Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Lý thuyết chính trị / CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, MỘT MÌNH
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Cảnh sát Tư tưởng CHỦ ĐỘNG DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, MỘT MÌNH

Download
Download is available until [expire_date]
  • Version
  • Download 132
  • File Size 5.43 MB
  • File Count 1
  • Create Date 18/06/2022
  • Last Updated 18/06/2022

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, MỘT MÌNH

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 59 của tủ sách SOS2,* cuốn CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, MỘT MÌNH – Tương lai của Hệ thống Cai trị Thế giới (CAPITALISM, ALONE – Future of the System That Rules the World) của Branko Milanovic do Havard University Press xuất bản năm 2019.

Đây là cuốn thứ hai của Branko Milanovic trong tủ sách này. Tất nhiên việc đọc cuốn trước Bất bình đẳng toàn cầu của ông sẽ giúp ích cho việc đọc cuốn này vì ông bàn nhiều về bất bình đẳng trong các hệ thống tư bản chủ nghĩa khác nhau.

Chủ nghĩa tư bản được tác giả hiểu rất sát với định nghĩa của Karl Marx và Max Weber: đó là hệ thống kinh tế dựa trên (a) tư liệu sản xuất (tư bản, vốn) chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân; (b) [các chủ sở hữu] vốn thuê lao động tự do về mặt pháp lý (tức là về pháp lý không có lao động cưỡng bức); (c) sự điều phối kinh tế là phân tán.

Trước đây đã có nhiều phương thức sản xuất. Hiện nay chỉ còn lại duy nhất phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa! Nói cách khác tất cả các nền kinh tế trên thế giới ngày nay đều là các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự lên của Trung Quốc và của Ấn Độ cũng như các nước Asean trong thời gian khoảng 40 năm qua đã dẫn đến quá trình tái cân bằng sức mạnh kinh tế tương đối giữa vùng này với Tây Âu và Bắc Mỹ quay lại mức tương đối của chúng trước Cách mạng Công nghiệp. Đấy là 2 diễn tiến nổi bật nhất của thế giới sau Chiến tranh Lạnh.

Tác giả đưa ra sáu đặc điểm để phân loại các chủ nghĩa tư bản khác nhau. Sáu đặc điểm này là:

  1. Phần của thu nhập vốn tăng lên trong sản phẩm ròng
  2. Sự tập trung cao của sở hữu vốn
  3. Các cá nhân nhiều vốn là những người giàu (thu nhập)
  4. Những người giàu thu nhập vốn cũng là những người giàu thu nhập lao động (tác giả sáng tác ra từ mới, homoploutia (cùng giàu), để mô tả hiện tượng này.
  5. Người giàu (hay có tiềm năng giàu) thu nhập kết hôn với nhau (sự đồng giao-homogamy hay sự ghép đôi lựa chọn -assortative mating).
  6. Tương quan cao giữa thu nhập của cha mẹ và thu nhập của con cái (sự truyền lợi thế giữa thế hệ).

Dựa vào 6 đặc điểm trên tác giả phân loại các chủ nghĩa tư bản đã tồn tại sau Cách mạng Công nghiệp đến nay như sau: (Bảng 2.1) được sao lại dưới đây với: CNTBCĐ = chủ nghĩa tư bản cổ điển; CNTBDCXH = chủ nghĩa tư bản dân chủ xã hội; CNTBTNTD = chủ nghĩa tư bản tài năng tự do; 1 là có đặc tính, 0 là không có đặc tính đó; 1* là có đặc tính đó ở chừng mực nhất định hay trong một số trường hợp.

Về tên gọi CNTBCĐ hay CNTBDCXH chắc không gây khó hiểu gì cho bạn đọc vì thuật ngữ dùng ở đây là khá quen thuộc. Tuy nhiên CNTBTNTD (TN-Tài năng-Meritocratic và TD-Tự do-Liberal) được tác giả sử dụng theo nghĩa hẹp theo cách dùng hai từ này của John Rawls (TN liên quan đến mặt phân phối và chỉ có nghĩa rằng không có ràng buộc pháp lý nào hạn chế bất kể ai để đạt được địa vị mình xứng đáng trong xã hội (tức là ai cũng có tự do tự nhiên [natural liberty] với tài năng của mình); tự do (liberal) nhắc đến mặt tính di động xã hội (tức là tự do xã hội: xã hội phải tạo điều kiện để cho mọi người sự bình đẳng cơ hội, người nghèo hay có xuất xứ không thuận lợi nếu có tài năng vẫn có thể leo lên).

* Những cuốn trước:

  1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.
  2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

……….

  1. Triệu Tử Dương, Tù nhân bí mật của Nhà nước – Nhật ký bí mật của Triệu Tử dương, NXB Dân Khí, 2019
  2. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia, NXB Dân Khí, 2019
  3. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của sự Bất công:

………

  1. Tom Hartman, Lịch sử bị Che giấu của Chính thể Đầu sỏ Mỹ: Đòi lại nền Dân chủ của Chúng ta từ Giai cấp Thống trị. NXB Dân Khí, 2021
  2. Adam Jetlesson, Công tắc Ngắt: sự Lên của Thượng Viện Hiện đại và sự làm Què nền Dân chủ Mỹ, NXB Dân Khí, 2021
  3. Kornai János, Suy ngẫm, 2021
  4. Slavoj Žižek, Đại Dịch! – Covid-19 làm lung lay thế giới, NXB Dân Khí, 2021
  5. Slavoj Žižek, Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất, NXB Dân Khí, 2021
  6. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021
  7. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021
  8. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021
  9. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022
  10. Ronald Inglehart, Sự Tiến hóa Văn hóa, NXB Dân Khí, 2022
  11. Blanko Milanovic, Bất bình đẳng Toàn cầu, NXB Dân Khí, 2022

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*