cả sẽ giúp những nước thu nhập thấp và trung bình xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng cao trong vòng 15 năm tới. Thời gian tới, học sinh tại những trường học tại những vùng nông thôn nghèo đang thiếu sách, điện, giáo viên giỏi sẽ được kết nối internet nhờ pin mặt trời và băng thông rộng không dây để tiếp cận với các phương tiện học tập chất lượng, các khóa học online miễn phí và những hình thức học khác, bằng cách đó sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các nước mà tính đến thời điểm này vẫn được nhìn nhận là một việc bất khả thi.

Để hiện thực hóa điều đó, các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đã liên kết với nhau. Hiệp hội Giáo dục Toàn cầu là một liên minh toàn thế giới của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, đã hoạt động tại các nước nghèo nhất thế giới trong hơn 1 thập kỷ nay để giúp đỡ họ cải thiện chất lượng giáo dục.

Tuy Hiệp hội Giáo dục toàn cầu đã thành công lớn trong việc khuyến khích các nước nghèo huy động nguồn ngân sách của mình để mở rộng phạm vi phổ cập và nâng cao chất lượng của các chương trình giáo dục thì các nước giàu lại không thực hiện chương trình xóa nợ cho những nước nghèo đang gặp vấn đề tài chính. Hiệp hội Giáo dục Toàn cầu nên được hỗ trợ để xây dựng một Quỹ Giáo dục toàn cầu đúng nghĩa giúp cho những nước có thu nhập thấp hình thành một chiến dịch quốc gia hiệu quả và tài trợ trong nước sẽ có sự hỗ trợ từ quốc tế để đạt được mục tiêu của mình.

Tài trợ bổ sung cần thiết vẫn rất khiêm tốn. Theo UNESCO ước lượng thì “khoảng cách tài chính” hằng năm trong giáo dục tính đến bậc trung học cơ sở của những nước thu nhập thấp và trung bình kém chỉ trong khoảng 22 tỷ USD. Với bậc trung học phổ thông và hệ thống truy cập thông tin và truyền thông thì mức cần là 40 tỷ USD (chi tiết vẫn đang được tính toán). Tài trợ vẫn vô cùng cần thiết trừ khi những nước nghèo có mức tăng trưởng kinh tế đủ để tự đầu tư cho giáo dục của mình.

Khoản tài trợ 40 tỷ này có vẻ khá lớn, nhưng hãy thử xem xét: 80 người giàu nhất thế giới có giá trị tài sản ròng ước lượng khoảng 2000 tỷ USD. Nếu họ đóng góp chỉ 1% mỗi năm thì sẽ huy động được một nửa khoản tài trợ toàn cầu.

Facebook, Google, Ericsson, Hoa Vi, Samsung, Microsoft, Cisco và những ông lớn ICT khác có thể đóng góp ít nhất 10 tỷ USD một năm bằng tiền mặt và tiền hảo tâm. Vài chính phủ  có tầm nhìn sẽ đóng góp phần còn lại là 10 tỷ USD. Giống những gì diễn ra với tiêm chủng, đó là hình thức liên minh cần có để đưa các mục tiêu phát triển bền vững SDGs từ hùng biến thành hiện thực.

Điểm sáng của Quỹ Giáo dục Toàn cầu là một khi được tiến hành, nó sẽ nhanh chóng thu hút sự ủng hộ trên toàn thế giới. Chính phủ các nước Ả rập sẽ muốn trẻ em thuộc cộng đồng tiếng Ả rập được hưởng một hệ thống giáo dục nền tảng là ICT; Braxin và Bồ Đào Nha chắc chắn sẽ đóng góp nhằm đảm bảo rằng rất nhiều cộng đồng nói tiếng Bồ tại Châu Phi sẽ được hưởng chương trình cải thiện hệ thống giáo dục. Những công ty công nghệ tiên tiến sẽ sẵn sàng nhảy vào để mang các công cụ học tập đến cho trẻ em toàn thế giới. Các trường đại học ở sở tại sẽ đào tạo giáo viên và người làm giáo dục sao cho tiếp nhận công nghệ mới một cách tốt nhất.

Đây là một kịch bản tuyệt vời với SDGs, các ông lớn thông tin và truyền thông, băng thông rộng không dây, học qua mạng internet, và những nhà hảo tâm. Hội nghị tài trợ cho Phát triển kết luận rằng Quỹ Giáo dục Toàn cầu là phương án khả thi nhất cho trẻ em trên toàn thế giới, trở thành lễ tấn phong rực rỡ của Các mục tiêu phát triển bền vững.

Jeffrey D. Sachs, Project-Syndicate

Nguyễn Thủy chuyển ngữ

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*