Thực thi dân quyền

Nâng cao dân trí - Chân hưng dân khí

Cải thiện dân sinh-Xây dựng dân chủ

Menu
Homepage / Chính trị thế giới / GIẤU TAY -Vạch trần cách ĐCSTQ đang định hình lại thế giới
CHỐNG BÀU CỬ NẾU MUỐN CÓ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC Giới thiệu sách: CƠ QUAN LẬP PHÁP BẰNG RÚT THĂM ROULETTE ĐỎ Đại hội 13 và ông Trọng Chúng ta đang Sống trong một Nhà nước Thất bại Sáu cụm Từ Then chốt để Xây dựng Xã hội Dân sự Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông Chiến tranh Lạnh Hôm qua Cho thấy Làm thế nào để Đánh bại Trung Quốc Hôm nay TUYÊN BỐ CHUNG TỪ ĐỐI THOẠI CHIẾN LƯỢC SONG PHƯƠNG (BSD) PHILLIPPINES-HOA KỲ  LẦN THỨ 8 Trách nhiệm đạo đức của Frankenstein CÁC NHÀ KINH TẾ CHIA SẺ SỰ LÊN ÁN CHIỀU HƯỚNG ‘QUÁI DỊ’ CỦA TRUNG QUỐC Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Con đường tới Phi Tự do Số: Ba Sự thật đau đớn về Truyền thông Xã hội Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam NỖI SỢ HÃI VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY Một Bóng ma đang Ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ Các đoạn từ một phỏng vấn với Đỗ Đạo Chánh PHAN CHAU TRINH AND A STRATEGY FOR DEMOCRATIZATION IN VIETNAM TẬP CẬN BÌNH LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT CỦA XÃ HỘI TỰ DO Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG Nhân dân Vs Công nghệ: Internet giết dân chủ thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao) LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ BA Nicos Poulantzas bàn về kinh tế chính trị, sinh thái chính trị, và chủ nghĩa xã hội dân chủ DIỄN QUÁ “TÀI” Trung tâm Đà Lạt : làm đẹp hay phá vỡ không gian kiến trúc? GÓP Ý GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? Giấc mơ Tân Uy quyền của Vương Hỗ Ninh Đừng tuân theo trước. Legacies of Phan Châu Trinh and Vaclav Havel in Democratization process of Vietnam Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh DÂN CHỦ GIÁM SÁT? Hy vọng và Tuyệt vọng Ý THỨC DÂN CHỦ – NỀN TẢNG CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ Một lần nữa về “paradigme hệ thống” Làm rõ và những bổ sung dưới ánh sáng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản chuyên quyền Trợ giúp Dân chủ 25 tuổi: Lúc lựa chọn Huyền thoại về Suy thoái Dân chủ Khủng hoảng và chuyển đổi, nhưng không suy thoái Trọng lượng của Địa Chính trị Vì sao Dân chủ làm tồi đến vậy? Giới thiệu chủ đề “Dân chủ đang suy thoái ư?” Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump Giáo dục: Liều thuốc thần của nền kinh tế Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí Dạy, học và giáo dục giả hiệu Giáo dục trong một thế giới bất ổn Đầu tư tài chính cho giáo dục phổ cập Giáo dục là vấn đề an ninh

GIẤU TAY -Vạch trần cách ĐCSTQ đang định hình lại thế giới

Download
Download is available until [expire_date]
  • Version
  • Download 4603
  • File Size 11.04 MB
  • File Count 1
  • Create Date 12/08/2020
  • Last Updated 13/08/2020

GIẤU TAY -Vạch trần cách ĐCSTQ đang định hình lại thế giới

LỜI NÓI ĐẦU
Niềm tin gây dễ chịu rằng các quyền tự do dân chủ có lịch sử ủng hộ chúng và cuối cùng sẽ chiến thắng ở mọi nơi đã luôn luôn đượm vẻ mơ tưởng. Các sự kiện thế giới của hai hay ba thập niên qua đã cho thấy rằng chúng ta không còn có thể coi những thứ này là nghiễm nhiên nữa. Các quyền con người phổ quát, các thực hành dân chủ và luật trị (rule of law) có các kẻ thù hùng mạnh, và Trung Quốc dưới Đảng Cộng sản Trung quốc được cho là kẻ thù ghê gớm nhất. Chương trình ảnh hưởng và can thiệp của Đảng được thiết kế khéo và táo bạo, và được hỗ trợ bởi các nguồn lực kinh tế khổng lồ và sức mạnh công nghệ. Chiến dịch rộng lớn để phá hoại các định chế trong các nước Tây phương và để lôi kéo các elite của chúng đã tiến tới hơn mức các lãnh tụ Đảng hi vọng rất nhiều.
Các định chế dân chủ và trật tự toàn cầu được xây dựng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai đã tỏ ra dễ vỡ hơn ta tưởng, và dễ bị tổn thương đối với các vũ khí của chiến tranh chính trị được triển khai bây giờ chống lại chúng. Đảng Cộng sản Trung quốc đang khai thác các điểm yếu của các hệ thống dân chủ nhằm để làm xói mòn chúng, và trong khi nhiều người ở Phương Tây vẫn lưỡng lự để thừa nhận điều này, các nền dân chủ cần cấp bách để trở nên kiên cường hơn nếu chúng muốn sống sót.
Mối đe doạ do ĐCSTQ gây ra tác động đến quyền của tất cả mọi người để sống mà không bị sợ hãi. Nhiều người Trung quốc sống ở Phương Tây, cùng với những người Tây Tạng, Uyghur, những người tập Pháp Luân Công và các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, là những người ở tuyến đầu của sự đàn áp của ĐCSTQ và sống trong một trạng thái sợ hãi liên tục. Các chính phủ, các tổ chức hàn lâm và các nhà điều hành doanh nghiệp sợ sự trả đũa tài chính nếu họ chịu cơn thịnh nộ của Bắc Kinh. Nỗi sợ hãi này lây nhiễm và độc hại. Nó không được bình thường hoá như cái giá các quốc gia phải trả cho sự thịnh vượng.
Mọi nền dân chủ Tây phương đều bị ảnh hưởng. Khi sự phản kháng yếu làm cho Bắc Kinh táo bạo, các chiến thuật ép buộc và hăm doạ của nó được sử dụng chống lại ngày càng nhiều người. Ngay cả đối với những người không trực tiếp cảm thấy bàn tay nặng nề của ĐCSTQ, thế giới đang thay đổi, khi các chuẩn mực độc đoán của Bắc Kinh được xuất khẩu ra khắp thế giới.
Khi các nhà xuất bản, những người làm film và các nhà quản lý nhà hát quyết định kiểm duyệt các ý kiến có thể ‘xúc phạm cảm giác của nhân dân Trung quốc’, thì tự do ngôn luận bị chối bỏ. Một tweet đơn giản làm Bắc Kinh bực tức có thể làm mất việc làm của ai đó. Khi các lãnh đạo đại học gây áp lực lên các nhà hàn lâm để bớt sự phê phán của họ đối với ĐCSTQ, hay cấm Dalai Lama đến khu đại học của họ, thì quyền tự do học thuật vị xói mòn. Khi các tổ chức Phật giáo hứa sự trung thành của chúng với Tập Cận Bình, và các gián điệp được đặt vào các giáo hội, thì quyền tự do tín ngưỡng bị đe doạ. Với hệ thống giám sát gia tăng của Bắc Kinh, kể cả những sự xâm phạm mạng và việc quay film các công dân tham gia các cuộc phản kháng hợp pháp, thì sự riêng tư cá nhân bị xâm phạm. Bản thân nền dân chủ bị tấn công khi các tổ chức liên kết với ĐCSTQ và các đại diện của Đảng mua chuộc các đại diện chính trị, và khi Bắc Kinh thâu nạp các sự vận động hành lang kinh doanh hùng mạnh để làm công việc của nó.
ĐCSTQ ảnh hưởng, can thiệp và lật đổ cái gì, như thế nào và vì sao ở Bắc Mỹ và Tây Âu (từ đây về sau gọi là Phương Tây) là chủ đề của cuốn sách này. Các hoạt động của ĐCSTQ ở Australia (được trình bày chi tiết trong cuốn Silent Invasion) và New Zealand được nhắc tới đôi khi. Nhưng quan trọng để nhớ rằng công việc của ĐCSTQ được nhắm để sắp xếp lại toàn bộ thế giới, và rằng trong khi hình thức thay đổi, kinh nghiệm của Phương Tây là rất giống kinh nghiệm của các nước khắp thế giới. Là khó để nghĩ về bất cứ quốc gia nào mà đã không được nhắm tới một cách rộng rãi, từ Samoa đến Ecuador, từ Maldives đến Botswana. Ảnh hưởng của ĐCSTQ trong Thế giới phương Nam là nhu cầu cấp bách để nghiên cứu và phơi bày chi tiết, nhưng là ngoài phạm vi của cuốn sách này.
ĐCSTQ làm việc siêng năng để thuyết phục người dân ở Trung Quốc và ở nước ngoài rằng nó nói cho toàn bộ nhân dân Trung quốc. Nó khao khát để được xem như trọng tài của mọi thứ Trung hoa, và khăng khăng rằng đối với người dân Trung quốc, dù họ ở đâu, yêu nước có nghĩa là yêu Đảng, và chỉ những người yêu Đảng là những người thực sự yêu nước. Nó cho rằng Đảng là nhân dân, và bất cứ sự phê phán nào đối với đảng Đảng vì thế là một sự tấn công chống lại nhân dân Trung quốc.
Đáng lo ngại để thấy nhiều người đến vậy ở Phương Tây rơi vào mưu mẹo này và dán nhãn những người phê phán các chính sách của ĐCSTQ là phân biệt chủng tộc hay Bài Hoa. Làm như vậy họ không bảo vệ nhân dân Trung quốc, mà làm im hay loại ra ngoài lề các tiếng nói của những người Trung quốc phản đối ĐCSTQ, và các sắc tộc thiểu số bị nó ngược đãi. Tồi nhất, họ là các tác nhân ảnh hưởng cho Đảng. Trong cuốn sách này, vì thế, chúng tôi phân biệt rõ ràng giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và nhân dân Trung quốc. Khi chúng tôi sử dụng từ ‘Trung Quốc’ chúng tôi làm vậy như sự ghi tốc ký cho thực thể chính trị bị ĐCSTQ cai trị, theo cùng cách mà người ta có thể nói, chẳng hạn, rằng ‘Canada’ đã bỏ phiếu thuận cho một nghị. quyết ở Liên Hợp Quốc.
Việc đánh đồng Đảng, quốc gia và nhân dân dẫn đến mọi loại hiểu lầm, mà đúng là cái ĐCSTQ muốn. Một hệ quả là, các cộng đồng Trung hoa hải ngoại bị một số người coi là kẻ thù, khi thực ra nhiều trong số họ là các nạn nhân trước nhất của ĐCSTQ, như chúng ta sẽ thấy. Họ là giữa những người am hiểu nhất về các hoạt động của Đảng ở nước ngoài và một số muốn tham gia vào việc giải quyết vấn đề.
Sự phân biệt giữa Đảng và nhân dân cũng quan trọng cho sự hiểu rằng sự tranh đua giữa Trung Quốc và Phương Tây không phải là một ‘sự đụng độ của các nền văn minh’, như đã được cho là. Chúng ta không đối mặt với người theo Khổng giáo ‘khác’ nào đó, mà là với một chế độ độc đoán, một đảng chính trị Leninist đầy dẫy với một uỷ ban trung ương, một bộ chính trị và một tổng bí thư được hậu thuẫn bởi các nguồn lực kinh tế, công nghệ và quân sự khổng lồ. Sự đụng độ thực sự là giữa các giá trị và các tập quán áp bức của ĐCSTQ và các quyền tự do được ghi long trọng trong Tuyên bố Phổ quát về các Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc: quyền tự do ngôn luận, hội họp, tín ngưỡng và niềm tin; quyền tự do khỏi sự ngược đãi; quyền với sự riêng tư cá nhân; và sự bảo vệ ngang nhau dưới luật. ĐCSTQ bác bỏ mỗi trong các thứ này, bằng lời nói, bằng việc làm.
Những người sống gần Trung Quốc hiểu điều này kỹ hơn hầu hết những người ở Phương Tây. Chính sự hiểu biết này đã kích động những cuộc phản kháng gần đây ở Hồng Kông, và đã dẫn tới sự tái đắc cử của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong tháng Giếng 2020. Trong một cuộc bỏ phiếu long trời lở đất, nhân dân Đài Loan đã sử dụng thùng phiếu để nói không với ĐCSTQ.
Một số người bên cánh tả, bất chấp lịch sử của họ về bảo vệ những người bị áp bức, tìm thấy các lý do để làm đui mù mình đối với bản chất của chính phủ Trung quốc dưới Tập Cận Bình. Họ đã quên chủ nghĩa toàn trị có thể chế ngự các quyền con người như thế nào. Tuy nhiên, sự lo lắng về các hoạt động của ĐCSTQ ngang các tranh giới chính trị, đặc biệt bên trong Quốc hội Hoa Kỳ nơi những người Dân chủ và Cộng hoà đã hình thành một liên minh để thách thức Bắc Kinh. Cũng thế ở châu Âu. Bất chấp các bất đồng khác của họ, những người từ cách tả và cánh hữu có thể Tái thống nhất rằng Trung Quốc dưới ĐCSTQ là một mối đe doạ nghiêm trọng không chỉ đối với các quyền con người, mà đối với chủ quyền quốc gia.
Các lý do vì sao nhiều người đến vậy ở Phương Tây coi nhẹ hay phủ nhận mối đe doạ do ĐCSTQ gây ra là một chủ đề của cuốn sách này. Một lý do tất nhiên là lợi ích tài chính. Như Upton Sinclair diễn đạt, ‘Là khó để khiến một người hiểu cái gì đó khi lương của anh ta phụ thuộc vào sự không hiểu nó của anh ta.’ Một lý do khác, nhất là trong trường hợp của ai đó bên cánh tả, là ‘whataboutism (nguỵ biện thế thì sao)’. Trung Quốc có thể làm một số thứ khó chịu, lập luận này tiếp diễn, nhưng còn Hoa Kỳ thì sao? Chiến thuật là hữu hiệu hơn với Donald Trump ở Nhà Trắng, nhưng dù sự phê phán nào ta có thể có với Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của nó, cả về mặt lịch sử và ngày nay—và chúng ta là những người phê phán mạnh—không theo bất cứ cách nào chúng làm giảm hay tha thứ cho chế độ ĐCSTQ vi phạm cực kỳ các quyền con người và sự đàn áp các quyền tự do.
Và bất chấp tất cả các lỗi của nó, Hoa Kỳ, giống các nền dân chủ khác khắp thế giới, tiếp tục có một đối lập hữu hiệu; các cuộc bầu cử làm thay đổi chính phủ; các toà án phần lớn độc lập với nhà nước; một nền báo chí đa dạng, không bị gò bó và thường hết sức phê phán chính phủ; và một xã hội dân sự phát triển mạnh có thể tổ chức chống lại các sự bất công. Trung Quốc dưới ĐCSTQ không có bất cứ cái nào trong số này. Các xu hướng độc đoán của một số chính trị gia ở các nền dân chủ Tây phương quả thực gây lo ngại, nhưng họ bị kiềm chế bởi hệ thống trong đó họ hoạt động. Rất ít kiềm chế các cơn bốc đồng độc đoán của Tập Cận Bình—bây giờ thậm chí còn ít hơn khi ông ta và các đồng minh của ông ta đã dỡ bỏ sự đồng lòng chính trị do Đảng dựng lên để ngăn chặn sự nổi lên của một lãnh tụ tối cao khác giống Mao Trạch Đông. Như thế trong khi có nhiều cái sai ở Phương Tây và các nền dân chủ nói chung, mô hình chính trị do ĐCSTQ mời chào không phải là câu trả lời.
Sự ngu dốt giải thích một số khó khăn Phương Tây đang gặp phải trong việc đối phó với mối đe doạ của ĐCSTQ, như sự thực rằng trước kia nó đã không phải đấu tranh với một kẻ thù như vậy. Trong Chiến tranh Lạnh, không nước Tây phương nào đã có một mối quan hệ kinh tế sâu với Liên Xô. Biết rõ về tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Trung Quốc, nhiều quốc gia đang thử để có hiểu biết mới hơn về đất nước này đúng lúc Bắc Kinh đang đổ tiền vào việc giúp chúng ta ‘hiểu Trung Quốc tốt hơn’. Việc nhận thông tin thẳng từ miệng ngựa có thể có vẻ là một con đường hợp lý, như chúng tôi sẽ cho thấy, đây là một sai lầm tồi tệ.

3 Comments

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*